[Funland] Phim tài liệu cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
789
Động cơ
114,142 Mã lực
Loại giầy này đi để chụp ảnh đội hình không đẹp, nhưng lại rất tiện dụng đi lại ở điều kiện VN, nhất là khu vực rừng núi. Với đế cao su mỏng và mềm, ở vùng núi đá Hà Giang nó bảo vệ cho đôi chân tránh tổn thương khi chạy, nhẩy giữa các mỏm đá mà vẫn thấy rất thoải mái như đi chân đất, không bị nặng, bí và đặc biệt rất nhanh khô sau khi lội nước.
Không như đôi dép cao su, rất dễ tụt quai, nhất là khi lội vào bùn, giầy này buộc dây lại thì không bao giờ sợ nữa. Ai đã đi dép cao su qua vùng đất sét thịt biết ngay, nhưng với đôi giầy này lại chẳng sợ!
Rừng núi thì loại này không bằng cao cổ cụ ạ, nhưng cao cổ thì đổi vịt hết rồi. Một đôi cao cổ được 1 cặp vịt to đại tướng, đồng bào dân tộc lại có cái đi rừng. :)):)):))
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,719
Động cơ
927,565 Mã lực
Rừng núi thì loại này không bằng cao cổ cụ ạ, nhưng cao cổ thì đổi vịt hết rồi. Một đôi cao cổ được 1 cặp vịt to đại tướng, đồng bào dân tộc lại có cái đi rừng. :)):)):))
Cao cổ, giầy da,... ướt 1 lần là bỏ cả tuần ra phơi.
Nhưng đôi giầy này lại khác, rất chóng khô.
Mà bác mô tả giầy cao cổ trong rừng thì không biết bác đã thấy con vắt chưa?
 

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,345
Động cơ
552,573 Mã lực
PHỤC HỒI CHỮ BỊ ĐỤC Ở BIA VÀ THƠ …
(Thay một nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc năm 1979).
Nguyễn Anh Tuấn
Bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”.

Nhưng người ta đã không chỉ đục bia, mà còn “đục” cả thơ; đây là bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của tác giả Dương Soái đã bị “đục” chữ:

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

Đây là bài thơ hiện nay thường được báo chí sử dụng kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. Đọc lên như thấy tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự đâu đó một tỉnh biên giới phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó nơi hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ là nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Câu cuối nghe rất gượng gạo. Vì sao cô gái thấy dòng sông ngầu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai chỉ toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’?

Bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế, bởi Kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến. Trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục có thể dễ dàng nhận ra, thì với bài thơ của Dương Soái ở chỗ quan trọng chỉ còn lại ba chấm (…).

Hôm nay 17-2, xin mời đọc lại bài thơ đầy đủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, để hiểu thêm về những sự thật Lịch sử không được phép quên lãng:
“Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979

PS: Trong chương trình “Giai điệu Tự hào” tháng 8/2014, tác giả Dương Soái, khi được một khách mời đề nghị, đã đọc lại bài thơ phiên bản đầy đủ. Nhưng bài viết trên báo Thể thao Văn hoá, vốn tường thuật lại chính buổi ghi hình đó, lại đăng phiên bản bị đục của bài thơ!
FB_IMG_1645162006205.jpg
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Binh lính sĩ quan được cấp phát Quân trang niên hạn theo mùa:
Sĩ quan: Dép cho Sĩ quan thì dép rọ LX nhựa màu đỏ nâu. Giày: SQ được cấp giày da LX loại cao cổ Kosưghin, đế rất bền, cấp niên hạn cho bốn mùa 2 năm/đôi
Lính: Lính thì dép đúc xa xưa là dép đúc TQ, sau này là dép đúc VN như của QK7 màu đỏ nâu, màu đen, niên hạn 1 đôi/năm; Giày 1 năm 2 đôi giày vải, gồm giày vải cao cổ cho mùa thu-đông, giày vải mềm thấp dưới mắt cá cho mùa xuân-hè. Vào mỗi chiên dịch lại cấp phát quân trang mới. Nhưng hành quân lội rừng sông suối hay trèo đèo núi đá... thì dùng giày vải cao cổ là tốt nhất vì không trơn trượt, lội nước xong cũng nhanh khô, nếu đi giày cao cổ với nút buộc chặt ống quần (có 1 khuy và 1 nút có sẵn ở ống quần) thì chống vắt rừng tốt. Hồi 198x, giày chất lượng kém, mép đế cao su với vải bố giày mau bục, đi 1 tháng là hỏng. ...
Hồi chiến dịch năm 1980, đơn vị tôi cấp đồ chiến lợi phẩm trong kho mang ra xài, loại giày cao cổ Nam Hàn, nhưng đi đau mắt cá chân do không quen, nên phần lớn lính tự cắt bớt cổ giày và khoét lớp vải bố và cao su cứng, thấp dưới mắt cá chân, ông nào đi quen chân không đau thì đi loại giày Nam hàn này đi rừng rất bền.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,719
Động cơ
927,565 Mã lực
...Nhưng hành quân lội rừng sông suối hay trèo đèo núi đá... thì dùng giày vải cao cổ là tốt nhất vì không trơn trượt, lội nước xong cũng nhanh khô, nếu đi giày cao cổ với nút buộc chặt ống quần (có 1 khuy và 1 nút có sẵn ở ống quần) thì chống vắt rừng tốt. Hồi 198x, giày chất lượng kém, mép đế cao su với vải bố giày mau bục, đi 1 tháng là hỏng. ...
Hồi chiến dịch năm 1980, đơn vị tôi cấp đồ chiến lợi phẩm trong kho mang ra xài, loại giày cao cổ Nam Hàn, nhưng đi đau mắt cá chân do không quen, nên phần lớn lính tự cắt bớt cổ giày và khoét lớp vải bố và cao su cứng, thấp dưới mắt cá chân, loại giày Nam hàn này đi rừng rất bền.
Bác chủ yếu đi rừng Căm, bên ấy khô.
Giầy của lính SG ngày xưa cũng là giầy cao cổ.
Nhưng tụi em rừng núi phía Bắc chủ yếu dùng loại giầy thấp cổ này. Nó chẳng khác loại giầy bệt bây giờ người ta hay dùng để tập gym.
Rất tiện khi đi lại nơi ẩm ướt, kể cả lội bùn. Đủ để bảo vệ đôi chân khỏi đá, gai, nhưng không nặng. Vào nơi nhiều vắt, cũng chẳng cần phải cởi giầy mà thò ngón tay móc chúng ra được, chỉ trừ khi chúng chui được lên kẽ ngón chân.
Tải đạn vào hang Giơi ra tụi em qua 1 cái thác nhỏ được gọi là thác gọi hồn (hình như trước tụi em họ hay tắm rửa cho tử sỹ ở đó). Cả trong mùa đông cũng cứ nguyên giầy vào tắm rồi mới cởi ra giặt cho sạch rổi đi về tới hầm treo lên, tối sau lại xỏ vào đi tiếp.
Dép cao su thần thánh, kể cả dép đúc mà lội phải chỗ đất thịt thì chỉ có cách bỏ ra, đi chân đất. Đi dép cao su phải luôn có cái rút dép. Nhưng dép cũ rồi thì chỉ có rút liên tục, kể cả đi đường khô!
 
Chỉnh sửa cuối:

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
359
Động cơ
195,027 Mã lực
PHỤC HỒI CHỮ BỊ ĐỤC Ở BIA VÀ THƠ …
(Thay một nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc năm 1979).
Nguyễn Anh Tuấn
Bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”.

Nhưng người ta đã không chỉ đục bia, mà còn “đục” cả thơ; đây là bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của tác giả Dương Soái đã bị “đục” chữ:

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

Đây là bài thơ hiện nay thường được báo chí sử dụng kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. Đọc lên như thấy tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự đâu đó một tỉnh biên giới phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó nơi hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ là nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Câu cuối nghe rất gượng gạo. Vì sao cô gái thấy dòng sông ngầu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai chỉ toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’?

Bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế, bởi Kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến. Trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục có thể dễ dàng nhận ra, thì với bài thơ của Dương Soái ở chỗ quan trọng chỉ còn lại ba chấm (…).

Hôm nay 17-2, xin mời đọc lại bài thơ đầy đủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, để hiểu thêm về những sự thật Lịch sử không được phép quên lãng:
“Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979

PS: Trong chương trình “Giai điệu Tự hào” tháng 8/2014, tác giả Dương Soái, khi được một khách mời đề nghị, đã đọc lại bài thơ phiên bản đầy đủ. Nhưng bài viết trên báo Thể thao Văn hoá, vốn tường thuật lại chính buổi ghi hình đó, lại đăng phiên bản bị đục của bài thơ!
FB_IMG_1645162006205.jpg
Em không có ý kiến gì về bài viết của Cụ, chỉ là thấy cụ nói về thơ, một món ăn tinh thần của những người lình biên thùy ngày ấy, trong đó có em. Đọc lại thấy nao nao. Góp thêm vài bài nói về người lính những năm tháng ấy
* Bài : Thư mùa đông của Hữu Thỉnh
Thư viết cho em nhòe nét mực

Phên thưa sương muối cứ bay vào

Núi rét đêm qua chừng mất ngủ

Sáng ra thêm bạc một nhành lau.



Ở đây tuyết trắng bên chăn mỏng

Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ

Mực đóng thành băng trong ruột bút

Hơ hoài than đỏ chảy thành thư.



Chắn gió cây run trong rễ tím

Hạt ngô gieo xuống cũng co mầm

Có hôm đồng đội đi công tác

Nhớ đấy, nhưng mà... thêm lớp chăn.



Gà buốt gáy lười dăm tiếng khản

Ca bát khua cho đỡ bất thường

Núi giấu trong lòng trăm thứ quặng

Anh bòn không kiếm đủ rau ăn...



Gạo thường lên sớm, thư thời chậm

Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm

Bao năm không thấy màu con gái

Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em...



Mây đến thường rủ anh mơ mộng

Biết vậy, khuya em đỏ ánh đèn

Ước gì có chút hương bồ kết

Cho đá mềm đi núi ấm lên...


Ai cũng biết, mùa đông là mùa rét, mùa đông ở miền Bắc đã rét, mùa đông ở vùng cao biên cương phía Bắc còn rét hơn. Rét với con người đã rét, rét với người lính, đặc biệt lại là những người lính xa nhà, những người lính trên chốt, trên điểm cao, điểm tựa càng khốc liệt hơn, nhiều khi dưới 10 độ, thậm chí 0 độ, rét bạc cả núi đá, thâm tím cả gốc cây rừng.

* Và bài : Điểm tựa của Cụ Lê Đức Thọ
Hàn thử chỉ biểu độ không
Đêm nay trời rét lắm
Cái rét biên thuỳ lạnh buốt thịt da
Cả núi rừng chìm đắm dưới sương khuya
Gió vi vút rít qua khe cửa nhỏ
Trằn trọc mãi thâu đêm không ngủ
Thương Anh nhiều Anh chiến sĩ của tôi ơi
Điểm tựa trên cao Anh đứng giữa đỉnh đồi
Một mảnh áo bông thay nhau khi đổi gác
Súng lạnh buốt tay mắt hướng về phía trước
Tai lắng nghe từng tiếng động trong đêm
Tôi nhớ buổi chiều Anh cõng tôi lên
Thương tôi yếu không thể nào leo hết dốc
Mỗi bước Anh đi tôi đếm từng nhịp thở
Hai trái tim như thì thầm to nhỏ
Hơi ấm lưng Anh sưởi ấm cả lòng tôi
Khau chia đây rồi Anh nở nụ cười tươi
Ngồi sát bên Anh đôi lời tâm sự
Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc
Xa quê hương đã trọn mấy xuân rồi
Cuộc sống chiến trường năm tháng thêm tươi
Đời chiến sĩ còn nhiều khổ cực
Quần áo mỏng manh cơm có bữa chưa no
Đường dốc gập ghềnh lắm suối nhiều khe
Đôi lúc hỏng xe hàng không đến được
Gạo sấy khoai mỳ “Bát canh toàn quốc”
Và “Nước chấm đại dương” đỡ lúc đói lòng
Cũng có khi thịt ấm chân răng
Nhưng có bữa cơm toàn muối trắng
Sinh hoạt tinh thần thì bao thiếu thốn
Cả năm trời mới đựơc một lần phim
Báo Đảng báo Đoàn ít có để xem
Đại đội một tờ mấy khi đã tới
Điệu múa lời ca còn xa vời vợi
Ngày lại ngày nghe chim hót đầu non
Cả đơn vị Anh không một cây đàn
Mấy tháng một lần thư nhà mới đến
Mẹ lại giục về vì mấy sào ruộng khoán
Thiếu bàn tay lao động để tăng gia
Thư của người yêu mỏi mắt đợi chờ
Mực đã cạn thiếu tờ giấy viết
Mối tình thắm bỗng có lúc nghi ngờ phai nhạt
Nhưng thời gian qua tất cả sẽ trôi qua
Nét mặt đăm chiêu Anh nhìn khoảng trời xa
Đất nước khó khăn quân thù còn đó
Mộ liệt sĩ năm nào mới xanh ngọn cỏ
Mối thù này đâu đã dễ quên ngay
Phải giữ vững đất này cho hôm nay và cho cả ngày mai
Ôi tâm hồn Anh nâng cao tầm thời đại
Gian khó mấy cũng không hề e ngại
Có chịu đựng nào hơn thế nữa không anh
Chim đại bàng tung cánh giữa trời xanh.
Tạm biệt anh hai vòng tay xiết chặt
Anh hôn tôi cái hôn thắm thiết
Đôi mắt long lanh như thầm gửi điều gì
Anh đứng lặng nhìn theo khuất bước tôi đi
Sáng nay tôi trở lại Thủ đô yêu quý
Hạt mưa bay trên đầu cây ngọn cỏ
Vườn nhà ai đào chớm nở những mầm non
Cả phố phường chuẩn bị đón xuân sang
Đi giữa dòng người sao cứ băn khoăn day dứt
Làm thế nào để Anh được ấm hơn đôi chút
Bát cơm đầy thêm thịt cá rau tươi
Cứ mỗi lần gió mùa đông bắc thổi về xuôi
Chắc điểm tựa lại rét nhiều Anh nhỉ
Gió ơi gió nhắn đôi lời thủ thỉ
Gửi tới Anh bao nỗi nhớ tình thương .


Thôi hôm nay 18/2 rồi các cụ ạ. Cuộc sống vẫn tiêp diễn và chúng ta vẫn phải bước về phía trước.
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
789
Động cơ
114,142 Mã lực
Cao cổ, giầy da,... ướt 1 lần là bỏ cả tuần ra phơi.
Nhưng đôi giầy này lại khác, rất chóng khô.
Mà bác mô tả giầy cao cổ trong rừng thì không biết bác đã thấy con vắt chưa?
Dạ, em Lai Châu, Điện Biên 4 năm ạ. Từ 78 đến 82 mới ra quân. Vắt thì thịt em tương đối cụ ạ. Sao cụ không hỏi vắt xanh, bọ chó, ve, ruồi vàng...?
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
789
Động cơ
114,142 Mã lực
Cao cổ, giầy da,... ướt 1 lần là bỏ cả tuần ra phơi.
Nhưng đôi giầy này lại khác, rất chóng khô.
Mà bác mô tả giầy cao cổ trong rừng thì không biết bác đã thấy con vắt chưa?
Bọn em đi rừng gần tính tiếng, xa tính ngày cụ ạ. Cụ có biết ngày trước đi bộ từ thị xã Lai Châu vào Leng Su Sìn, A Pa Chải hết mấy ngày không? Làm gì có đường xe đi hả cụ, chỉ đường rừng thôi. Ngựa thì không đến lượt lính và sĩ quan quèn nhá. Tầm thượng, đại úy đồn trưởng cũng cuốc bộ, còn đeo ba lô hộ cho lính mới bỏ cụ ra. Thế mà đến khi được về phép có thằng nào chê đâu. Cuốc bộ 7 đến 9 ngày mới nhìn thấy cái ô tô cụ nhé.
 

changbietgi

Xe tải
Biển số
OF-792534
Ngày cấp bằng
7/10/21
Số km
476
Động cơ
36,098 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Bờ biển xanh
PHỤC HỒI CHỮ BỊ ĐỤC Ở BIA VÀ THƠ …
(Thay một nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc năm 1979).
Nguyễn Anh Tuấn
Bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”.

Nhưng người ta đã không chỉ đục bia, mà còn “đục” cả thơ; đây là bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của tác giả Dương Soái đã bị “đục” chữ:

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”

Đây là bài thơ hiện nay thường được báo chí sử dụng kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. Đọc lên như thấy tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự đâu đó một tỉnh biên giới phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó nơi hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ là nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Câu cuối nghe rất gượng gạo. Vì sao cô gái thấy dòng sông ngầu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai chỉ toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’?

Bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế, bởi Kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến. Trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục có thể dễ dàng nhận ra, thì với bài thơ của Dương Soái ở chỗ quan trọng chỉ còn lại ba chấm (…).

Hôm nay 17-2, xin mời đọc lại bài thơ đầy đủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, để hiểu thêm về những sự thật Lịch sử không được phép quên lãng:
“Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979

PS: Trong chương trình “Giai điệu Tự hào” tháng 8/2014, tác giả Dương Soái, khi được một khách mời đề nghị, đã đọc lại bài thơ phiên bản đầy đủ. Nhưng bài viết trên báo Thể thao Văn hoá, vốn tường thuật lại chính buổi ghi hình đó, lại đăng phiên bản bị đục của bài thơ!
FB_IMG_1645162006205.jpg
Hay quá cụ. Cái gì nguyên bản đúng sự thật vẫn là hay nhất, giá trị nhất.
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
359
Động cơ
195,027 Mã lực
Tặng các Cựu binh mặt trận phía bắc

 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
789
Động cơ
114,142 Mã lực
Binh lính sĩ quan được cấp phát Quân trang niên hạn theo mùa:
Sĩ quan: Dép cho Sĩ quan thì dép rọ LX nhựa màu đỏ nâu. Giày: SQ được cấp giày da LX loại cao cổ Kosưghin, đế rất bền, cấp niên hạn cho bốn mùa 2 năm/đôi
Lính: Lính thì dép đúc xa xưa là dép đúc TQ, sau này là dép đúc VN như của QK7 màu đỏ nâu, màu đen, niên hạn 1 đôi/năm; Giày 1 năm 2 đôi giày vải, gồm giày vải cao cổ cho mùa thu-đông, giày vải mềm thấp dưới mắt cá cho mùa xuân-hè. Vào mỗi chiên dịch lại cấp phát quân trang mới. Nhưng hành quân lội rừng sông suối hay trèo đèo núi đá... thì dùng giày vải cao cổ là tốt nhất vì không trơn trượt, lội nước xong cũng nhanh khô, nếu đi giày cao cổ với nút buộc chặt ống quần (có 1 khuy và 1 nút có sẵn ở ống quần) thì chống vắt rừng tốt. Hồi 198x, giày chất lượng kém, mép đế cao su với vải bố giày mau bục, đi 1 tháng là hỏng. ...
Hồi chiến dịch năm 1980, đơn vị tôi cấp đồ chiến lợi phẩm trong kho mang ra xài, loại giày cao cổ Nam Hàn, nhưng đi đau mắt cá chân do không quen, nên phần lớn lính tự cắt bớt cổ giày và khoét lớp vải bố và cao su cứng, thấp dưới mắt cá chân, ông nào đi quen chân không đau thì đi loại giày Nam hàn này đi rừng rất bền.
Vắt thì có tất chống vắt cụ ạ, chẳng qua cách rách thì không dùng thôi. Vắt xanh nó phi vào cổ thì đeo giày gì.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,606
Động cơ
587,708 Mã lực
Em hỏi hơi lạc đề một chút: Em thấy bộ đội mình cho đến giờ vẫn đi loại dép rọ bằng nhựa màu nâu. Em có cảm giác đôi dép đó đi cứng, đau chân mà hình thức thì không đẹp nhưng sao quân đội mình không thay loại khác?
Trang phục quân đội nhiều cái quá lạc hậu so với cuộc sống. Với trình độ công nghiệp của ta giờ nghiên cứu được đôi giày ngon lành cho chiến sỹ đâu có khó và tốn nhiều tiền đâu.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Vắt thì có tất chống vắt cụ ạ, chẳng qua cách rách thì không dùng thôi. Vắt xanh nó phi vào cổ thì đeo giày gì.
Chống vắt thì cò nhiều thứ sao lại giaỳ?, mùa mưa chiên dịch năm 1980, ngòai súng đạn, còn có cấp phát đủ thứ để nằm rừng, như tăng ny lông che mưa (làm mái che võng cá nhân), võng, đồ chiến lợi phẩm trang bị như giày cao cổ như đã nêu, cuộn bông băng cá nhân Mỹ, hộp dầu bôi chống vắt Mỹ, hộp dầu chống muỗi Mỹ, xẻng gấp cá nhân đa năng Mỹ, lựu đạn M67 Mỹ, xăng tuya đi trận Mỹ, bi đông Mỹ có, TQ có... lính nào chăm xoa dầu thì cũng đỡ, còn không thì đêm nằm lâu lâu xoa nách thấy cục tròn, cấu ra thì là con vắt no máu nó chui vào từ đời nào!
 

QueViet

Xe điện
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
2,142
Động cơ
573,116 Mã lực
Trang phục quân đội nhiều cái quá lạc hậu so với cuộc sống. Với trình độ công nghiệp của ta giờ nghiên cứu được đôi giày ngon lành cho chiến sỹ đâu có khó và tốn nhiều tiền đâu.
Giầy dép đúng là chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ xíu nhưng còn nhiều thứ cần hơn, chắc vậy cụ ơi. Hồi thay mẫu quân phục thấy cũng mất cục to để mua sắm cho mấy xí nghiệp quân trang
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,719
Động cơ
927,565 Mã lực
Dạ, em Lai Châu, Điện Biên 4 năm ạ. Từ 78 đến 82 mới ra quân. Vắt thì thịt em tương đối cụ ạ. Sao cụ không hỏi vắt xanh, bọ chó, ve, ruồi vàng...?
Bác kể đến ruồi vàng thì bên bác rất khô.
Phía bên này ẩm ướt nên giống bọ ấy không có.
Như vậy hiển nhiên là các bác thích loại giầy cao cổ. Quân đội của các nước khác cũng chỉ có giầy cao cổ, giầy phát cho sỹ quan cũng là giầy da cao cổ của Liên Xô: giầy Cô Xơ Ghin. Chỉ có lính ta mới dùng loại giống như giầy bệt của chị em tập gym thế này thôi.
Lính Hà Giang hồi ấy rất thực dụng. Nếu ra khỏi hầm thì chỉ mặc mỗi quần đùi, dù có khi phía trên cái áo bông lính dầy cồm cộp. Cả sỹ quan cấp trung đội, có khi cả cấp đại đội nữa. Quần dài khi ống quần ẩm, vải dính vào đầu gối mỗi bước căng ra mất sức, mặc quần đùi đỡ được rất nhiều!
Lính trên này ở lâu tóc sẽ dài xõa vai, cổ, tay đeo vòng,... Thấy bóng người mặc áo chít gấu pháo tầu sẽ bắn vài tiếng vào chỗ đó, áo rằ ri mà ở gần chúng chụp H12 kín quả đồi luôn. Xuất hiện lính tóc ngắn tần suất chúng bắn tăng lên cũng kéo dài cả tuần.
Chỉ khi xuống Hà Giang sẽ mang theo quần dài và dép trong ba lô, đến cây số 4 mới mặc và đổi giầy.
Đôi giầy này rất có ích cho tụi em. Đi tải đạn ban đếm. Không có đường thực sự, dù vẫn phải bám theo, lệch là dính mìn. Pháo bắn suốt ngày đêm nên mảnh cây, mảnh đá đầy mặt đường. Không phải lúc nào cũng rảo bước được, nhiều lúc còn phải chạy. Mà dù có trăng cũng khó phân biệt được chỗ đặt được chân cho vững. Nghe tiếng xoẹt thì bất chấp phía trước hay bên cành là cái gì cũng phải lao ngay xuống mặt đường. Có trẹo chân, đá, cành cây xé toác chân thì hôm sau vẫn phải đi, nếu không muốn bi kết tội run sợ. Mà đến giờ em chưa thể nhớ được lần đã ngã nào, vì hình như lúc ấy nỗi sợ hãi át tất cả.
Với cách dùng như vậy thì đôi giầy cũng không thể tồn tại lâu, em không nhớ bao nhiêu lâu, nhưng họ cấp phát rất thường xuyên.
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,606
Động cơ
587,708 Mã lực
Giầy dép đúng là chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ xíu nhưng còn nhiều thứ cần hơn, chắc vậy cụ ơi. Hồi thay mẫu quân phục thấy cũng mất cục to để mua sắm cho mấy xí nghiệp quân trang
Những thứ gì được trang bị cho cá nhân người lính được đầu tư rất ít. Không chỉ riêng giày dép đâu. Tư duy quân sự của ta vẫn lạc hậu như thời 60s thế kỷ trước.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,719
Động cơ
927,565 Mã lực
Các bác đang kể về thuốc hay tất,... chống vắt. Trước đây cũng nghe các bác đánh Mỹ kể, nhưng bên em dù hồi đó gần như được cả nước ưu tiên, nhưng không nghe đến đồ này!
Còn vắt thì ven suối cũng có, cứ chỗ ẩm ướt là chúng có mặt, còn đồi khô như đồi tranh, đồi cây lau thì gần như vắng mặt.
Muốn thấy nhiều vắt phải bỏ bờ suối lên rừng nứa. Nhưng nhiều nhất phải là những cái khe núi đá, nơi nhiều lá cây ẩm, mục. Đến đấy giơ chân lên khua 1 vòng sẽ nghe tiếng rào rào. Tụi vắt dựng lên hướng theo bàn chân khua trên chúng.
Nhưng người biết về vắt cứ đi đều thì rất ít khi bị chúng bám. Biết được chỗ nhiều, chỗ ít đi qua đến chỗ trống sẽ gỡ kịp trước khi chúng bò vào hút máu ở kẽ ngón chân!
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,923
Động cơ
448,878 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Năm 1979, Việt Nam không tổ chức phòng thủ đầy đủ, bị bất ngờ vì chủ quan nên thiệt hại cũng lớn.
Em có đọc hồi ký của một cụ ở Bộ tổng tham mưu nói, ngày đó, bộ trưởng BQP VTD đi Cam, hạ cấp báo động, các tỉnh biên giới thì gọi chỉ huy các đơn vị bộ đội về họp..... nói chung là ta bị bất ngờ
Cụ nhầm mốc th gian rồi, năm 1979 bộ trg QP Việt Nam vẫn là cụ Giáp.
Tôi khá băn khoăn về chuyện này, ko hiểu sao ngày 17/2/79 mình bị bất ngờ như thế.
 

QueViet

Xe điện
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
2,142
Động cơ
573,116 Mã lực
Những thứ gì được trang bị cho cá nhân người lính được đầu tư rất ít. Không chỉ riêng giày dép đâu. Tư duy quân sự của ta vẫn lạc hậu như thời 60s thế kỷ trước.
Thì cụ thấy sắm vài ba thứ đồ chơi : con Su, con S, con Kilo.... đã là cực khủng cho ngân sách rồi
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
E vẫn thấy các cụ nhà ta khoét mũi giầy để thoát nước trong giầy cho nhanh. Mà cụ trong ảnh lại ko chơi bài đấy cụ nhỉ? Hay là tân binh??

Loại giầy này đi để chụp ảnh đội hình không đẹp, nhưng lại rất tiện dụng đi lại ở điều kiện VN, nhất là khu vực rừng núi. Với đế cao su mỏng và mềm, ở vùng núi đá Hà Giang nó bảo vệ cho đôi chân tránh tổn thương khi chạy, nhẩy giữa các mỏm đá mà vẫn thấy rất thoải mái như đi chân đất, không bị nặng, bí và đặc biệt rất nhanh khô sau khi lội nước.
Không như đôi dép cao su, rất dễ tụt quai, nhất là khi lội vào bùn, giầy này buộc dây lại thì không bao giờ sợ nữa. Ai đã đi dép cao su qua vùng đất sét thịt biết ngay, nhưng với đôi giầy này lại chẳng sợ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top