Em xin nêu một số vấn đề về phóng sinh (thả cá) trong thời gian vừa qua để các cụ cân nhắc:
- Phóng sinh loài ngoại lai xâm hại hoặc loài có nguy cơ xâm hại gây cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú hoặc ăn loài bản địa, là vật thể trung gian truyền mầm bệnh cho loài bản địa, lai tạp với loài bản địa làm mất nguồn gen thuần chủng của loài bản địa. (Điển hình là: RÙA TAI ĐỎ, CÁ DỌN BỂ...)
- Phóng sinh không đúng môi trường sống thích hợp thì chúng sẽ không tồn tại được (VD: thả cá nước ngọt vào biển hoặc ngược lại) hay phóng sinh không đúng nơi quy định, những nơi cấm (VD: tự ý phóng sinh vào khu bảo tồn).
- Phóng sinh quá nhiều loài cá vào môi trường chật hẹp cũng có thể gây tác động xấu. Môi trường không đáp ứng được cho sự sinh trưởng và phát triển của quần đàn mới được thả và quần đàn đã tồn tại (VD: phóng sinh quá nhiều vào ao chùa: ko sinh trưởng được, thiếu oxy mà chết). Đa số phóng sinh xong, không quan tâm xem chúng sống chết thế nào.
- Phóng sinh không đúng cơ cấu thành phần loài sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. VD: thả quá nhiều cá rô phi (chuyên ăn trứng, cá con của loài khác; lễ 23 tháng Chạp, rằm, mùng 1: thả cá chép vàng, cá vàng...: ko có nhiều ý nghĩa gì về mặt sinh học, tự nhiên).
Hiện nay quan niệm về phóng sinh cũng có nhiều thay đổi, kể cả ở nhà chùa. Em lấy ví dụ: Nếu ra chợ mua cá, ốc về phóng sinh: trải qua đánh bắt, vận chuyển, bảo quản nên đã rất yếu, nếu phóng sinh đa số là không tồn tại được, chết sau khi được thả, gây ô nhiễm môi trường nước, làm hại đến các loài khác. Mặt khác cá, ốc đó vốn gốc là làm thực phẩm, mua về thì đã bớt đi phần thực phẩm cho người, không có ý nghĩa về mặt xã hội. Thả 01-2 con cá to, đời sống ngắn hoặc chết luôn sau đó thì làm sao bằng thả nhiều cá nhỏ (cá giống) để đời sống dài, lớn lên lại làm thực phẩm để người dân (đặc biệt là người nghèo) mưu sinh. Ý nghĩa công đức còn hơn nhiều lần.
Vậy phóng sinh hiện nay thì nhà chùa dạy như thế này:
- Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh, cầu siêu…).
- Phóng sinh bằng cái tâm, chẳng cần được ai biết đến, chứ đừng theo phong trào, chạy theo chữ danh, muốn cho mọi người thấy để khen ngợi, để được tiếng tăm.
- Phóng sinh là tự do, không phân biệt số lượng ít nhiều, lớn nhỏ, mắc rẻ vì chúng sinh đều bình đẳng, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác,….
- Sau khi mua con vật để phóng sinh thì thả ngay càng nhanh càng tốt để chúng trở về môi trường sống tự nhiên, tự do thoải mái.
- Khi phóng sinh cần quan tâm đến môi trường sống của nó, thả chúng về đúng môi trường sống tự nhiên của nó, không nên mua cá nước ngọt mà thả ở nước lợ, không thả vào môi trường khó sinh tồn hay làm hại các sinh vật khác…
- Nên thả phóng sinh những loài nằm trong danh mục khuyến khích thả của từng địa phương, đặc biệt là các loài thủy sản bản địa quý hiếm, các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng, mất dần trong tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, duy trì, bảo tồn giống loài và cân bằng đa dạng sinh học trong hệ sinh thái thủy vực tự nhiên.
- Trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho chúng sinh, phát nguyện kết duyên lành chu chúng sinh trước khi phóng sinh.
Em biết trên này có nhiều cụ mợ sinh hoạt trong các đạo tràng, có nhiều hoạt động phóng sinh các loài thủy sản như cá, ốc, tôm, cua... nên em xin chia sẻ Tài liệu hướng dẫn phóng sinh (các loài thủy sản) do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thủy sản ấn hành để các cụ, các mợ thực hành phóng sinh đúng cách, có trách nhiệm, tạo được nhiều công đức trong mùa Vu Lan.
Công văn hướng dẫn (8/2020) công tác tái tạo NLTS của Tổng cục Thủy sản (kèm theo tài liệu hướng dẫn quy trình thả giống, phóng sinh, tái tạo NLTS)
drive.google.com