[Funland] Phòng họp Online của các Chuyên gia mạng về mọi lĩnh vực

phi tuấn

Xe buýt
Biển số
OF-332595
Ngày cấp bằng
25/8/14
Số km
588
Động cơ
287,058 Mã lực
E thấy bản vễ mấy cụ kia úp lên thì cọc khoan nhồi dài hơn cọc cũ có một đoạn, không biết đã găm xuống tầng đá chưa.
hihi em lười tìm, nó có tiêu chuẩn về việc găm sâu vào đá gốc với CKN có quy định chiều dài tối thiểu này. Khi TK cọc KN họ phải khoan thăm dò địa chất xung quanh phạm vi này, lấy mẫu đất, đá lên thí nghiệm các chỉ tiêu cụ thể rồi mới đưa vào bài tính TK cụ ạ. còn các cq thẩm tra, thẩm định, phê duyệt nữa nên chắc ko vấn đề gì cụ ạ.
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,415 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,971 Mã lực
Tuổi
44
Việc gia cố có vấn đề, chỉ là bọc thêm 1 lớp bên tông rất nặng ra bên ngoài cái bệ trụ cũ. Lớp bê tông cũ của bệ trụ cũ và mới rất khó liên kết với nhau và không rõ họ có làm gì để nó gắn chặt với nhau được không. Đáng lẽ ra đất cát đã bị tụt mất hơn 1m thì nên đào sâu xuống rồi làm bệ trụ mới bên dưới bệ trụ cũ thì khi đó lực nó mới dồn vào bệ trụ mới, chứ làm như thế này như là đeo thêm cho cái bệ trụ cũ 1 lớp áo có chân. Rung lắc và lực đẩy của nước sẽ làm tách cái áo này và cái bệ trụ cũ ra khỏi nhau, không có tác dụng chống đỡ bớt cho bệ trụ cũ. Có khi còn làm tăng xói mòn.
IMG_20240910_152531.jpg
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,415 Mã lực
Em giải thích một chút để các cụ không đúng chuyên ngành có thể tưởng tượng được.

Ảnh dưới đây em đánh dấu cao độ đất đáy sông +10 tại bản vẽ thiết kế năm 1995. Cao độ mũi cọc là -7.

z5815160373789_c493df31df2f0aa1c2e8f01d89d8403e.jpg


Đến năm 2019, theo bản vẽ thiết kế phương án sửa chữa thì cao độ lòng sông tại trụ T7 là khoảng -1. Tức là đã mất khoảng 11 m chiều cao đất đáy sông.
Lúc này phần cọc đóng chỉ được ngàm trong đất có 6m.

Đến năm 2024, theo ảnh hưởng của lũ cũng nạn hút cát thì có lẽ phần cọc cũ đã bị xói thêm nhiều và mất khả năng chịu lực.

Toàn bộ phần trụ sẽ chịu lực bởi hệ 8 cọc khoan nhồi được bổ sung thêm năm 2019.
Câu hỏi đặt ra là:
- Khi bổ sung 8 cọc khoan nhồi đã tính toán đến trường hợp hệ cọc cũ mất khả năng chịu lực chưa.
- Quá trình thi công liên kết giữa bệ trụ cũ và phần mở rộng bệ có đảm bảo chất lượng không.
Trong chuyên môn XD gọi là cọc treo (ma sát âm) phỏng cụ, nghĩa là cọc không chịu tải cho cầu mà ngược lại nhịp cầu phải gánh tải trọng của cọc ( nếu là LK ngàm)
 
Chỉnh sửa cuối:

CTTVDKT

Xe tải
Biển số
OF-794814
Ngày cấp bằng
26/10/21
Số km
446
Động cơ
22,459 Mã lực
Tuổi
34
Nghe nói nạn cát tặc ở đấy nhiều lắm. Có thể nguyên nhân không nhỏ gây sập, trôi trụ cầu là do bọn cát tặc hút cát ở lòng sông (phía hạ lưu) dẫn đến trụ bị lỏng chân & sói lở rất mạnh.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,462
Động cơ
623,241 Mã lực
Một số cụ cố chỉ ra cái sai của TK thì đến là hài. Bao chuyên gia thẩm định các kiểu thì sao mà sai được. Sau 30 năm lòng sông nó biến đổi rồi nước cao biết đâu có cái gì trôi va mạnh thì nó sập thôi.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,971 Mã lực
Tuổi
44
Ít nhất thì bọc thêm cho cái bệ trụ cũng nên làm dày thêm về phía dưới, ôm vào phía trong, có đai thép vòng quanh để nó ôm lấy cái chân bên dưới. Và 2 cái trụ báo thì nên làm chếch chụm vào phía trong để làm trụ đỡ cho dầm cầu luôn. Chứ lồng thêm cái áo kiểu này cái bệ trụ cũ bị rỗng chân vẫn cứ tụt xuống mà cái áo bên ngoài chẳng liên quan gì cả.
IMG_20240910_161124.jpg
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,415 Mã lực
Mời các cụ đọc báo năm 2019
Mới thi công và đưa vào sử dụng chưa được một năm, nhưng trụ chống va đập cầu Phong Châu đã bị nghiêng đổ vào trụ cầu.
Theo lịch hẹn, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó trưởng ban duy tu bảo trì, Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, ông Nguyên cho biết: “Đây là trụ chống va đập cầu Phong Châu, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên đã bị nghiêng đổ. Chúng tôi cũng đã có báo cáo lên Tổng cục đường bộ để có phương án sửa chữa”.

Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ liên quan đến quá trình thi công thiết kế trụ chống va đập cầu Phong Châu thì ông Nguyên chưa cung cấp được và hẹn PV tuần sau cung cấp.

Tuy nhiên, nhiều lần PV liên hệ lại để được cung cấp hồ sơ thì ông Nguyên nói bận đi công tác và nói “cái này không có cái gì đâu” rồi tắt máy.

Link: https://www.moitruongvadothi.vn/phu-tho-tru-cau-tien-ty-nghieng-do-khi-moi-dua-vao-su-dung-a56350.html
Đứng một mình sau 1 tháng mà không vững mà sao chụi được va nhỉ, 4 trụ 4 tỷ thé là mất toi tỷ
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,415 Mã lực
Bài báo này viết kiểu dắt mũi, họ không tiếp là đúng rồi.
Giật tít là trụ cầu tiền tỉ, vào đọc là trụ chống va đập?
Cụ nhìn cái ảnh xem trụ và trụ chống va đập nó khác nhau như nào?
Mặc bài báo nói gì thì nói nhưng nhìn ảnh mà trụ chống va mà dựa như cái thang như vậy thì không còn khả năng làm việc nữa rồi
 
Biển số
OF-494468
Ngày cấp bằng
4/3/17
Số km
3,376
Động cơ
338,300 Mã lực
Ít nhất thì bọc thêm cho cái bệ trụ cũng nên làm dày thêm về phía dưới, ôm vào phía trong, có đai thép vòng quanh để nó ôm lấy cái chân bên dưới. Và 2 cái trụ báo thì nên làm chếch chụm vào phía trong để làm trụ đỡ cho dầm cầu luôn. Chứ lồng thêm cái áo kiểu này cái bệ trụ cũ bị rỗng chân vẫn cứ tụt xuống mà cái áo bên ngoài chẳng liên quan gì cả.
IMG_20240910_161124.jpg
Cụ đọc thiết kế phần kết nối giữa bệ mới và bệ cũ chưa ạ?
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,971 Mã lực
Tuổi
44
Cụ đọc thiết kế phần kết nối giữa bệ mới và bệ cũ chưa ạ?
Em chỉ có mỗi cái ảnh phía cụ nào đó đưa lên thôi cụ ạ nên em chỉ phân tích dựa vào đó thôi. Không rõ họ thiết kế và thi công việc kết nối bệ cũ và bệ mới như nào. Cụ có tài liệu thì đưa lên cho các cụ trên này xem với. Chứ nếu theo cái bản thiết kế mà em thấy ở trên, thì việc tách lớp 2 bệ đỡ cũ và mới rất dễ xảy ra.
 

camry2025

Xe tải
Biển số
OF-843041
Ngày cấp bằng
6/11/23
Số km
271
Động cơ
18,957 Mã lực
Tuổi
38
Nguyên nhân kĩ thuật cụ thể sẽ được làm rõ sau này. E thì cho rằng với tốc độ xây cao tốc gấp rút phía trong, nhu cầu khai thác cát vô cùng lớn từ phía bắc. Hàng ngày đi qua cầu Chương Dương thấy thuyền cát chạy như đi chảy hội hơn 1,2 năm nay. Mà cát này nó làm biến động địa chất khó đoán lắm, có thể sâu xa là một nguyên nhân.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,958
Động cơ
362,252 Mã lực
Tuổi
124
Thiết kế và tính toán các loại tải trọng (trong đó có tải trọng gió / wind load) đối với nhà cửa, kho tàng và các công trình kết cấu khác là công việc của các kỹ sư kết cấu và tiêu chuẩn được nhiều kỹ sư sử dụng là ASCE/SEI 7 (https://www.asce.org/publications-and-news/asce-7). Bản tạm thời của ASCE 7-22 có tại đây (https://archive.org/details/asce-7-22-minimum-design-loads-and-associated-criteria-for-buildings). Các ví dụ tính toán cụ thể theo ASCE 7-16 về tải trọng gió cho hai kiểu kho tàng chịu vận tốc gió 30 m/s (108 km/h, cấp 11 thang Beaufort) theo các mặt hứng gió (winward wall) + cuối gió (leeward wall), mặt bên (side wall), mái hứng gió (winward roof) + cuối gió (leeward roof) có tại https://www.midasstructure.com/blog/en/wind-load-warehouse-gablehip-roofhttps://www.midasstructure.com/blog/en/wind-load-warehouse-gablehip-roof-two-way.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,006
Động cơ
489,749 Mã lực
Toàn cảm tính ấy mà cụ, chứ chỉ cần với 8 cái cọc nhồi 1.2m đó mỗi cọc chịu được cứ cho là 800 tấn thì bao nhiêu ông xe tải chất cho đủ. Chưa kể mười mấy cái cọc đóng. Trụ cầu mất ổn định bởi lực xô ngang do dòng chảy chứ lực đứng thì chất toàn bộ là xe tải cũng chả sập đc.
Thực ra 8 cái cọc nhồi đó có chịu lực của cầu được đâu, vì đài cọc cũ và đài cọc mới không cùng một khối liên kết từ đầu. Nó chỉ như kiểu dán bùa.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,850
Động cơ
89,603 Mã lực
Qua topic này em mới thấy: Cơ học chất lưu thực sự là 1 môn khó, 1 chuyên ngành hẹp không dành cho số đông nhé cụ con dơi 141 cụ congthuong. Có điều kiện em mời các cụ qua Khoa Kỹ thuật thủy khí và tàu - Trường Cơ khí - Đại học Bách Khoa Hà nội!
Nhiều cụ trong topic tranh luận như đúng rồi, nhưng nên có kiến thức cơ bản về bộ môn, kinh nghiệm thực nghiệm đối chiếu với lý thuyết để tranh luận cho đỡ tốn công và có điểm kết thúc! Có lẽ em nghĩ đến giờ các phần mềm mô phỏng đủ để cho chúng ta thấy rõ hiện tượng, nhưng chắc phải nhờ đến 1 cháu sinh viên chuyên ngành thì may ra!

Cyclones vs. hurricanes vs. typhoons vs. tornadoes
  • Cyclones are massive, rotating storm systems.
  • Those that form in the tropics are called tropical cyclones.
  • Less severe tropical cyclones are called tropical depressions.
  • More severe tropical cyclones are called tropical storms.
  • The most severe tropical cyclones are called either hurricanes or typhoons depending on where they occur.
  • Tornadoes are rotating funnel clouds that only form over land, and they’re much, much smaller than hurricanes.
Vì sao hai tàu lớn lướt song song cùng phía lại đâm nhau?
https://vnexpress.net/vi-sao-hai-tau-lon-luot-song-song-cung-phia-lai-dam-nhau-1970417.html
Thực ra mục đích em tham gia ko phải để thắng trong việc tranh luận với ai đó.

Mục đích chính của em là mọi người hiểu rằng có tồn tại lực hút ra khi có gió mạnh thổi ngang.
Khi đó mọi người tự tính toán và lên phương án phòng chống từ lúc xây lắp

Gió là thứ hay bị bỏ qua khi thiết kế. Chẳng hạn lực gió đẩy ngang khi xây mấy nhà cao tầng mỏng và bơ lơ giữa đồng. Hoặc lực hút do gió thổi ngang cũng cần tính đến khi thi công mặt dựng, cách thi công, lắp đặt khung cửa vào khuôn cửa, vị trí lắp đặt, cách lắp đặt phải đảm bảo trong các tình huống. Nhiều khi vách dựng cả tỷ nhưng lắp bản mã kô đảm bảo, hoạc dùng con ốc không đủ chắc để bắt vít. Nhiều khi kính chưa vỡ mà khung đã bung rồi như ở Hạ Long.

Từ đó các cụ sẽ tránh hoặc hạn chế tối đa thiệt hại ngay từ đầu. Còn sau đó thì mới nghĩ đến chuyện hé cửa đúng sai hay như thế nào.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,850
Động cơ
89,603 Mã lực
Thiết kế và tính toán các loại tải trọng (trong đó có tải trọng gió / wind load) đối với nhà cửa, kho tàng và các công trình kết cấu khác là công việc của các kỹ sư kết cấu và tiêu chuẩn được nhiều kỹ sư sử dụng là ASCE/SEI 7 (https://www.asce.org/publications-and-news/asce-7). Bản tạm thời của ASCE 7-22 có tại đây (https://archive.org/details/asce-7-22-minimum-design-loads-and-associated-criteria-for-buildings). Các ví dụ tính toán cụ thể theo ASCE 7-16 về tải trọng gió cho hai kiểu kho tàng chịu vận tốc gió 30 m/s (108 km/h, cấp 11 thang Beaufort) theo các mặt hứng gió (winward wall) + cuối gió (leeward wall), mặt bên (side wall), mái hứng gió (winward roof) + cuối gió (leeward roof) có tại https://www.midasstructure.com/blog/en/wind-load-warehouse-gablehip-roofhttps://www.midasstructure.com/blog/en/wind-load-warehouse-gablehip-roof-two-way.
cụ có khi nào chạy xem Impulse ko nhỉ. nick quen quen.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,006
Động cơ
489,749 Mã lực
[/QUOTE]
Cụ đọc thiết kế phần kết nối giữa bệ mới và bệ cũ chưa ạ?
Cụ biết thì cụ đưa lên đi, nhưng em đoán là chẳng có liên kết gì. Nếu không có liên kết gì thì làm 8 cái cọc mới kia là vô bổ và làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các cọc cũ.
 

Vanhoatnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-745489
Ngày cấp bằng
6/10/20
Số km
528
Động cơ
68,516 Mã lực
Nhiều cụ comment về giải pháp thiết kế, cải tạo, và đưa ra ý kiến sao không thế này, sao không thế kia.
- Thực chất việc cải tạo bao giờ cũng khó hơn việc thiết kế mới, đâu phải cứ muốn đào xuống dưới bệ cũ như một cụ comment là đào được đâu, sao các cụ không nghĩ là đào xuống để thi công bệ mới ở phía dưới thì trong quá trình đào nó đã sập luôn chứ ko đợi đến bây giờ, mà họa may nó chưa sập thì việc thi công lưới thép, đổ bê tông, đầm bê tông trong cái không gian phía dưới đó với chằng chịt hệ cọc thép có sẵn nó cũng rất khó khả thi. Việc liên kết bệ cũ - bệ mở rộng chắc chắn có, còn có như thế nào thì vì chưa có thiết kế chi tiết nên ko ai dám phán bừa cả, việc này chờ cơ quan chức năng sau này công bố thôi.

- Còn cái trụ cảnh báo, bản chất nó chỉ là cái để cảnh báo chứ không phải để chịu lực, ko cần thiết phải vắt vào thân trụ như một cụ còm, vì bản thân thân trụ nó phải đảm bảo công năng của nó rồi, nhiều cầu thì cái trụ cảnh báo/trụ va tàu nó tách rời cầu chính nữa cơ các cụ ạ.

Túm lại việc cải tạo cũng qua bao cuộc họp bàn của các kỹ sư, chuyên gia để tìm ra giải pháp rồi, và có thể lúc đó nó là tối ưu nhất với công nghệ/tài chính ở thời điểm đó. Chứ có ai muốn sự cố nó xảy ra đâu ạ. Nên giờ cũng mong hạn chế tổn thất và chờ sau khi nước rút để điều tra nguyên nhân thôi ạ!
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,357
Động cơ
351,403 Mã lực
Nói chung vụ này hơi lạ, có lẽ phải chờ tìm ra nguyên nhân thật sự thì mới biết ai chịu trách nhiệm và bài học rút ra thế nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top