[Funland] Phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn suýt thành lịch sử, lại nhớ đến Đàn Xã tắc...

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Vụ Đàn Xã Tắc coi như tạm chìm xuồng, ko có thêm thông tin gì mới mẻ, cầu sẽ được xây và Đàn cũng được ...... phá!

nay trích thêm một bài báo nữa, nhưng liên quan đến những người lãnh đạo có tâm, có kiến thức, có tầm nhìn...

Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng, nhận xét: “Hồ Nghinh là nhà lãnh đạo có công đầu trong việc bảo tồn hai di sản văn hóa thế giới ngày nay là đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn”.

Hội An suýt bị san bằng

Phố cổ Hội An vốn là một thương cảng sầm uất, phát triển thịnh vượng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Hội An trở thành nơi giao thương, trao đổi hàng hóa và cả văn hóa với bên ngoài. Nó có những giá trị nổi bật toàn cầu và sự trộn lẫn trác tuyệt của văn hóa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa. Chính vì vậy, năm 1999 phố cổ Hội An đã được công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

Sau chiến tranh, Hội An gặp biến cố lớn với lệnh kiên quyết loại trừ di hại của văn hóa nô dịch để phát triển văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. **** bộ, chính quyền Hội An đẩy mạnh phong trào đập cũ xây mới “đàng hoàng, to đẹp hơn”. Trong đó có việc đập phá các đền, chùa, miếu, am thờ. Nhiệm vụ này được Thường vụ Thị ủy giao cho các ngành, đoàn thể tham gia và lực lượng chủ công là an ninh. Phường Minh An, nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc đền chùa, miếu mạo được chọn làm thí điểm.



Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thể thao Hội An, nhớ lại: “Sau giải phóng, nhiều người cho rằng các di tích đền chùa, miếu mạo là nơi mê tín dị đoan. Nhiều người đồng thuận và lên danh sách các chùa như Khổng Miếu, chùa Phúc Kiến, chùa Ông Bổn… để chuẩn bị đập phá. Với lý do đây là nơi thờ cúng, chiêm bái mang tính mê tín dị đoan”. Theo ông Phùng, đó là một thời kỳ nhận thức còn nông cạn, chưa tính hết được hậu quả.

Nhưng ông Hồ Nghinh cùng Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đã kịp thời can dự, quyết liệt không cho đập phá Hội An.

Ông Hà Phước Mai, nguyên cán bộ TP Hội An, cho hay: “Một buổi chiều năm 1976, trước trụ sở UBMTTQ Việt Nam TP Hội An. Hơn 500 người với búa tạ, xà beng, cuốc… phát động ra quân bài trừ mê tín dị đoan với từng nhóm, đội có cán bộ an ninh phụ trách. Tất cả chuẩn bị đến từng mái đình, ngôi chùa, đền miếu để phá hủy cái gọi là nơi gieo rắc mê tín dị đoan. Họ cho rằng cách mạng là phải phá cũ, đổi mới. Mọi người hô to hai chữ: “Quyết tâm””.

Lúc này, ông Hồ Nghinh cũng vừa đến, ông hỏi ngay: “Các anh định làm cách mạng văn hóa đó à?”. Mọi người im lặng. Ông Nghinh từ từ nói: “Các anh nên nhớ rằng chỉ vài tháng sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đã ra sắc lệnh bảo toàn di tích trên toàn cõi Việt Nam. Bác yêu cầu phải giữ gìn nguyên vẹn đình chùa, miếu mạo, các sách vở văn tự của cha ông để lại. Các anh huy động hàng trăm người với khí thế hừng hực thế kia, họ chỉ đập phá vài ngày thôi thì còn gì Hội An nữa. Làm như thế là bắt chước cách mạng văn hóa bên Tàu”.

Ông Hồ Nghinh tiên đoán: “Các anh biết không, sau này đất nước phát triển, mở cửa giao thương với thế giới, khách du lịch nước ngoài đến đây thì các đình chùa, miếu mạo và các cổ tích, nhà xưa kia sẽ lạ lẫm, hấp dẫn đối với du khách. Đó là nguồn sinh lợi cho dân Hội An đấy”.

“Kết thúc buổi nói chuyện mọi người ngộ ra sai lầm. Ông Hồ Nghinh đã cứu Hội An thoát khỏi mối nguy trong gang tấc. Vì nếu ông chậm chân một ngày thôi thì Hội An đã bị hàng trăm người đập phá tan tành” - ông Hà Phước Mai cho hay.



Đòi đập chùa Ông Bổn

Người Hội An có câu “Thượng chùa Cầu, hạ Ông Bổn” nhằm diễn tả sự gắn kết không thể tách rời của hai di tích này. Chùa Ông Bổn là hội quán bang Triều Châu của người Hoa. Năm 1979, Trung Quốc xua quân xâm phạm biên giới nước ta. Quần chúng thị xã Hội An mít-tinh và đưa ra chương trình cùng cả nước đánh thắng quân bành trướng Bắc Kinh. Phụ nữ Hội An ký tên đòi đập phá tượng Mã Viện (tượng này được dựng trong chùa Ông Bổn. Mã Viện là người đưa quân xâm lược nước ta mở đầu cho 500 năm nô lệ phương Bắc - PV) và đóng cửa ngôi chùa này. Vì đây là tổ tiên của quân bành trướng Bắc Kinh. Mã Viện lại là người có tội lớn với dân tộc ta nên không có lý do gì phải thờ ở Hội An.

“Đơn đập phá chùa, tượng Mã Viện được hàng ngàn hội viên phụ nữ đồng thuận. Phụ nữ Hội An đồng loạt ký tên và mang đến Văn phòng Thị ủy Hội An” - ông Hà Phước Mai nhớ lại.

Một lần nữa phố cổ lại đứng trước nguy cơ bị phá. Buổi sáng Thị ủy Hội An gửi công văn cho ông Bí thư Hồ Nghinh, chiều đã thấy ông có mặt. Đứng trước hàng ngàn người, ông Nghinh khuyên ngăn: “Đình, chùa là chốn tâm linh, nhân dân đã tự tay xây dựng để chiêm bái hằng năm. Hơn nữa đây là hội quán của bà con người Hoa. Trung Quốc đang làm điều phi nghĩa, mang quân xâm lược nước ta, hơn lúc nào hết ta phải tranh thủ bà con người Hoa đứng về phía chính nghĩa của ta. Chùa Ông Bổn không chỉ thờ Mã Viện mà còn là nơi thờ các phúc thần khác. Theo tôi, ta vận động bà con cất bài vị Mã Viện đi thôi. Sau đó thì hàng ngàn người dân Hội An đã trấn tĩnh lại và không còn quyết tâm phá bằng được ngôi chùa này”.

Chính nhờ sự can thiệp kịp thời ấy mà Hội An còn giữ được đến tận ngày nay. Lời tiên đoán của ông Hồ Nghinh về việc Hội An sẽ tấp nập đón du khách và “hái” tiền cho tỉnh Quảng Nam cũng trở thành sự thật. Sự minh triết của ông Hồ Nghinh đã cứu nguy cho Hội An đến hai lần.

Mỹ Sơn “thoát nạn” chìm dưới lòng hồ

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm. Đây từng là khu đất Ấn giáo linh thiêng với hơn 70 đền tháp xây dựng từ giữa thế kỷ 7-13. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô và xây dựng các đền tháp để thờ các vị thần.

Một lần nữa, người cứu thánh địa Mỹ Sơn không ai khác ngoài ông Hồ Nghinh. Ông Nghinh quê vốn ở xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên), thánh địa Mỹ Sơn cũng nằm tại huyện này.

Cuối thập niên 1970 đầu 1980, nhiều vùng đất ở Quảng Nam không thể sản xuất. Năng suất lương thực thấp, đời sống khốn khó. Để thoát khỏi đói nghèo phải làm thủy lợi. Xây hồ, đắp đập là nhiệm vụ tối ưu. Huyện ủy Duy Xuyên tổ chức họp để triển khai dự án chặn dòng và xây dựng hồ chứa nước tại Khe Thẻ. Nếu Huyện ủy Duy Xuyên cho phép xây dựng đập Khe Thẻ thì toàn bộ thánh địa Mỹ Sơn sẽ chìm dưới lòng hồ. Lãnh đạo huyện chia ra làm hai phe: phe đồng ý và phe phản bác.

Phe phản bác không phải vì tiên lượng được sau này thánh địa Mỹ Sơn sẽ là di sản văn hóa của thế giới. Mà phản bác vì “không muốn xóa đi một chứng tích tội ác chiến tranh”, do một số đền tháp tại Mỹ Sơn bị bom đạn tàn phá. Phe “đồng ý” lại nhất nhất yêu cầu phải xây đập Khe Thẻ để hỗ trợ cung cấp nước cho đập Vĩnh Trinh, Thạch Bàn. Sau đó thì phe “đồng ý” thắng thế. Mỹ Sơn đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Vừa hay tin, ông Hồ Nghinh đã trực tiếp về quê để cứu lấy Mỹ Sơn.

Theo ông Đoàn Văn Lộc, nguyên Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, thì: “Khi đưa ra dự án xây hồ, anh Nghinh đã quyết liệt phản đối. Anh ấy nghiên cứu rất kỹ dự án và gạt ngay dự định ngăn đập Khe Thẻ của lãnh đạo huyện. Nếu anh Nghinh không có tầm nhìn xa mà đồng ý ngay thì hiện nay thánh địa Mỹ Sơn đã chìm dưới lòng hồ. Quảng Nam sẽ không còn di sản thế giới này nữa”.

Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam, cũng cho biết: “Ông Hồ Nghinh đóng vai trò rất quan trọng đối với Hội An và Mỹ Sơn. Nếu không có sự sáng suốt của ông thì Quảng Nam sẽ không có hai di tích mang tầm di sản văn hóa thế giới như ngày nay”.

Quảng Nam đang bước vào thời gian nước rút chuẩn bị cho Lễ hội “Festival di sản lần thứ 5” mang tầm quốc tế. Một tỉnh nhỏ bé như Quảng Nam lại có đến hai di sản thế giới thì trên Trái đất này ắt chỉ có một. Trên thế giới cũng không có người nào tới hai lần ra tay cứu lấy hai di sản văn hóa của thế giới như Hồ Nghinh.

Đọc xong mà thấy thương cho Đàn Xã Tắc......, chìm xuồng rất bài bản

Lãnh đạo ngày xưa nó như thế này



PS: Đố các bạn trên ảnh là những ai?

.
.
.
.
.
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Làm sao lại so sánh Hội An và Mỹ Sơn với Đàn xã tắc đc.
Cụ chủ có tình yêu với Đàn xã tắc quá nên bị ảo tưởng!
Hè hè...

vào cái thời mà Hội An và Mỹ Sơn sắp lên thớt thì ko biết nó đã là di sản hay chưa, có du lịch hay ko? có đc như ngày nay hay không? còn về tầm quan trọng thì cụ tự biết nhé!
 

tutamtichduc

Xe buýt
Biển số
OF-23510
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
877
Động cơ
501,010 Mã lực
Làm sao lại so sánh Hội An và Mỹ Sơn với Đàn xã tắc đc.
Cụ chủ có tình yêu với Đàn xã tắc quá nên bị ảo tưởng!
Đồng ý vs cụ. Đàn xã tắc ở VN đã từng có rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất là cái Thăng Long ở Xã Đàn và ở cố Đô. Tuy nhiên cả 2 cái đều đã ko còn j. Bản thân chỗ xã đàn cũng chỉ biết là ở khu vực ấy, vì nó rất rộng, giờ cắm 1 cục đá gọi là kỷ niệm thôi chứ nó cũng ko còn hình thù j nữa rồi.

Về giá trị tâm linh thì e nghĩ nó đã hoang tàn nhiều năm và có nhiều đàn xã tắc cũng đã thành cát bụi giống nó. Nên nếu nói nó ảnh hưởng j đến vận mệnh hay long mạch chắc khó.

Về giá trị du lịch: chả có j :)
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Đồng ý vs cụ. Đàn xã tắc ở VN đã từng có rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất là cái Thăng Long ở Xã Đàn và ở cố Đô. Tuy nhiên cả 2 cái đều đã ko còn j. Bản thân chỗ xã đàn cũng chỉ biết là ở khu vực ấy, vì nó rất rộng, giờ cắm 1 cục đá gọi là kỷ niệm thôi chứ nó cũng ko còn hình thù j nữa rồi.

Về giá trị tâm linh thì e nghĩ nó đã hoang tàn nhiều năm và có nhiều đàn xã tắc cũng đã thành cát bụi giống nó. Nên nếu nói nó ảnh hưởng j đến vận mệnh hay long mạch chắc khó.

Về giá trị du lịch: chả có j :)
Hehehe..

Em xin phép gạt phắt những thứ Long mạch hay vận mệnh cuốc ra chỉ nằm ở một khu con con như thế

Còn cứ cái gì chưa biết hoặc biết ít rồi thì nói nó vô giá trị thì em xin thua!
 

tutamtichduc

Xe buýt
Biển số
OF-23510
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
877
Động cơ
501,010 Mã lực
E thật e ko biết, e nói quan điểm e. Cụ biết nó có giá trị ntn thì nói e nghe :)
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
E thật e ko biết, e nói quan điểm e. Cụ biết nó có giá trị ntn thì nói e nghe :)
Hầu cụ!

Trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đều đã trải qua những bài học cay đắng về việc đánh đổi di sản để lấy lợi ích trước mắt. Ví dụ như thành Roma khi xây dựng 2 tuyến tàu điện ngầm A và B vào đầu thế kỷ trước đã cày nát di sản hàng ngàn năm lịch sử dưới lòng đất, lại phá sập một phần đấu trường Colosseum, vốn đã đứng sừng sững trong hai ngàn năm. Người dân Roma cũng như du khách vĩnh viễn mất đi cơ hội chiêm ngưỡng nhiều di vật của kinh thành cổ kính này.

Trong trường hợp đập Tam Hiệp của Trung Quốc, sự mất mát còn cay đắng hơn, do những di tích giờ đây đã nằm dưới biển nước trước nay mới chỉ được nghiên cứu sơ sài và người Trung Quốc vĩnh viễn không còn cơ hội biết được họ đã đánh mất những gì trong di sản hàng ngàn năm. Hai câu chuyện cho thấy thứ nhất chúng ta cần phải bảo tồn những gì đã biết, và thứ hai càng phải bảo tồn những gì chúng ta chưa biết.

Để có một đánh giá khách quan và chính xác về di chỉ Đàn Xã Tắc, chúng ta cần có những ý kiến đóng góp với chuyên môn sâu rộng của các chuyên gia, sự nỗ lực và đầu tư tìm hiểu cộng với thái độ, đạo đức công tâm thay vì một vài ý kiến chủ quan đơn lẻ của một vài cá nhân.

Đàn Xã Tắc là một trong những công trình quan trọng bậc nhất của quốc gia, là nơi cầu đảo cho quốc thái dân an của các vương triều Việt Nam. Hàng năm các vị Hoàng đế hai lần chủ tế ở đây để tế hai vị thần “Xã” (Thần Đất) và thần “Tắc” (Thần Ngũ cốc) mong mùa màng tốt tươi, người dân sung túc. Dưới triều Nguyễn nhà vua chọn ngày cúng thần Đất thần Lúa trước để mở đầu cho các nhà dân tự cúng lệ tại đất đai nhà mình (báo Kiến Thức, đường dẫn http://kienthuc.net.vn/di-san/201305/He-lo-nhung-an-y-linh-thieng-trong-le-te-dan-Xa-Tac-905444/). Thứ nhất Đàn Xã Tắc thể hiện quan niệm trọng nông, thứ hai thể hiện quan niệm lấy dân làm gốc của các vương triều, ý rằng mùa màng có tốt đẹp, người dân no đủ thì quốc gia mới sinh tồn. Thế nên trong các ngôn từ được sử dung từ các văn bản hành chính đến thơ ca xuyên suốt lịch sử, hai từ “Xã Tắc” đã trở thành đồng nghĩa với “Quốc Gia, Sơn Hà”. Trong bài báo trên VnExpress ngày 16 tháng 11 năm 2006 (đường dẫn http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2006/11/3b9f0667/), sử gia Lê Văn Lan đã nói: giữ gìn Đàn Xã Tắc chính là gìn giữ Sơn Hà Xã Tắc. Và Xã Tắc thuộc về toàn thể dân tộc, chứ không thuộc về bất kể một vài cá nhân, một vài đơn vị hay một địa phương nào.

Trong quần thể kiến trúc kinh thành, Đàn Xã Tắc là một bộ phận quan trọng thuộc hàng bậc nhất. Đây là một trong những công trình được quy hoạch đầu tiên khi vua Gia Long xây dựng lại Huế và khi đắp đàn ở Huế đã cất công thu thập đất ở mọi miền đất nước. Trong suốt gần 1000 năm, từ thời sơ khai của chốn đế đô Thăng Long đến khi kinh thành này tàn tạ và nhiều phần bị triều Nguyễn tháo dỡ, bỏ quên, Đàn Xã Tắc đã sống trọn trong tâm thức của người dân xứ Tràng An như ký ức về một thời quốc đô kỳ vĩ. Đến nay, tuy Đàn đã không còn, nhưng người dân Hà Nội nói chung và người dân cả nước nói riêng vẫn ý thức được rằng di chỉ của Đàn vẫn nằm đâu đó dưới lòng đất của địa danh được người xưa chọn gọi là “Xã Đàn”. Việc bảo tồn Đàn Xã Tắc đáng lẽ ra phải là một phần của công tác bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long. Nếu chỉ bảo tồn thành quách cung điện mà không bảo tồn Đàn thì chẳng khác nào đánh trống bỏ dùi.

Các nước từng chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa gồm Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản đều có tế Xã Tắc trong thời kỳ trung đại. Tuy nhiên hiện nay chỉ có Việt Nam là nước duy nhất còn duy trì lễ tế Xã Tắc thường niên. Tiến sĩ Toshihiko Shine của trường đại học Kyoto khi dự lễ tế Xã Tắc ở Huế đã rất ấn tượng và bày tỏ muốn người dân nước ông được thấy đại lễ cổ xưa này. Ông chia sẻ ở Nhật Bản rất đáng tiếc lễ tế Xã Tắc đã không còn nữa (báo tinmoi ngày 9 tháng 3 năm 2012, đường dẫn http://www.tinmoi.vn/tai-hien-le-te-xa-tac-thoi-nguyen-01801238.html). Có thể thấy Tế Xã Tắc không chỉ là bảo vật văn hóa của Việt Nam mà nó còn mang tầm quan trọng lớn lao đối với các nước đồng văn ở Á Đông. Các nước bạn muốn khôi phục lễ tế sẽ phải tham khảo Việt Nam và nguồn tư liệu vật thể quan trọng nhất sẽ là di chỉ Xã Đàn còn lại tại Hà Nội và Huế , nơi đại lễ cử hành từ khi nó được khởi dựng đến khi thời đại các vua chúa cáo chung.
 

boy_spott

Xe container
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
5,803
Động cơ
1,851,904 Mã lực
Tuổi
48
Cụ chủ cũng chỉ hóng thôi
 

tutamtichduc

Xe buýt
Biển số
OF-23510
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
877
Động cơ
501,010 Mã lực
Sau khi đọc xong e vẫn giữ nguyên quan điểm.
Phần đầu họ đưa ra 2 ví dụ rất khập khiễng nếu so với của ta. Nếu bây giờ bảo đập Mỹ Sơn và Hội An đi để xây cầu vượt hay xây kđt mới thì e phản đối đầu tiên.

Phần còn lại của bài viết tự nó cũng khẳng định là có nhiều đàn xã tắc và nó đã thành tro bụi hết rồi. Đàn xã tắc là 1 vị trí quan trọng của hoàng thành Thăng Long. Chỉ là 1 vị trí quan trọng thôi. Cả hoàng thành cũng thành cát bụi mất rồi. Em thật nếu cái đàn xã tắc còn nguyên hình nguyên dạng như Quốc tử giám thì ko ai có thể động đến mảy may của nó. Nhưng riêng đàn xã tắc Thăng Long chính nó cũng mãi mãi trường tồn với cái tên Xã Đàn rồi !

Vấn đề là nó đã thành cát bụi, và đang nằm dưới móng nhà, lòng đường mấy trăm năm rồi. Bây giờ hiệu quả cái nào tốt hơn cho đất nước, cho Hà Nội tự cân nhắc được ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Sau khi đọc xong e vẫn giữ nguyên quan điểm.
Phần đầu họ đưa ra 2 ví dụ rất khập khiễng nếu so với của ta. Nếu bây giờ bảo đập Mỹ Sơn và Hội An đi để xây cầu vượt hay xây kđt mới thì e phản đối đầu tiên.

Phần còn lại của bài viết tự nó cũng khẳng định là có nhiều đàn xã tắc và nó đã thành tro bụi hết rồi. Đàn xã tắc là 1 vị trí quan trọng của hoàng thành Thăng Long. Chỉ là 1 vị trí quan trọng thôi. Cả hoàng thành cũng thành cát bụi mất rồi. Em thật nếu cái đàn xã tắc còn nguyên hình nguyên dạng như Quốc tử giám thì ko ai có thể động đến mảy may của nó.

Vấn đề là nó đã thành cát bụi, và đang nằm dưới móng nhà, lòng đường mấy trăm năm rồi. Bây giờ hiệu quả cái nào tốt hơn cho đất nước, cho Hà Nội tự cân nhắc được ngay.
Cứ chưa đc khai quật toàn bộ, cứ nằm dưới móng nhà là coi như cát bụi hết hả cụ?

Cụ hãy nhớ là nó đã hy sinh để cho cái đường Kim Liên mới đấy ạ

Mới chỉ khai quật một phần của cát bụi đơi ạ:




ai đơi?
















 

tutamtichduc

Xe buýt
Biển số
OF-23510
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
877
Động cơ
501,010 Mã lực
E xin bổ sung thêm.
Nếu nói về độ gần gũi về niên đại thì đàn Nam giao trong Huế của nhà Nguyễn còn gần hơn. Nếu muốn nghiên cứu bảo tồn vào đó châm cứu có hơn chăng?

Đâu phải nó hy sinh để làm đường KL mới đâu cụ? Chỗ đó trước dân ở mà :)) nó đâu có hy sinh j đâu ạ :)
Theo cụ cái đàn tế thì nó ntn?

Nó là 1 cái địa điểm mà ở đó đặt 1 cái đài để làm lễ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

tutamtichduc

Xe buýt
Biển số
OF-23510
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
877
Động cơ
501,010 Mã lực
Bây h e ko nói vs cụ về cát bụi nữa ...
E nói về luận điểm mà bài viết kia so sánh ta với đấu trường của Ý và di tích của Tầu. 1 đằng cả thế giới biết và nó còn nguyên hình dạng, và là điểm du lịch nổi tiếng.

Giờ cụ so sánh xem với thực tế ở Vnam có mấy cái đàn đều nát cả, ( ko có 1 tí giá trị về kinh tế cũng như tâm linh ) trong khi thực tế nhu cầu giao thông hiện nay ở HN thì cái đàn đó có nghiêm trọng đến như báo nói ko?
 
Chỉnh sửa cuối:

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
E xin bổ sung thêm.
Nếu nói về độ gần gũi về niên đại thì đàn Nam giao trong Huế của nhà Nguyễn còn gần hơn. Nếu muốn nghiên cứu bảo tồn vào đó châm cứu có hơn chăng?

Đâu phải nó hy sinh để làm đường KL mới đâu cụ? Chỗ đó trước dân ở mà :)) nó đâu có hy sinh j đâu ạ :)
Theo cụ cái đàn tế thì nó ntn?

Nó là 1 cái địa điểm mà ở đó đặt 1 cái đài để làm lễ :)
Nó đang đc khai quật thì bị dừng lại, rồi bị lấp đi để nhường tiến độ cho con đường KL mới, và vì bị lấp đi mà bao nhiêu hảo hán vẫn cứ bô bô là cát bụi!

Nó mà khai quật hết cũng phải cỡ cái đấu trường của Ý
 

tutamtichduc

Xe buýt
Biển số
OF-23510
Ngày cấp bằng
4/11/08
Số km
877
Động cơ
501,010 Mã lực
Cụ đừng nói kiểu mỉa mai hảo hán hay ko cụ ạ :) cụ có ý của cụ e có ý của em.

Đúng là nó rộng như đấu trường đấy, nhưng là bãi đất không, chỉ có 1 điểm dựng lên 1 cái đàn để làm lễ. Hình dung thế là thấy nó khác với cái đấu trường còn nguyên vẹn.
E nói rồi, nếu nó còn nguyên thì ko ai động vào nó, như Quốc tử giám ý :)

Thôi chào cụ e đi ngủ !
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Cụ đừng nói kiểu mỉa mai hảo hán hay ko cụ ạ :) cụ có ý của cụ e có ý của em.

Đúng là nó rộng như đấu trường đấy, nhưng là bãi đất không, chỉ có 1 điểm dựng lên 1 cái đàn để làm lễ. Hình dung thế là thấy nó khác với cái đấu trường còn nguyên vẹn.
E nói rồi, nếu nó còn nguyên thì ko ai động vào nó, như Quốc tử giám ý :)

Thôi chào cụ e đi ngủ !
Chết...

Quả thực tính em trực tính nóng nảy, nhưng kiến thức cũng chẳng siêu sao gì cho cam mà dám mỉa mai bất kỳ ai, cụ hiểu nhầm ý em rồi, em nói fun một chút thôi

Chúc cụ ngủ ngon!
 

Pham Pham

Xe tải
Biển số
OF-195490
Ngày cấp bằng
24/5/13
Số km
377
Động cơ
329,170 Mã lực
Nó đang đc khai quật thì bị dừng lại, rồi bị lấp đi để nhường tiến độ cho con đường KL mới, và vì bị lấp đi mà bao nhiêu hảo hán vẫn cứ bô bô là cát bụi!

Nó mà khai quật hết cũng phải cỡ cái đấu trường của Ý
Phét,em là em đếch tin. Cái đàn nếu có thực thì nó cũng chỉ là công trình không phải là quy mô hoành tráng j cho cam. Đến cái Hoàng Thành trong khu cột cờ thoải mái đào xới mà cũng chỉ thấy được mây cái giếng cổ, mấy hòn đá lát thì e chả tin cái đàn này quy mô như cụ nói.
 

Ga_nha15

Xe hơi
Biển số
OF-179760
Ngày cấp bằng
3/2/13
Số km
198
Động cơ
339,170 Mã lực
Em chả nhìn thấy cái đàn nào, cơ mà nếu cụ nói ngày xưa ở đấy có cái đàn nên giờ ko đc xây dựng lên phải giữ gìn (mà giữ gìn cái gì ah, có còn đâu mà giữ), nói vậy e hơi khó, chẳng nhẽ chỗ nhà em đang ở bây giờ ngày xưa xưa lắm là xưa có cái cổng làng cổ, thì phải đập cái nhà em đi vì trước cái cổng làng nó ở đấy ah
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,161
Động cơ
514,017 Mã lực
Cụ chủ quá vớ vởn, chắc bên lịch sử, định pr để giữ cái đàn này, làm dự án hút tiền ...
Tranh luận về ls thì ko bao giờ hết, giờ mình toàn người trần mắt thịt, chỉ cần nhìn thấy giá trị hữu hình nó mang lại
Cần nhất giờ ở Vn là khôi phục hoàn chỉnh cung thành Huế, để con cháu còn biết đc sự huy hoàng ngày xưa
Còn Hà Nội, 1000 năm rồi, duói lòng đất, với trình độ khảo cổ của mình, chỉ phá là nhanh thôi
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Em đố cụ chủ Đàn xã tắc cụ thể ở đâu? Có gì? Cần ứng xử thế nào?
Cụ đừng nghe mấy ông khảo cổ, lịch sử... nửa mùa chém gió... ngay bản thân hiện tại còn chưa đủ chứng cứ mà cứ loạn cả lên đi trên đầu tổ tiên... thử vào 1 chung cư tầng 3 thì trên đầu bàn thờ có bao tolet ở tầng trên, 33 tầng thì có 30 tolet trên đầu tổ tiên ah?
 
Chỉnh sửa cuối:

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,658
Động cơ
640,989 Mã lực
Cái chỗ mà bây giờ các nhà ngụy khoa học gọi là Đàn xã tắc thì trước đây người dân sinh hoạt ăn ngụ đ ụ đị ỉ a đá i lên trên mãi chả sao, kinh tế đi lên, xã hội phát triển cần làm con đường cho thông thoáng thì lại bới ra để làm trò kiếm tiền, đừng có đem cái Đàn phế tích so với những di tích còn có ích khác cu chủ ạ ;)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top