[Funland] Phim tài liệu cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,276
Động cơ
898,109 Mã lực
E vẫn thấy các cụ nhà ta khoét mũi giầy để thoát nước trong giầy cho nhanh. Mà cụ trong ảnh lại ko chơi bài đấy cụ nhỉ? Hay là tân binh??
Không chỉ mấy đôi giầy, mà bác nhìn quần áo họ mặc, mũ họ đội thì họ không còn là tân binh!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
2 cụ than thở nhiều quá, 2 cụ so sánh 2 đôi dép này đi rồi chém tiếp:

g8-15197933694971556098970.jpeg
g2-15197914059411973947210.jpg


Thì cụ thấy sắm vài ba thứ đồ chơi : con Su, con S, con Kilo.... đã là cực khủng cho ngân sách rồi
Những thứ gì được trang bị cho cá nhân người lính được đầu tư rất ít. Không chỉ riêng giày dép đâu. Tư duy quân sự của ta vẫn lạc hậu như thời 60s thế kỷ trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,344
Động cơ
550,603 Mã lực
Tầm 85, 86 em lên Lạng Sơn chơi vẫn thấy còn các hốc vừa 2, 3 người đứng khoét vào những đoạn đường 1 bên là vách núi.
 

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,791 Mã lực
Tuổi
113
Trang phục quân đội nhiều cái quá lạc hậu so với cuộc sống. Với trình độ công nghiệp của ta giờ nghiên cứu được đôi giày ngon lành cho chiến sỹ đâu có khó và tốn nhiều tiền đâu.
K phải k nghiên cứu được. Vấn đề chính nằm ở tiền trang bị đại trà & thay thế thường xuyên. VN nguy cơ chiến tranh trên bộ không lớn, nên đồ sản xuất ra phải đem cất kho cho tiết kiệm, tập trung tiền cho hướng biển, tác chiến điện tử... K có mấy cái đấy thì lính có đi giày xịn giáp xịn cũng bị UAV nó nã chết.
Đồ VN tự nghiên cứu đây:

Có cả exoskeleton chứ dăm ba cái giày đã là cái gì.
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,344
Động cơ
550,603 Mã lực
PHỤC HỒI CHỮ BỊ ĐỤC Ở BIA VÀ THƠ …
(Thay một nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc năm 1979).
Nguyễn Anh Tuấn
Bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”.

Nhưng người ta đã không chỉ đục bia, mà còn “đục” cả thơ; đây là bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của tác giả Dương Soái đã bị “đục” chữ:

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

Đây là bài thơ hiện nay thường được báo chí sử dụng kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. Đọc lên như thấy tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự đâu đó một tỉnh biên giới phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó nơi hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ là nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Câu cuối nghe rất gượng gạo. Vì sao cô gái thấy dòng sông ngầu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai chỉ toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’?

Bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế, bởi Kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến. Trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục có thể dễ dàng nhận ra, thì với bài thơ của Dương Soái ở chỗ quan trọng chỉ còn lại ba chấm (…).

Hôm nay 17-2, xin mời đọc lại bài thơ đầy đủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, để hiểu thêm về những sự thật Lịch sử không được phép quên lãng:
“Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979

PS: Trong chương trình “Giai điệu Tự hào” tháng 8/2014, tác giả Dương Soái, khi được một khách mời đề nghị, đã đọc lại bài thơ phiên bản đầy đủ. Nhưng bài viết trên báo Thể thao Văn hoá, vốn tường thuật lại chính buổi ghi hình đó, lại đăng phiên bản bị đục của bài thơ!
FB_IMG_1645162006205.jpg
Em đi qua cầu ngầm Khánh Khê khá nhiều lần mà ko để ý cái bia này, toàn dừng nghỉ nghịch nước với rửa xe. Giờ làm cầu mới ko còn ngầm nữa rồi.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,078
Động cơ
588,917 Mã lực
Thấy bảo lúc ấy sắp cho bác Giáp sang phụ trách sinh đẻ có kế hoạch.

Túm váy lại: phụ trách quốc phòng phải là tướng giỏi, nắm quân tốt. Ko thì sấp mặt với tàu lúc nào ko biết
Ngược lại, các nước trên thế giới đa số bộ quốc phòng đều là dân sự. Tướng lĩnh chỉ nắm quân đội.
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
762
Động cơ
112,338 Mã lực
Chống vắt thì cò nhiều thứ sao lại giaỳ?, mùa mưa chiên dịch năm 1980, ngòai súng đạn, còn có cấp phát đủ thứ để nằm rừng, như tăng ny lông che mưa (làm mái che võng cá nhân), võng, đồ chiến lợi phẩm trang bị như giày cao cổ như đã nêu, cuộn bông băng cá nhân Mỹ, hộp dầu bôi chống vắt Mỹ, hộp dầu chống muỗi Mỹ, xẻng gấp cá nhân đa năng Mỹ, lựu đạn M67 Mỹ, xăng tuya đi trận Mỹ, bi đông Mỹ có, TQ có... lính nào chăm xoa dầu thì cũng đỡ, còn không thì đêm nằm lâu lâu xoa nách thấy cục tròn, cấu ra thì là con vắt no máu nó chui vào từ đời nào!
Cụ thấy vắt xanh rồi chứ, nhảy tanh tách như thiếu lâm tự. Già giơ cứ đi trước làm mồi, thằng sau ăn đủ. Ve thì bọn em thằng nào chả có sẹo. Các cụ có biết cách rút con ve ra không?
 

Bobby_Car

Xe đạp
Biển số
OF-562647
Ngày cấp bằng
4/4/18
Số km
46
Động cơ
148,998 Mã lực
Trong Hà Giang chỉ 3 lần bị pháo bắn vào.
Còn pháo tầu bắn từ cây số 4 trở ra đến sát cầu Thanh Thủy.
Nếu ai đọc báo thời đó sẽ thấy rất thường xuyên "Trung quốc bắn 10.000 quả pháo vào sâu lãnh thổ,...!".
Con số này chẳng khuếch đại chút nào. Cả cái cánh đồng rất lớn từ ngoại vi Hà Giang đến gần Làng Ping bị pháo tầu bắn làm cây cối trơ trụi.
Ven đường từ Hà Giang tới cầu Thanh thủy hố pháo ken dầy đặc, dù mỗi quả pháo chỉ đủ sức đào được cái hố bằng bát đựng canh!
Quanh điểm cao 685 đá tơi vụn như vôi!
Em đọc bài cụ ở nhiều thớt khác nhau, cụ biên bài nào cũng chuẩn chỉ. Cụ đi tây học cao từ rất sớm, xưa khó và hiếm hơn chúng em sau này nhiều. Về nước cụ rất thành đạt, giàu có nhưng thể hiện thường rất khiêm tốn. Nay vào đây mới biết cụ còn tham gia bảo vệ đất nước. Quá quí, kính cụ 1 ly 🍷
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
762
Động cơ
112,338 Mã lực
Các bác đang kể về thuốc hay tất,... chống vắt. Trước đây cũng nghe các bác đánh Mỹ kể, nhưng bên em dù hồi đó gần như được cả nước ưu tiên, nhưng không nghe đến đồ này!
Còn vắt thì ven suối cũng có, cứ chỗ ẩm ướt là chúng có mặt, còn đồi khô như đồi tranh, đồi cây lau thì gần như vắng mặt.
Muốn thấy nhiều vắt phải bỏ bờ suối lên rừng nứa. Nhưng nhiều nhất phải là những cái khe núi đá, nơi nhiều lá cây ẩm, mục. Đến đấy giơ chân lên khua 1 vòng sẽ nghe tiếng rào rào. Tụi vắt dựng lên hướng theo bàn chân khua trên chúng.
Nhưng người biết về vắt cứ đi đều thì rất ít khi bị chúng bám. Biết được chỗ nhiều, chỗ ít đi qua đến chỗ trống sẽ gỡ kịp trước khi chúng bò vào hút máu ở kẽ ngón chân!
Vắt xanh nó nhảy còn hơn bọ chó cụ ạ. Cụ có hiểu về bọ chó không? Hơn cave cụ nhé. Cứ lạ là nó chăm sóc đến nơi đến chốn, vướng là đốt. Muốn không vướng chỉ có cởi chuồng. Xin lỗi các cụ.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Cụ thấy vắt xanh rồi chứ, nhảy tanh tách như thiếu lâm tự. Già giơ cứ đi trước làm mồi, thằng sau ăn đủ. Ve thì bọn em thằng nào chả có sẹo. Các cụ có biết cách rút con ve ra không?
Lính trân thì hay bày cho nhau nhiều cách, trong đó có cách gí đầu thuốc lá đang cháy vào cho con ve co rút vòi (ngòi), nếu còn dinh vòi nó thì đau buốt vài tháng, hoặc có thể quệt dầu cao con hổ, sao vàng cũng được để nó tự nhả ra. Tụi ve thường hay rúc vào chỗ ấm nóng nhất là 2 nách tay và dưới háng, bám dai lắm, hút no máu.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,276
Động cơ
898,109 Mã lực
Vắt xanh nó nhảy còn hơn bọ chó cụ ạ. Cụ có hiểu về bọ chó không? Hơn cave cụ nhé. Cứ lạ là nó chăm sóc đến nơi đến chốn, vướng là đốt. Muốn không vướng chỉ có cởi chuồng. Xin lỗi các cụ.
Người ta nói vắt xanh nhảy, nhưng thực ra chúng bám trên cành lá để chờ người người-thú đi qua bám vào phía trên (cả cổ và đầu). Do ẩn trên cành lá nên có màu xanh ngụy tranh, khác với vắt luôn sống ở dưới đất, khu lá cây mục ẩm có mầu nâu.
Bác cứ bắt 1 con vắt xanh, để nó dưới đất phẳng xem nó nhẩy như thế nào!

( Một công trình nghiên cứu về vắt - Báo Nhân Dân (nhandan.vn) )
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,276
Động cơ
898,109 Mã lực
Em đọc bài cụ ở nhiều thớt khác nhau, cụ biên bài nào cũng chuẩn chỉ. Cụ đi tây học cao từ rất sớm, xưa khó và hiếm hơn chúng em sau này nhiều. Về nước cụ rất thành đạt, giàu có nhưng thể hiện thường rất khiêm tốn. Nay vào đây mới biết cụ còn tham gia bảo vệ đất nước. Quá quí, kính cụ 1 ly 🍷
Cảm ơn bác!
Cuộc sống cho em khá nhiều may mắn và cũng mong vẫn gặp may.
Cái may nhất là từ trên ấy tụi em vẫn về được và chúng em vẫn nói với nhau "Cảm ơn quân đội cho chúng em được đóng góp một chút".
Thời gian trên ấy em không ở lâu. Đi học về xin vào cơ quan, theo quy chế đám kỹ thuật tụi em phải xuống các xí nghiệp 2 năm mới về văn phòng. Em chọn 1 nơi, chưa được 8 tháng họ cho đi bộ đội. Cơ quan xuống, họ nói quân đội chỉ đích danh không đổi được. Đi 1 mạch từ HN lên Hà Giang. Gần hết huấn luyện được rút lên tiểu đoàn. Trung đoàn em gốc là 1 đv khung, chỉ huấn luyện tân binh, nhưng lúc em lên được chuyển thành đơn vị chiến đấu nên lính được huấn luyện rất kỹ. Ông nào cũng sử dụng thành thạo ít nhất 4 loại súng bộ binh. Tập trận luân phiên hết tiểu đội đến đại đội tấn công lại vòng lại tiểu đội,... Đại đội tấn công có pháo của sư vào phối hợp. Em làm thư ký thao trường, tụi đồng đội vừa chạy lên đồi vừa ôm AK bắn, không nghe đâu được phát tắc cú hay 3 viên một.
Tiểu đoàn em vào đầu tiên, trong khi cả trung đoàn vẫn nằm lại ở Làng Mè (ven Hà Giang-chắc bây giở nằm gọn trong thành phố). Vào, tụi em thay cho 1 đơn vị của tỉnh đội Sơn La (754), quân khu cho 1 con trâu úy nạo. Nhưng con trâu lại màu trắng, tiểu đoàn kia lính chủ yếu người Thái Trắng họ không ăn, nên tụi em ôm gọn. Trận ấy do sai lầm của chỉ huy, tụi em làm thê đội dự bị, nhưng lúc bộc phá nổ phá rào thì lính của tiểu đoàn vẫn rải suốt từ cửa hang Làng Lò đến sát chân đội bạn. Đội bạn tấn công không được, nhưng tụi em cũng chưa lên kịp, trận ấy không thành công. Rút ra, ông ĐT bị kỷ luật, tụi em thành lính thu dung. Nằm dọc 812 trong lúc chờ chỗ hầm nào thiếu người là được cử lên thì đi làm vận tải. Em là thống kê không bị dúi lên hầm, nhưng không chỉ làm vận tải mà còn phải đi các nơi có lính đơn vị nhận báo cáo. Trong mấy tháng đầu lúc trung đoàn vẫn nằm ở ngoài Hà Giang hàng tuần em còn được ra ngoài đó nộp báo cáo. Thực ra tên các vị trí trên ấy lúc đó chỉ thuộc các tên lóng. Có nhiều nơi em theo đội vận tải bò lên rồi bò về ban đêm nên cũng chẳng biết là mình đã đi như thế nào. Về sau vào trang mạng TTVNOL, Quân sử,... mới nhận dần các vị trí...
Khi trung đoàn rút ra để trở về đội hình của Sư thì em cũng ra quân. Quyết định em nhận ở Làng Ping, cái làng có tên lóng là Thung lũng Ma, hình như là 1 kỷ niệm của 1 đơn vị chính quy, khi vào họ không thèm hỏi han lính địa phương tụi em, rải đóng quân ở giữa làng Ping bị pháo tầu làm thương vong nhiều, rút ngay ra!
 
Chỉnh sửa cuối:

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,352
Động cơ
364,642 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Cụ nhầm mốc th gian rồi, năm 1979 bộ trg QP Việt Nam vẫn là cụ Giáp.
Tôi khá băn khoăn về chuyện này, ko hiểu sao ngày 17/2/79 mình bị bất ngờ như thế.
Em nghĩ VN không bất ngờ, chẳng qua mình bị đánh lên nói bất ngờ nhằm tăng tính hiếu chiến, manh động của bè lũ bành trướng mà thôi. Tình hình VN lúc đấy khác gì Nga và U bây giờ. Chỉ có thể bất ngờ về thời điểm giờ đánh và ngày đánh mà thôi.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói về Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

"Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu..."

Nguyễn Thị Bình (Nguyên PCT nước CH XHCN Việt Nam)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,396
Động cơ
321,524 Mã lực
Tuổi
58
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói về Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

"Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu..."

Nguyễn Thị Bình (Nguyên PCT nước CH XHCN Việt Nam)
Quá đỉnh! Bà NTB. Những thước phim bà hồi trẻ đi đàm phán với hội tây lông bu quanh thực là tuyệt vời.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói về Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

"Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu..."

Nguyễn Thị Bình (Nguyên PCT nước CH XHCN Việt Nam)
Chuẩn đến từng milimet, quay lưng lại với lịch sử là có lỗi với những người đã đổ máu xương để bảo vệ biên giới phía bắc trong cuộc chiến kháng tàu giai đoạn sau 1975
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,079
Động cơ
248,268 Mã lực
Tuổi
48
Quá đỉnh! Bà NTB. Những thước phim bà hồi trẻ đi đàm phán với hội tây lông bu quanh thực là tuyệt vời.
Công nhận là ngày kỷ niệm 43 năm ngày bọn trung cẩu sang cướp phá nước VN ta bặt ko có 1 tý thông tin nào trên tv các kênh vtv x và các trang mạng chính thống nào hết, các cháu thanh niên bây giờ chắc chỉ còn nhớ mấy ngày va len tin, 8-3, 20-10 thôi🤣🙄😫
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Chắc cụ không xem thời sự. Tối 17/2 thời sự có đoạn tổ chức viếng nghĩa trang Pò Hèn. Một số báo cũng nói đến.
17/2 phải tổ chức toàn dân tưởng nhớ rầm rộ chứ làm kiểu cho có thì khó coi quá
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top