[TT Hữu ích] Phố cổ Hà Nội, thật buồn!

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Nếu có gì tiếc ở phố Hàng, tôi lại tiếc nhưng ông thợ bạc tài hoa, thợ vẽ truyền thần, kẻ bảng hiệu. Đôi khi, đi ở đó, có những chi tiết hoa văn bang vữa hình cá, hình mây được đắp một cách tài hoa giờ đã lở nát hay chìm nghỉm trong đèn quảng cáo và chữ cắt vi tính hào nhoáng một cách giống hệt nhau.
Cái nét tài hoa của thợ kẻ Chợ giờ chắc là khó kiếm.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Vẽ truyền thần giờ có vi tính KTS chơi đc hết rồi cụ.
Thợ bạc giờ có khuôn đúc = sáp nốt, hehe.

Kể ra thì ngày xưa trên phố Hàng Ngang và Hàng Đường có 2 cụ vẽ truyền thần thuộc dạng đỉnh. Mờ giờ chắc cũng ko còn :D
 

4banhVP

Xe hơi
Biển số
OF-377799
Ngày cấp bằng
15/8/15
Số km
124
Động cơ
246,540 Mã lực
Dù sao em vẫn yêu Hà Nội, e thích cái không khí vội vã nơi đây. :)
 

Trung DHNV

Xe buýt
Biển số
OF-320708
Ngày cấp bằng
22/5/14
Số km
823
Động cơ
296,970 Mã lực
Nơi ở
Ngõ 36 Xuân La Tây Hồ HN
Hị hị, em đang kiếm tiền từ chúng nó và nói thật là thiếu chúng nó "phố cổ hà nội" mất vui =)) =)) Các cụ cứ chửi "phố cổ" với cả "dân phố cổ" làm gì, nó là hệ quả quản lý của CQ cũng như vhxh nói chung cũng do cái CQ này tạo nên Quẳng cho các cụ con Merc S500 mới cáu rồi nhét gà vịt vào xe chạy ra đường đồng bảo nó ngon ngẻ đc ko nữa là cả triệu con người tứ xứ. Các cụ chửi nó nhưng cho các cụ cái nhà trên đó khối cụ quát vợ giục con ko kịp mang vali đã tếch lên rồi :P Em ở quận mới nhiều năm và cũng ra đi từ phố cổ nên hiểu cái hay cái dở của nó. Các cụ về quê nhìn kỹ mà xem, cũng chả nền nã lắm đâu vì HN là nồi lẩu các vùng miền mờ :))
Chẩn cmnr! Nhà cháu có Gấu - gái phố cổ đây. Mỗi khi nhà ngoại có việc cháu phải về dự! Cứ 30' là phải chạy ra hè phố thở. Chưa lần nào nhà cháu ở nhà ngoại lâu quá 2h phải té! Phố cổ dễ kiếm xiền cho nhu cầu tối thiểu còn làm giàu thì... cháu hok nghĩ ra. KL: Sống ở đấy chả sung sướng giề...Chính xác nên gọi nó là Phố CŨ
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
thực tế là em chưa đến cái phố cổ ấy thưởng ngoạn bao giờ, nhưng nghe các bác phán thế này thì đúng là choáng quá, choáng quá!
Các cụ kêu giề? Phố cổ vốn nguyên bản là cái chợ của HN với hàng bạc, hàng thiếc, hàng mành, hàng giầy, hàng điếu, hàng than, hàng hòm, hàng gà, hàng mắm, hàng đường, hàng lược, hàng vôi, hàng thiếc, hàng cân, hàng bông, hàng trống, hàng bồ, hàng thùng, hàng chiếu, hàng phèn, hàng đồng, hàng ngang, hàng đào, hàng đậu, hàng giấy, hàng buồm...chả cá, thuốc bắc... vậy nó ko mua ko bán, ko chợ búa, ko nhộn nhịp thì nó là cái gì?

Muốn hiện đại ra các khu mới như Cầu giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai và cố đừng để các khu này giống phố cổ chứ đừng bắt phố cổ phải hiện đại hay là khu văn hóa.

Tây ko ngu đâu vì nó đến đúng chỗ nó thích, nó muốn.

Chẳng phải Tây mà đã là người sống ở Hà Nội - đều biết được một điều rất lạ rằng.
Ẩm thực tại Phố Cổ ngon nhất Hà Thành.
Em đố Cụ tìm được một hàng Phở cho ra hồn ở cái khu phố Kengnam - - Mỹ Đình / Hà Nội.

Lên Phố Cổ em thích nhất ăn uống thôi :D
Bún Chả - Hàng Mành
Phở Sướng
Bánh Cuốn
Chả Cá Lã Vọng
Bún thang
Bún ốc
Bún riêu
Bún bò Nam Bộ
Miến Lươn
Mỳ Vằn Thắn ...

Bún Thang - Bánh cuốn ( Địa chỉ trong cuốn sổ du lịch của bọn Tây Ba Lô )






Mì Vằn Thắn - Tôm tươi - vỉa hè phố Hàng Chiếu.


hehe các Cụ cứ nỏ mồm chê khu ổ chuột - dân cư ổ chuột mà ăn ngon hơn dân cư sang chảnh Mỹ Đình -
Hay các Cụ thích sang Biệt thự Vincom hay Ecopark .
Rồi thèm một bát Phở biết tìm nơi nao - hay là ăn Phở Gia Lâm huyện vậy :D


Em vẫn mơ ước có cái nhà gần Hồ Cụ Rùa - hehe mà toàn dân Hà Nội vẫn muốn thế đấy ạ :D
 

tumtum

Xe điện
Biển số
OF-164761
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
3,542
Động cơ
376,444 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội xã, Hoàn Kiếm thôn
Website
www.facebook.com
Vẽ truyền thần giờ có vi tính KTS chơi đc hết rồi cụ.
Thợ bạc giờ có khuôn đúc = sáp nốt, hehe.

Kể ra thì ngày xưa trên phố Hàng Ngang và Hàng Đường có 2 cụ vẽ truyền thần thuộc dạng đỉnh. Mờ giờ chắc cũng ko còn :D
giờ 2 cụ ấy đã ngự trên tường để người ta truyền thần lại rồi cụ :)
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Dù sao em vẫn yêu Hà Nội, e thích cái không khí vội vã nơi đây. :)
Ngồi ở cái quán cà phê ở Phố Cổ vẫn khác so với mấy cái quán cà phê ở Mỹ Đình.
Thằng bạn em dân du lịch nó đi nhiều nơi , nó vẫn bảo là đến đâu tao toàn vào khu Chinatown ở đó hơi giống cảnh Phố Cổ sự nhộn nhịp nhiều người ở đó thấy đỡ cô đơn hơn nơi xứ người.
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
497
Động cơ
287,532 Mã lực
Dân ngoại tỉnh về thủ đô nhập cư chỉ thích chung cư với tập thể cũ thoai! Các cụ phố cổ toàn HN gốc đấy cụ ơi!
Cụ nhận định cho chuẩn một chút cụ ạ. Tính từ năm 1954 các đồng chí cách mạng về giải phóng thủ đô là dân Hà Nội gốc chịu lép rồi cụ ạ. Nhà thì phải "tình nguyện" hiến cho nhà nước (đấy là còn may chưa bị đưa đi xây dựng kinh té miền núi), nhà nước lấy nhà "hiến tặng" chia cho cán bộ, các cán bộ kéo gia đình họ hàng làng nước theo ... Hậu quả là những ngôi nhà đẹp của Hà Nội bị chia năm xẻ bảy, bị tàn phá không thương tiếc vì nhà có phải của các cán bộ làm ra đâu mà thấy xót, họ chỉ vì lợi ích cá nhân của họ thôi - hay nói cách khác họ không có đủ Tâm và Tầm để được ở trong những ngôi nhà đó.Họ mang đến Hà Nội cách sống luộm thuộm, tư hữu tủn mủn của nông dân. Họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm cho phố cổ Hà Nội trở nên buồn như các cụ đang bàn đấy. Ngày nay đi trong phố cổ cũng chưa chắc gặp được người Hà Nội gốc đâu ạ.
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Lọt vào phố cổ là có nhiều tỷ rồi.
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Mợ tả người Hà lội thế kia có mà đau hết cả diều:
Người ta gọi là ông tiến sĩ giấy chứ có phải đồ mã cúng cụ đâu mà gọi hình nhân.
Mà chim thuôn hành răm chứ "giả chim" là cái chi mô hè.
Câu đối ai để trên bàn thờ, người ta để hai bên nhé, trên bàn thờ là hoành phi.
Cái nhà Hà lội đấy chắc là chuẫn, nhưng mà qua văn tả của mợ thấy nó thành ra cái nhà rất là oẳn tà rrrroằn

Ai bảo Cụ là nấu Vịt giả Chim không có gì đặc sắc ?

Vịt giả Chim là nghệ thuật ẩm thực Hà Thành đấy Cụ ạ. Món này làm khó hơn Chim ngói nhiều.

Chim ngói hay Chim Câu nhỏ ( hầm nhanh dừ nên phải nhồi (Sen + Cốm + Nấm + thịt nạc vai + giò sống + tiêu muối )

Vịt giả Chim phải nhồi ( Hạt sen - gạo nếp ( thay cho cốm vì thời gian hầm lâu hơn nhồi cốm bị nát ) - Thịt nạc vai - Giò sống - Gan Lợn - Tiết Vịt bóp vào cho ngọt giống Chim Bồ câu - Tiêu muối.)

Việc khâu lại sau khi nhồi cũng phải cực kỳ khéo léo.
Em có ảnh bữa cơm - nữ chủ nhân gia đình đó làm . EM sẽ up ảnh cho xem :D
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Cụ nhận định cho chuẩn một chút cụ ạ. Tính từ năm 1954 các đồng chí cách mạng về giải phóng thủ đô là dân Hà Nội gốc chịu lép rồi cụ ạ. Nhà thì phải "tình nguyện" hiến cho nhà nước (đấy là còn may chưa bị đưa đi xây dựng kinh té miền núi), nhà nước lấy nhà "hiến tặng" chia cho cán bộ, các cán bộ kéo gia đình họ hàng làng nước theo ... Hậu quả là những ngôi nhà đẹp của Hà Nội bị chia năm xẻ bảy, bị tàn phá không thương tiếc vì nhà có phải của các cán bộ làm ra đâu mà thấy xót, họ chỉ vì lợi ích cá nhân của họ thôi - hay nói cách khác họ không có đủ Tâm và Tầm để được ở trong những ngôi nhà đó.Họ mang đến Hà Nội cách sống luộm thuộm, tư hữu tủn mủn của nông dân. Họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm cho phố cổ Hà Nội trở nên buồn như các cụ đang bàn đấy. Ngày nay đi trong phố cổ cũng chưa chắc gặp được người Hà Nội gốc đâu ạ.
Cụ này chuẩn. Vốt cụ.

Cụ chắc có người nhà trong giai đoạn đó nên hiểu.
Ngày xưa bà già cháu còn ko dc đi học đại học vì xét lý lịch.
Ông bà ngoại cháu có cái xưởng bánh kẹo tương đối to ở Hàng Đường, sau bị tịch thu phải chui vao ngõ sâu hun hút :D
 

anhbhq

Xe hơi
Biển số
OF-207035
Ngày cấp bằng
21/8/13
Số km
199
Động cơ
319,350 Mã lực
Những cái các cụ yêu cầu nó thuộc về hoài niệm rùi. và như thế tranh của họa sỹ Bùi Xuân Phái nó mới đắt!
 

tumtum

Xe điện
Biển số
OF-164761
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
3,542
Động cơ
376,444 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội xã, Hoàn Kiếm thôn
Website
www.facebook.com
Trưa hôm qua em vừa ăn lại phở xào có tiếng ở bát đàn. Nói thật là k thấy ngon như trước. Giờ chắc đầu bếp thuê mấy bạn quê ra làm lên xào bò kỹ quá. Ăn k ngon như cách đây 4 . 5 năm trước ạ
Em thấy đây cũng là lý do để người phố cổ (nói chung ra thì là người hàng phố) có phong thái, cách ăn uống (có biết cầu kỳ trong ăn uống thì mới biết làm ngon) khác so với người địa phương khác. Có những cái nói ra ai cũng biết vậy thấy vậy - như ý cụ cmt vu vơ ở trên - nhưng để hiểu được cái nguyên nhân sâu xa thì phải nghiền ngẫm mới ra, mà người thường nghiền nhiều khi không ra, đến khi phải nhờ đến các nhà nghiên cứu văn hóa, các bậc gốc HN lão làng, các vị "m.õ.m sành"... Cái văn hóa nó thấm vào máu người dân phố cổ rồi, không phải cứ nặn là nó phọt ra cho mà nhìn, mà đánh giá, mà khen, thậm chí là chê!
Theo em, đâu cũng có kẻ sang người hèn, phố cổ cũng vậy thôi. Nhưng dù sang hay hèn, cái cốt cách (do bẩm sinh, do thói quen, do thích nghi...) họ vẫn khác biệt so với các nơi khác - ở đây em không nói là hơn hay kém, nhưng nó là "điểm riêng", tạo ra sự thu hút những người ở nơi khác đến với phố cổ. Còn chuyện ăn bẩn làm thỉu, đương nhiên với địa hình, điều kiện như vậy (nhà tôi còn chẳng có chỗ mà ngả đủ lưng, ông bà là khách ăn đừng đòi hỏi, ăn được thì ăn không thì biến, hehe) khó để mà đòi hỏi gì hơn. Riêng em, ăn phở sáng thì cứ bếp cháy đen, nồi đóng cáu, tường ám khói, sàn bóng mỡ em mới vào, và em e cụ Tuân Nguyễn, cụ Đà Tản có sống lại cũng chọn vậy mà thôi!
Tiêu chí các nơi khác nhau, so sánh thì vô cùng. Tựu trung lại, ở phố cổ có những cái các nơi khác không thể có được: Về giao thông, rõ ràng phố cổ rất thuận tiện về mặt đi lại (chợ, trường, bệnh viện lớn, đi làm - kể cả làm ngoại thành thì đi ra khỏi TP bao giờ cũng dễ hơn là đi vào, lúc về nếu có muộn, vợ/chồng/con/ông/bà đều có thể đi bộ ra chợ mà mua đồ làm cơm trước). Ngoài ra còn yếu tố tâm linh, truyền thống, xã hội... Chả phải tự nhiên thịt ngon, rau sạch, cá tươi... thường đổ về các chợ quanh phố cổ, hoặc nội thành. Vì người ta sành ăn, và khách cứ đến ăn ở phố cổ :)Đến gái đẹp còn đổ về phố cổ nữa là :))
Điểm duy nhất phố cổ khó bì với các khu vực ngoại vi, ngoại thành là tổng thể Chất lượng sống và Dịch vụ, vậy thôi. Nhiều người ở phố cổ nhìn ra được điều này. Một số muốn đánh đổi nhưng éo có tiền. Một số có tiền nhưng ... éo đánh đổi, hehe. Một số éo muốn đánh đổi và cũng éo có tiền, nhưng họ mưu sinh ổn và họ chỉ cần có vậy.
Đố cụ mợ nào cãi được em ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

ĐỒ VNXK

Xe hơi
Biển số
OF-349383
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
110
Động cơ
268,710 Mã lực
lâu lắm mình cũng ko lượn lờ qua phố cổ chơi
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Em thấy đây cũng là lý do để người phố cổ (nói chung ra thì là người hàng phố) có phong thái, cách ăn uống (có biết cầu kỳ trong ăn uống thì mới biết làm ngon) khác so với người địa phương khác. Có những cái nói ra ai cũng biết vậy thấy vậy - như ý cụ cmt vu vơ ở trên - nhưng nó đều có nguyên nhân sâu xa mà phải nghiền ngẫm mới ra, mà người thường nghiền nhiều khi không ra, đến khi phải nhờ đến các nhà nghiên cứu văn hóa... Cái văn hóa nó thấm vào máu người dân phố cổ rồi, không phải cứ nặn là nó phọt ra cho mà nhìn, mà đánh giá, mà khen, thậm chí là chê!
Theo em, đâu cũng có kẻ sang người hèn, phố cổ cũng vậy thôi. Nhưng dù sang hay hèn, cái cốt cách (do bẩm sinh, do thói quen, do thích nghi...) họ vẫn khác biệt so với các nơi khác - ở đây em không nói là hơn hay kém, nhưng nó là "điểm riêng", tạo ra sự thu hút những người ở nơi khác đến với phố cổ.
Tiêu chí các nơi khác nhau, so sánh thì vô cùng. Tựu trung lại, ở phố cổ có những cái các nơi khác không thể có được: Về giao thông, rõ ràng phố cổ rất thuận tiện về mặt đi lại (chợ, trường, bệnh viện lớn, đi làm - kể cả làm ngoại thành thì đi ra khỏi TP bao giờ cũng dễ hơn là đi vào, lúc về nếu có muộn, vợ/chồng/con/ông/bà đều có thể đi bộ ra chợ mà mua đồ làm cơm trước). Ngoài ra còn yếu tố tâm linh, truyền thống, xã hội... Chả phải tự nhiên thịt ngon, rau sạch, cá tươi (cả gái đẹp nữa)... thường đổ về các chợ quanh phố cổ, hoặc nội thành. Vì người ta sành ăn, và khách cứ đến ăn ở phố cổ :)
Điểm duy nhất phố cổ khó bì với các khu vực ngoại vi, ngoại thành là Chất lượng sống và dịch vụ, vậy thôi. Nhiều người ở phố cổ nhìn ra được điều này. Một số muốn đánh đổi nhưng éo có tiền. Một số có tiền nhưng ... éo đánh đổi, hehe. Một số éo muốn đánh đổi và cũng éo có tiền, nhưng họ mưu sinh ổn và họ chỉ cần có vậy.
Đố cụ mợ nào cãi được em ;))
Đây là một đĩa cam đã gọt .
Nhưng khi các Cụ được thưởng thức một đĩa cam được gọt đúng cách sẽ nhận ra sự giáo dục trong từng nếp nhà ở Hà Nội cổ xưa như thế nào.

 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
lâu lắm mình cũng ko lượn lờ qua phố cổ chơi

Ở Phố Cổ bây giờ gặp 3 người có 1 Tây :D
Chưa bao giờ em thấy Phố Cổ Hà Nội - khách du lịch nước ngoài đến nhiều như 1-2 năm trở lại đây.
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
Phố Cổ Hà Nội.
Chật chội - Tối tăm - Lộn xộn...
Có rất nhiều những từ khi nói ra đã vẽ lên một khung cảnh khiến ta liên tưởng đến một khu ổ chuột về các khu Phố Cổ Hà Nội hiện tại .
Nhưng không hiểu sao em mâu thuẫn kỳ lạ...
Rằm Tháng 8 - em ăn cơm tại một gia đình sống ở Phố Cổ lâu năm.
Một cái chiếu hoa được trải lên sàn gỗ cũ kỹ , một căn phòng dù đứng hay ngồi là phải để ý nếu không sẽ va chạm vào đồ đạc.
Nhưng ....
Bàn thờ gia tiên được gia chủ trân trọng , trên đó là đôi câu đối sơn son thếp vàng.
Những đồ sứ được chọn lựa rất cẩn thận, không bát nháo như những gia đình mới giàu sổi mua đồ sứ Giang Tây về bày.
Một vài món đồ cổ quý giá - lọ sứ men ngọc rạn - bức tranh sứ Cầm - Kỳ - Thi - Họa .
Bức họa Bách nhi đồ
Những bình hoa men nổi Bát Tiên
Bộ ấm trà có cả ấm Tử Sa - trà hương sen để trong lọ sứ giữ mùi rất thơm.
Cung cách pha trà của chủ nhân và mời khách rất trịnh trọng.
Mâm cỗ Trung Thu đủ màu sắc có bưởi - có quả Phật Thủ - có quả hồng chín - có cả hình nhân Ông Tiến Sĩ.
Mâm cỗ mặn vừa giản dị vừa tinh tế .
Một bữa cơm đúng vào Mùa Thu Hà Nội cho đêm Phá cỗ trông Trăng.
Một con vịt được tiềm hạt sen - cốm - nấm
Đầu cổ cánh xương Vịt băm nhuyễn vo tròn nấu thả trong canh rau hành răm.
Nộm đu đủ thịt bò khô
Rau cải xào nấm
Đĩa Gà luộc vàng ươm
Gia chủ mời bát canh Giả chim hành răm đầu tiên - nước canh ngọt mát thơm mùi hành răm .
Ăn bát cơm Tám với nước hầm Vịt mới biết ngon ngọt thế nào...


Phố Cổ Hà Nội - Một khu ổ chuột mà sao vẫn thấy yêu quý thế.
Điều em tương quý ở đây không phải là một căn nhà rộng rãi giàu có sang chảnh ...
Những bàn tiệc cao sang đầy đủ mỹ vị.
Vấn đề em tương quý là Nếp sống của gia chủ ...của một gia đình Hà Nội cổ xưa .
Nhà cửa chật chội đấy , nhưng vẫn ấm cúng.
Cách tiếp khách không qua loa và xuề xòa không coi trọng.
Ngược lại cảm giác mình là khách quý .
Được uống một ấm trà ngon cứ cảm giác là gia chủ chỉ mời khách quý.
Một bữa cơm không đặt từ ngoài hàng về mời khách mà chính tay nữ chủ nhân nấu.
Hiểu thêm về đồ sứ, đồ cổ.
Trân quý những con người sống như vậy.
Dù hoàn cảnh nào - Nếp nhà không mất đi ...

P.S Em có ảnh
Em đã đến những gia đình giàu có , nhưng món ăn toàn thuê đầu bếp mang đến , nữ chủ nhân chẳng làm gì, à chắc là gọi điện đặt nhà hàng.
Cách tiếp khách không có lễ nghi - uống trà Ô Long trong bộ chén sứ đắt tiền giả cổ của Châu Âu kiểu sứ Tiệp Khắc mà nhạt nhẽo.
Bài viết của cụ viết đúng,đủ về nếp sống của người hà nội xưa vẫn còn đó trong phố cổ Hà Nội,mặc dù những gia đình như thế này tồn tại cũng chỉ còn khá ít trên dưới 10% thôi!chính đây là góc khuất của tiêu đề thớt này đa số là chê,bẩn,chật,lộn xộn,phải công nhận cụ nào nói cũng đúng theo cảm quan của các cụ ý
Bản thân em cũng là một người làm việc cũng có thâm niên 12 năm e cũng ko chịu được cái sự đông đúc của phố cổ mỗi khi tối về,hàng quán tranh nhau ra vỉa hè,lấn chiếm hết vỉa hè của người đi bộ,người ta giàng giật từng cm để coi xe kiếm tiền,giá trị văn hóa cũng bị lấn chiếm theo!
Đa số thời gian em làm việc ở đây cũng chỉ là giờ hành chính,còn tối e lại về nhà nghỉ ngơi,cám thấy có năng lượng hơn là bon chen ở phố cổ...........
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Bài viết của cụ viết đúng,đủ về nếp sống của người hà nội xưa vẫn còn đó trong phố cổ Hà Nội,mặc dù những gia đình như thế này tồn tại cũng chỉ còn khá ít trên dưới 10% thôi!chính đây là góc khuất của tiêu đề thớt này đa số là chê,bẩn,chật,lộn xộn,phải công nhận cụ nào nói cũng đúng theo cảm quan của các cụ ý
Bản thân em cũng là một người làm việc cũng có thâm niên 12 năm e cũng ko chịu được cái sự đông đúc của phố cổ mỗi khi tối về,hàng quán tranh nhau ra vỉa hè,lấn chiếm hết vỉa hè của người đi bộ,người ta giàng giật từng cm để coi xe kiếm tiền,giá trị văn hóa cũng bị lấn chiếm theo!
Đa số thời gian em làm việc ở đây cũng chỉ là giờ hành chính,còn tối e lại về nhà nghỉ ngơi,cám thấy có năng lượng hơn là bon chen ở phố cổ...........
Đa phần là những gia đình trên Phố Cổ - Người Hà Nội . Họ ít khi sống bằng nghề của gia đình mà Họ cho thuê nhà là nhiều.
Những người giành giật đó - Phần nhiều là thuê cửa hàng để làm ăn .
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,269
Động cơ
412,637 Mã lực
Đời sống hiện đại, con người ta phải làm quần quật mới đủ ăn, nhịp sống lại quá nhanh, gấp gáp, ai ai cũng bị kích cầu tiêu dùng. Những nét xưa ngày càng mai một. Bắt phụ nữ đi làm quần quật cả ngày rồi về lại nấu ăn nấu uống chu đáo như thời các cụ ngày xưa thì khó lắm. Thôi thì cái gì giữ dược thì giữ, không thì cũng phải thay đổi cho nó hợp với cuộc sống hiện đại. Điều quan trọng nhất vẫn là con người cảm thấy thế nào, nếu họ thấy vui vẻ, hạnh phúc thì mọi thứ khác đều không còn quan trọng nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top