Nếu so với giá 1 bát phở thông thường thì cao hơn nhiều đấy, 60k/bát cao hơn cả phở bát đàn.Phở Tư lùn từ lâu em đã thấy không ngon rồi, mà không hiểu sao vẫn nhiều người ăn, giá thì cao hơn chỗ khác một chút
Nếu so với giá 1 bát phở thông thường thì cao hơn nhiều đấy, 60k/bát cao hơn cả phở bát đàn.Phở Tư lùn từ lâu em đã thấy không ngon rồi, mà không hiểu sao vẫn nhiều người ăn, giá thì cao hơn chỗ khác một chút
Cụ qua thử phở Hường ở phan kế bính xem, gần ngã 4 linh lang phan kế bính hướng đi bưởi. Em thấy ăn khá ổn đấy. 30k bát nhưng hơi ít thị, ăn bát 35 40 thì ok hơnChuẩn cụ, nhiều mỡ, mặn, nhưng đầy đặn nhiều thịt, đắt chắc vì nhiều thịt, em thì chỉ ăn sốt vang thôi vì thèm ăn sốt vang mà ở hn ít có quán phở sốt vang quá
Nhà cháu ở đối diện bên 27 htk thấy bao năm nay có bà chủ tên Lan anh tự pha nước dùng. Ngày xưa có thuê cô cháu béo đứng bán thôi, nay nó ra làm riêng. Xóm nhà cháu họ thích ăn bánh phở to thái tay nhà đó, cháu thì thích bánh nhỏ thôi. Bác nói có thêt đúng vì vị nhà này thanh hơn không thơm nồng như quán Nguyễn Khuyến cũ. Khu nhà cháu hơn chục hàng phở nổi tiếng, hàng nào cũng đông nhưng hàng đó giờ vẫn đông nhất mới lạ.Hàng này ăn cướp thương hiệu và chính là con của chủ nhà 58 Nguyễn Khuyến. Chủ quán phở thực sự thuê nhà 58 và sau khi bị cắt hợp đồng thuê đã chuyển ra gần Văn Miếu. Sau đó anh em nhà 58 nghe đâu bán nhà chia nhau thì chạy ra ngõ 14 Huỳnh Thúc Kháng, bây giờ ăn cũng chán rồi do bọn làm bếp đời đầu nó nghỉ hết. Còn chủ quán phở quán thực sự bán 1 time ở Văn Miếu thì đóng cửa chuyển vào SG nhưng nghe nói ko thành công.
Ý em là không ngon như những chỗ khác cụ ạNếu so với giá 1 bát phở thông thường thì cao hơn nhiều đấy, 60k/bát cao hơn cả phở bát đàn.
Chỉ là nhu cầu cá nhân thôi cụ, em còn đi 30km cũng chỉ để ăn bát phở. Em ăn cho cá nhân em thôi, chứ em không ăn cho xã hội nên em cũng không thể để ý quan niệm sống của xã hội cụ ạ!Cụ chịu khó thật, em thì ở chỗ nào ngon đến đâu thì ngon đi qua thì rẽ vào ăn, chứ phi hàng chục cây số đi ăn phở xong lại về thì chưa từng
Cụ nói chuẩn đấy, giờ no đủ ăn gì cũng thấy nhờ nhờ, rồi cứ muốn đi tìm lại cái ngon từ thời đói khổ, cái ngon đấy là từ hoàn cảnh mà ra chứ nào phải vì tài năng của mấy tay đầu bếp nhà quê trưng bảng gia truyền. Em cũng ăn qua hết mấy cái quán phở gia truyền liệt kê trong này cả rồi, nhận ra 1 điều là hôm nào đi ăn sáng sớm độ 6-7h thì cũng khá là ngon, nhưng hôm nào ngoài 8h mới ăn thì kiểu gì cũng là rác rưởi, nước cốt xương hết nên thẩy bột ngọt và gói hương liệu vào, em bị mẫn cảm với bột ngọt nên nhận ra ngay, cũng có hôm đi vệ sinh thấy nhân viên lúi húi pha vào nồi nước trong nhà rồi mang ra đổ vào nồi nước ngoài quán. Nên giờ cứ phở của các chuỗi lớn kiểu 24 hay ông Hùng là em chơi thôi, vào được phục vụ như thượng đế, chất lượng ổn định, vệ sinh, quan trọng là vào dặn anh bị dị ứng bột ngọt là chắc chắn có nước cốt xương chuẩn vị.Tiền điện tiền than ninh xương mười mấy tiếng cho cụ á, giờ ít nhà nó rảnh thế lắm cụ , nhiều cụ cứ phải vào mấy cái quán thất truyền ăn mày dĩ vãng đó làm gì nhỉ, có khi các cụ cầu kỳ quá chăng, chứ đầy quán khác ăn vẫn ngon, chắc là em dễ tính khoản ăn uống nên đỡ khổ
2 cân thịt, đuôi bò, fillet cộng thêm rau, hành bánh phở, vv thì cũng mất 600k cho 6 bát phở của cụ, chưa tính công. Vậy mỗi bát giá 100k, cụ chơi thế ai chơi lại.Em thì cứ phở tự nấu là chấp tất cả các thể loại phở gia truyền.
2 cân thịt và đuôi bò ninh nước dùng cho 6 bát phở hoàn toàn không dùng mỳ chính mà vẫn thơm ngọt, thịt bò tái bằng filet loại ngon nhất
Cháu thì cũng thỉnh thoảng đi sớm là ăn phở gánhView attachment 5656471 Ành 1, gắn với thời mới lớn - thanh niên- đi làm của em, khá nhiều kỷ niệm. Em về Hà Nội, vẫn cứ thèm phóng ra đây mỗi buổi sáng mùa đông.
View attachment 5656475
Ảnh 2: Kỷ niệm từ hồi còn bé tí. Giờ lâu ăn vẫn ngon, nhưng chỉ thích ăn buổi tối - lưu ý trời lạnh nhé các cụ.
View attachment 5656476
Ảnh 3: Ăn sáng ở đây thì ok, hơi khó chịu về chỗ ngồi 1 chút. Nhưng ức chế nhất là kiếm chỗ gửi xe. Gửi đc cái xe đi bộ gần 100m. Thà đi xe ôm hay taxi cho nó lành.
View attachment 5656491
Ảnh 4: Trước cứ khi nào em phải đi làm đêm, về hơi muộn. Em ha ghé đây. Ngồi ăn hơi khổ, nhưng cũng là cái thú. Cá luôn với mấy cụ, đi làm đêm, ngoài trời rét, tầm 2-3h sáng đói, sà được vào đây. Đời thấy ấm luôn. Xong no đủ, về nhà tắm nước nóng rồi ngất.
Đó với em có mấy cái chỗ này vừa đúng gu vừa nhiều kỷ niệm nhất với em về Phở ở Hà Nội.
Em làm việc tiếp đây, mời các cụ chém gió tiếp. Dám cá nếu bỏ cái bảng hiệu ra, khối cụ chém như đúng rồi, cũng dek biết là những hàng phở nào. Em thật
Bác này nhận xét chuẩn CMNR. Nếu có cuộc thi hàng phở gia truyền nào xuống ... cấp nhiều nhất thì tôi cho Hàng Phở Tư Lùn Hai Bà Trưng sẽ chiếm giải đầu luôn.Lâu lắm rồi mới tình cờ tiện đường tạt vào Phở Tư Lùn - Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trọng bụng nghĩ là sẽ được ăn bát phở úng CMN Ngay cửa là 1 bà cô đứng bán mặt sát xương trông ghê ghê, Tư Lùn đứng dựa cửa mắt vô hồen. Trong quán có được 3 khách. Thêm bà chị của Tư Lùn - vì giống và 1 nhân viên là khoảng 4 người. Bán hàng mà mặt ai cũng buồn rười rượi vô hồn. Bát tái bưng ra nước đục và chẳng có mùi vị gì, ăn nhạt nhẽo cố ăn mới hết. Tính tiền 65k cả 2 cái quẩy cho 1 bát phở gia truyền cái tên và gia truyền cái giá ko xứng đáng. Định góp ý với chủ nhưng thôi vì tầm này còn chém bậy bạ thì nhân cách cũng không còn. Qua đây nếu mạn đàm phở HN thì phải thẩm định lại những hàng gia truyền.
Ăn phở mà theo thuyết của cụ này chắc phải chờ đến ngày kia. Phở giờ cũng chỉ là một món quà sáng Không ăn bánh cuốn thì xơi phở . Còn chuyện ăn uống tao nhã thì là mẹ mình và các cô dạy kỹ rùi. Cứ thế mà triển thui... HiNgười Hanoi ăn phở như thế nào?
Người ta quá chú trọng tới việc nấu phở, mà không biết cái thuật ăn phở còn quan trọng hơn. (Fb Chung Nguyen)
... Phở, như đã biết, là món ăn của người Hoa Hạ Sông Hồng, đặc biệt là của người Hanoi. Trong ngôn ngữ hàn lâm, chúng tôi gọi nó là Ngưu Nhục Phấn hoặc Hà Phấn. Phở vốn là món ăn nặng dương - khí, nên nguyên bản không dùng để ăn sáng, chúng tôi coi nó là bữa ăn khuya, thường được dùng trong khoảng từ giờ Ất tới giờ Hợi. Phở có nhiều trường phái, nhưng nhìn chung cũng đều là từ một gốc, tức đều tuân theo Đạo cả. Người ta quá chú trọng tới việc nấu phở, mà không biết cái thuật ăn phở còn quan trọng hơn. Ăn uống tức là Lễ vậy, nên Khổng Tử rất chú trọng việc ăn uống sao cho thật tinh hoa, thực vô cầu bão mới là người quân tử. Quẻ Sơn Lôi Di của Kinh Dịch nói rằng xã nhỉ linh quy, quan ngã đoá di, hung, tức là bọn tham ăn tới mức ăn phở cho 2 phần thịt thì là loại vô liêm sỉ, trước sau cũng vỡ momlon. Người Phố Cổ không ăn uống như thế.
Phở hướng tới sự hài hoà của Kinh Dịch. Ăn Phở phải dùng 2 đũa 1 thìa, tức là hợp với Âm, Dương, Cơ, Ngẫu, tương ứng với Hà Đồ, người xưa lấy đũa gắp phở bỏ vào thìa, là âm với dương hợp với nhau, thì thành Thái Cực, sinh ra vạn vật. Các đồ ăn kèm của Phở có 5 thứ, hành hoa, ớt tươi, quẩy, trà mạn và giấm tỏi, ứng với Ngũ Hành và cả ngũ quan nữa. Thánh Nhân quan niệm mắt là hành Mộc, tai là hành Thuỷ, mũi là hành Kim, miệng là hành Thổ còn lưỡi là hành Hoả, nên 5 món kia sẽ tương ứng tác động, kích thích tới 5 giác quan để tạo cái sự thống khoái tột đỉnh khi húp phở.
Tay phải cầm đũa, xuôi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, tay trái cầm thìa, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, miệng ở trung tâm, tức là thử Tứ Phương ứng hồ Trung, người Hoa Hạ dứt khoát phải ăn uống như vậy. Đũa thìa không thể dùng đồ kim khí, thìa bắt buộc phải bằng sứ, cạnh được chuốt tròn, còn đũa phải dùng bằng đũa tre. Thi Kinh có câu Chiêm bỉ Kỳ úc, lục trúc y y, là muốn khen ngợi tre trúc mang cái đức của người quân tử, thế nên đũa chỉ được phép làm bằng tre, không được dùng thứ khác.
Hành hoa cắt rễ và lá, dài đúng 1 tấc, số lượng cho vào bát phở cũng phải có nguyên tắc, nam thì dùng số lẻ (1, 3, 5 cọng), nữ thì dùng số chẵn (2, 4, 6 cọng). Ớt bắt buộc phải dùng ớt tươi, dùng tương ớt là thói của man di. Nhiều người không biết cách cắt ớt, nên cắt từ đầu nhọn là sai, phải cắt cuống ớt trước, bóp từ đầu nhọn tuốt một phát là ra toàn bộ hạt, rồi mới đem thái lát mới đúng kiểu và không bị sót hạt. Giấm tỏi phải được đựng trong thố bằng sứ, tốt nhất là sứ Thanh Hoa vẽ hình Tùng Hạc Diên Niên hoặc Lý Ngư Vọng Nguyệt. Quẩy phải được nặn bằng bột mì trồng ở đất Lỗ, rán bằng dầu lạc thu hoạch vào tháng 5 Âm lịch. Trà mạn phải là trà Tân Cương, xao tay bởi trinh nữ, pha bằng nước sương sớm đun sôi, rót vào chén Kiến Diêu nung củi, khi đưa lên nắng men phải toả đủ 5 sắc, không thể khác được.
Người Phố Cổ xỉa rằng không dùng trò che tay, nghệ thuật xỉa rằng đúng kiểu là xỉa sạch nhưng môi vẫn mím không để lộ răng, hơn nữa ngay trong quá trình ăn cũng phải chú ý, không được để dính các thứ vào kẽ răng hàm. Giấy lau miệng phải bằng giấy chỉ Tuyên Thành, tuy nhiên lau xong vẫn phải rửa lại bằng xà phòng thơm. Khi ăn phải nhai 3 lần mới được nuốt 1 lần, 5 lần nuốt mới được uống trà 1 lần, tức tương ứng với rythmn nhạc trong khúc Thiều của Thuấn.
Cái tinh hoa của người Phố Cổ không phải tự nhiên mà có, nó là cái sự tích luỹ, truyền đời cả nghìn năm vậy. Cổ phố nhân giả, bất khả bất Lễ dã, nay xin được giở lại cảo thơm, thiên niên chi lục, ngõ hầu chép lại mọi sự theo đúng Lễ của người xưa, không dám thêm bớt, cốt để hậu nhân học theo mà giữ được cái phong hoá của Hoa Hạ. Ăn bát phở, là ăn cả cái tinh tuý của Hanoi, coi thường nó, cũng như coi thường tinh hoa của Thăng Long nghìn năm văn hiến vậy./.
Cụ cho ảnh minh họa chứ nói không thế kia...Thích Phở cq hơn