[Funland] Phim tài liệu cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,864
Động cơ
3,307,902 Mã lực
Em mượn bản đồ của cụ Dream 100 để nhắc lại các địa danh thời 1979

Ngày 17-2-1979: Trung quốc xâm lược toàn tuyến biến giới phía bắc Tổ quốc gồm 6 tỉnh: Lai Châu (nay là 2 tỉnh Lai Châu, Điện Biên), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái, một phần của tỉnh Sơn La), Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh

View attachment 6898989
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,132
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mít tinh mừng chiến thắng 🇻🇳 🌹
1645077734912.png

1645077589062.png

1645077543979.png
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,864
Động cơ
3,307,902 Mã lực
Bố mẹ em kể thời đấy nếu ko ở vùng đó thì dân không biết mấy đâu. Đến bây giờ thông tin nhiều mới biết. Các cụ nào là thanh niên tầm thế hệ đó thì confirm hộ với ạ.
Tháng 2 năm 1979 em 10 tuổi, đang học lớp 4 hệ 10 năm
Cuộc chiến này em và tất cả người dân tỉnh Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên ngày nay) nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đều biết rất rõ cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược
- Trên hệ thống loa truyền thanh,đều đặn đưa tin chiến sự.
- Các báo chí phổ biến ở tỉnh Hải Hưng: Nhân dân, QĐND, báo Hải Hưng, báo Văn nghệ, báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong,...đăng liên tục
- Tự vệ ở các nhà máy, dân quân ở khu dân cư, thanh niên, học sinh cấp III được huấn luyện quân sự
- Liên tục có các cuộc mít tinh được tổ chức để biểu dương lực lượng, lên án tội ác quân bành trướng
- Pa nô,áp phích, tranh cổđộng chống quân Bành chướng treo, vẽ, dán đầy ở đường và các bức tường nơi công cộng
- Trẻ trâu tụi em học cấp I và các anh chị cấp II tham gia đào giao thông hào ngay trong trường học

Chúng em nghe và thuộc lòng những mẩu chuyện chiến đấu của các liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm,...
- Đầu giờ vào lớp, bài hát ưa thích nhất mà bạn quản ca cho lớp hát chính là bài Chiến đấu vì Độc lập Tự do
- Bộ phim được ưa thích nhất: Đất Mẹ
- Chương trình phát thanh được chờ đợi nhất: Kể chuyện Cảnh giác phát lúc 19-19h30 tối thứ bảy hàng tuần nói về các chú công an, bộ đội biên phòng bắt thám báo Trung Quốc.
Tiếp đó là mục Phát thanh Quân đội từ 6h30-7h00 mỗi ngày trong đó 2 tiết mục: Truyện kể ở Đại đội phát từ 6h45-7h00 sáng thứ bảy và cả chương trình PTQĐ của ngày chủ nhật cũng đc háo hức chờ đón
 

Lỗi lầm

Xe đạp
Biển số
OF-761934
Ngày cấp bằng
5/3/21
Số km
28
Động cơ
43,020 Mã lực
Có cụ nào sưu tầm được quyển này chưa ạ? Em hóng với
576AB0E8-D1F8-40C2-BF96-566931F5A6B4.jpeg
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,851
Động cơ
443,595 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,132
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tháng 2 năm 1979 em 10 tuổi, đang học lớp 4 hệ 10 năm
Cuộc chiến này em và tất cả người dân tỉnh Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên ngày nay) nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đều biết rất rõ cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược
- Trên hệ thống loa truyền thanh,đều đặn đưa tin chiến sự.
- Các báo chí phổ biến ở tỉnh Hải Hưng: Nhân dân, QĐND, báo Hải Hưng, báo Văn nghệ, báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong,...đăng liên tục
- Tự vệ ở các nhà máy, dân quân ở khu dân cư, thanh niên, học sinh cấp III được huấn luyện quân sự
- Liên tục có các cuộc mít tinh được tổ chức để biểu dương lực lượng, lên án tội ác quân bành trướng
- Trẻ trâu tụi em học cấp I và các anh chị cấp II tham gia đào giao thông hào ngay trong trường học

Chúng em nghe và thuộc lòng những mẩu chuyện chiến đấu của các liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm,...
Đầu giờ vào lớp, bài hát ưa thích nhất mà bạn quản ca cho lớp hát chính là bài Chiến đấu vì Độc lập Tự do
  • Năm 1979 mình 16 tuổi - đang học lớp 10/10 ở Thái Nguyên
  • Tháng 6/1979 Quân đoàn 3 hành quân cấp tốc (theo đường bộ) từ Tây Nguyên ra Thái Nguyên
  • Cùng thời gian, Quân đoàn 2 di chuyển từ Campuchia về nước bằng đường biển (qua Tân cảng Sài gòn - Hải Phòng) sau đó đi Thái Nguyên, Bắc Giang - Lạng Sơn..
  • Nhiều bạn bè cấp 2 (các bạn lớn hơn 2-3 tuổi vì đi học muộn) đã nhập ngũ sau lệnh Tổng động viên của CT Nước!
  • Rất nhiều các gia đình ở Cao Bằng phải tạm thời sơ tán về Thái nguyên tránh giặc
  • Các anh chị đang là sinh viên được huy động đi dân công, xây dựng phòng tuyến sông Cầu
  • Nhiều anh, chị sinh viên ra trường thời 1979-80-81 được lựa chọn ra nhập sĩ quan dự bị, được huấn luyện thêm và bổ xung vào các binh chủng chủ lực của quân đội!
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Nhìn những bia mộ chiến sĩ vô danh Không biết tên ngày mất cùng 17/2/1979 ở Nghĩa trang Vị Xuyên mà đau lòng. Phần lớn các anh ra đi giữa mùa Xuân tuổi trẻ. Mười chín đôi mươi đã phải đền nợ nước vì âm mưu thâm độc của kẻ thù phương Bắc. Không thể nào quên!


Ảnh: Nguyen Son
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,092
Động cơ
552,300 Mã lực
Cứ năm nào cũng vậy đến những nhày này lại thấy bồi hồi
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,396
Động cơ
321,524 Mã lực
Tuổi
58
Tại sao người ta ko tổ chức thăm viếng các gia đình thương binh liệt sĩ chiến tranh 17/2/1979 và vinh danh họ nhỉ?
Hơn trước rồi mà, gần đây đã có nhiều lđ cao lên thắp hương rồi, chắc từ từ, em nghĩ thế.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Ghi ở Nghĩa trang Vị Xuyên

Hôm nay về lại nơi này...!
Tao thì thầm gọi tụi bay đâu rồi.?
Thuốc đây hút lấy vài hơi
Như ngày nằm ở Hang Dơi ấy mà.!

Điếu thuốc chung, xẻ làm ba
Để cho rét đỡ cắt da chúng mình
Kệ cho pháo bắn ùng uỳnh
Bên nhau đồng đội nghĩa tình sắt son

Ngày mai đứa mất đứa còn
Lời thề bám đá, quyết tròn chữ trung
Thề phải giữ chốt đến cùng
Máu xương gửi khắp núi rừng biên cương...!

Thằng thì còn được nắm xương
Đứa thành cát bụi vấn vương mây chiều
Còn tao dáng đổ liêu xiêu
Một chân gửi chốt tiền tiêu năm nào..!

Thân nát bấy dưới chiến hào
Đồng đội đưa xuống xếp vào tử binh
Ai ngờ tao được hồi sinh
Được về với mẹ quê mình bạn ơi.!

Hôm nay lên được đây rồi. !
Tao chỉ mang chút quà thôi bạn à
Mấy bao thuốc, vài lạng trà
Nén hương thắp giữa bao la đất trời..

Gió sương mấy chục năm rồi
Còn nguyên ký ức một thời trẻ trai
Bạn luôn mãi tuổi hai mươi
Còn tao tóc bạc đã hai phần đời

Thành tâm gọi bạn, bạn ơi..!
Đứa ở đây, đứa mải chơi chưa về..
Mưa giông dải xuống não nề
Đất Vị Xuyên khắp bốn bề mây giăng.

Thơ: Nguyễn Ngọc



 

cu mậm

Xe buýt
Biển số
OF-727986
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
873
Động cơ
68,672 Mã lực
Tháng 2 năm 1979 em 10 tuổi, đang học lớp 4 hệ 10 năm
Cuộc chiến này em và tất cả người dân tỉnh Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên ngày nay) nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đều biết rất rõ cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược
- Trên hệ thống loa truyền thanh,đều đặn đưa tin chiến sự.
- Các báo chí phổ biến ở tỉnh Hải Hưng: Nhân dân, QĐND, báo Hải Hưng, báo Văn nghệ, báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong,...đăng liên tục
- Tự vệ ở các nhà máy, dân quân ở khu dân cư, thanh niên, học sinh cấp III được huấn luyện quân sự
- Liên tục có các cuộc mít tinh được tổ chức để biểu dương lực lượng, lên án tội ác quân bành trướng
- Pa nô,áp phích, tranh cổđộng chống quân Bành chướng treo, vẽ, dán đầy ở đường và các bức tường nơi công cộng
- Trẻ trâu tụi em học cấp I và các anh chị cấp II tham gia đào giao thông hào ngay trong trường học

Chúng em nghe và thuộc lòng những mẩu chuyện chiến đấu của các liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm,...
- Đầu giờ vào lớp, bài hát ưa thích nhất mà bạn quản ca cho lớp hát chính là bài Chiến đấu vì Độc lập Tự do
- Bộ phim được ưa thích nhất: Đất Mẹ
- Chương trình phát thanh được chờ đợi nhất: Kể chuyện Cảnh giác phát lúc 19-19h30 tối thứ bảy hàng tuần nói về các chú công an, bộ đội biên phòng bắt thám báo Trung Quốc.
Tiếp đó là mục Phát thanh Quân đội từ 6h30-7h00 mỗi ngày trong đó 2 tiết mục: Truyện kể ở Đại đội phát từ 6h45-7h00 sáng thứ bảy và cả chương trình PTQĐ của ngày chủ nhật cũng đc háo hức chờ đón
10 tuổi mà cụ nhớ được từng ấy thì trí nhớ cụ tốt thật. Vote cụ.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,806
Động cơ
500,254 Mã lực
Nhìn những bia mộ chiến sĩ vô danh Không biết tên ngày mất cùng 17/2/1979 ở Nghĩa trang Vị Xuyên mà đau lòng. Phần lớn các anh ra đi giữa mùa Xuân tuổi trẻ. Mười chín đôi mươi đã phải đền nợ nước vì âm mưu thâm độc của kẻ thù phương Bắc. Không thể nào quên!


Ảnh: Nguyen Son
Em đề nghị cụ đổi chữ "âm mưu thâm độc của kẻ thù phương Bắc" thành từ chỉ thẳng mặt là "quân Trung Quốc", những thằng ra lệnh đánh chiếm VN lúc đó là tội ác diệt chủng chống lại loài người, từ ngày 17/2/1979 bọn xâm lược Trung quốc chiếm được thôn làng bản nào là phá sạch giết sạch cướp sạch, Quân và dân VN đã chiến thắng đuổi chúng ra khỏi biên giới giành lại đất nước. Tội ác man rợ của chúng đời đời người Việt không quên.
Người dân Trung Quốc cũng chỉ là công cụ bị bắt phải thực hiện theo chỉ đạo của tập đoàn bành trướng bá quyền mà cầm đầu là Đặng Tiểu Bình.
Không thể sống chỉ vì quá khứ oai hùng, bi tráng của dân tộc. Khép lại đau thương để cùng với nhân dân Trung Quốc làm ăn, phát triển kinh tế nhưng cần đề phòng bọn diều hâu không nguôi lúc nào âm mưu giết hại thôn tính nước ta, nó thèm muốn đất đai, vị trí của nước ta, chưa lúc nào nó thôi cơn thèm khát.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,396
Động cơ
321,524 Mã lực
Tuổi
58
Tháng 2 năm 1979 em 10 tuổi, đang học lớp 4 hệ 10 năm
Cuộc chiến này em và tất cả người dân tỉnh Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên ngày nay) nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đều biết rất rõ cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược
- Trên hệ thống loa truyền thanh,đều đặn đưa tin chiến sự.
- Các báo chí phổ biến ở tỉnh Hải Hưng: Nhân dân, QĐND, báo Hải Hưng, báo Văn nghệ, báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong,...đăng liên tục
- Tự vệ ở các nhà máy, dân quân ở khu dân cư, thanh niên, học sinh cấp III được huấn luyện quân sự
- Liên tục có các cuộc mít tinh được tổ chức để biểu dương lực lượng, lên án tội ác quân bành trướng
- Pa nô,áp phích, tranh cổđộng chống quân Bành chướng treo, vẽ, dán đầy ở đường và các bức tường nơi công cộng
- Trẻ trâu tụi em học cấp I và các anh chị cấp II tham gia đào giao thông hào ngay trong trường học

Chúng em nghe và thuộc lòng những mẩu chuyện chiến đấu của các liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm,...
- Đầu giờ vào lớp, bài hát ưa thích nhất mà bạn quản ca cho lớp hát chính là bài Chiến đấu vì Độc lập Tự do
- Bộ phim được ưa thích nhất: Đất Mẹ
- Chương trình phát thanh được chờ đợi nhất: Kể chuyện Cảnh giác phát lúc 19-19h30 tối thứ bảy hàng tuần nói về các chú công an, bộ đội biên phòng bắt thám báo Trung Quốc.
Tiếp đó là mục Phát thanh Quân đội từ 6h30-7h00 mỗi ngày trong đó 2 tiết mục: Truyện kể ở Đại đội phát từ 6h45-7h00 sáng thứ bảy và cả chương trình PTQĐ của ngày chủ nhật cũng đc háo hức chờ đón
Em nhớ có hào trong trường, nhưng không nhớ mình có đào không kkk. Súng thì có mấy khẩu, mà chỉ vài thằng tay khỏe trong lớp mới kéo được cái chốt ra sau để lên đạn (không có phát đạn). Công nhận với anh Ba, dân VN gần gũi thật đấy, nhưng khi cần thì cũng...nhất bét. :D
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực


Đây là hình chụp nguyên vẹn một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (tiếng Tàu: "Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế"), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Chuyện là thế này.
Đại đội sơn cước ra hàng này, thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô. Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’ là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người.
Sáng 11/3, cánh Tây của tiểu đoàn 2 gồm đại đội 8 đặc nhiệm có Sở chỉ huy tiền phương trung đoàn 448 với Trung đoàn trưởng Hồ Khánh Trung và Phó chính ủy Long Đức Xương đi kèm bị quân đội Việt Nam tập kích ở thôn Nà Ca (xã Minh Tân, huyện Nguyên Bình). Quân Việt Nam không đông, nhưng chiếm được địa thế có lợi, dùng súng máy bắn quét. Phía Trung Quốc bất ngờ, không kịp trở tay nên thương vong nặng nề.
Khi các đơn vị còn lại rút được êm xuôi, đại đội sơn cước 8 dùng phải bản đồ cũ (75 tuổi) nên thành ra 1 đám "trẻ lạc" và bị quân ta phản công bao vây trên một mỏm đồi đá. Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Chính vì vậy, Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng. Khi ra hàng và giao nộp vũ khí, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.
Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:
"Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc" :v
Nói là một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, vì chưa từng có đơn vị quân đội của một quốc gia theo thể chế XHCN nào vẫy cờ trắng kèm Nghị quyết của Chi Uỷ Chi bộ như thế cả. (kể cả trong thế chiến 2, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam)
Đây cũng được cho là điều chưa từng có trong lịch sử quân đội Trung Quốc từ xưa đến nay và bị báo chí nước này gọi là "sự kiện nhục nhã". Vụ việc đã được đưa thành giáo trình phản diện điển hình của việc tăng cường chỉ huy trong quân đội Trung Quốc.
Sau khi được trao trả, Lý Hòa Bình, đại đội trưởng và Phùng Tăng Mẫn, chính trị viên Đại đội 8 nhận án 10 năm tù giam vì tội ''phản bội đầu hàng''.
Do phạm quá nhiều sai lầm và thiệt hại nặng, trong đợt điều chỉnh biên chế năm 1985, quân đoàn 50 và Sư đoàn 150 với 4 trung đoàn trực thuộc bị xóa phiên hiệu, vĩnh viễn không còn tồn tại trong biên chế của quân đội Trung Quốc.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,396
Động cơ
321,524 Mã lực
Tuổi
58


Đây là hình chụp nguyên vẹn một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (tiếng Tàu: "Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế"), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Chuyện là thế này.
Đại đội sơn cước ra hàng này, thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô. Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’ là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người.
Sáng 11/3, cánh Tây của tiểu đoàn 2 gồm đại đội 8 đặc nhiệm có Sở chỉ huy tiền phương trung đoàn 448 với Trung đoàn trưởng Hồ Khánh Trung và Phó chính ủy Long Đức Xương đi kèm bị quân đội Việt Nam tập kích ở thôn Nà Ca (xã Minh Tân, huyện Nguyên Bình). Quân Việt Nam không đông, nhưng chiếm được địa thế có lợi, dùng súng máy bắn quét. Phía Trung Quốc bất ngờ, không kịp trở tay nên thương vong nặng nề.
Khi các đơn vị còn lại rút được êm xuôi, đại đội sơn cước 8 dùng phải bản đồ cũ (75 tuổi) nên thành ra 1 đám "trẻ lạc" và bị quân ta phản công bao vây trên một mỏm đồi đá. Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng. Chính vì vậy, Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng. Khi ra hàng và giao nộp vũ khí, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết.
Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:
"Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc" :v
Nói là một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, vì chưa từng có đơn vị quân đội của một quốc gia theo thể chế XHCN nào vẫy cờ trắng kèm Nghị quyết của Chi Uỷ Chi bộ như thế cả. (kể cả trong thế chiến 2, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam)
Đây cũng được cho là điều chưa từng có trong lịch sử quân đội Trung Quốc từ xưa đến nay và bị báo chí nước này gọi là "sự kiện nhục nhã". Vụ việc đã được đưa thành giáo trình phản diện điển hình của việc tăng cường chỉ huy trong quân đội Trung Quốc.
Sau khi được trao trả, Lý Hòa Bình, đại đội trưởng và Phùng Tăng Mẫn, chính trị viên Đại đội 8 nhận án 10 năm tù giam vì tội ''phản bội đầu hàng''.
Do phạm quá nhiều sai lầm và thiệt hại nặng, trong đợt điều chỉnh biên chế năm 1985, quân đoàn 50 và Sư đoàn 150 với 4 trung đoàn trực thuộc bị xóa phiên hiệu, vĩnh viễn không còn tồn tại trong biên chế của quân đội Trung Quốc.
Công cuộc bảo vệ đất nước Việt, quá nhiều cái độc đáo trên thế giới kiếm đâu ra. RIP các anh các chú.
Em nghĩ bị tẩy não nên thế, giống như cái băng được ghi nhiêu phát ra bấy nhiêu.
 
Chỉnh sửa cuối:

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
2,990
Động cơ
313,177 Mã lực
  • Năm 1979 mình 16 tuổi - đang học lớp 10/10 ở Thái Nguyên
  • Tháng 6/1979 Quân đoàn 3 hành quân cấp tốc (theo đường bộ) từ Tây Nguyên ra Thái Nguyên
  • Cùng thời gian, Quân đoàn 2 di chuyển từ Campuchia về nước bằng đường biển (qua Tân cảng Sài gòn - Hải Phòng) sau đó đi Thái Nguyên, Bắc Giang - Lạng Sơn..
  • Nhiều bạn bè cấp 2 (các bạn lớn hơn 2-3 tuổi vì đi học muộn) đã nhập ngũ sau lệnh Tổng động viên của CT Nước!
  • Rất nhiều các gia đình ở Cao Bằng phải tạm thời sơ tán về Thái nguyên tránh giặc
  • Các anh chị đang là sinh viên được huy động đi dân công, xây dựng phòng tuyến sông Cầu
  • Nhiều anh, chị sinh viên ra trường thời 1979-80-81 được lựa chọn ra nhập sĩ quan dự bị, được huấn luyện thêm và bổ xung vào các binh chủng chủ lực của quân đội!
Lúc đấy nhà em ở Bắc Cạn, bố tham gia dân quân tự vệ, mẹ và em (đang trong bụng mẹ :) ) sơ tán trong rừng, bà chị 3 tuổi 1 mình sơ tán về nhà họ hàng Thái Nguyên. Năm 81 nhà e chuyển về Thái Nguyên và hồi ấy chỉ biết QĐ 3 binh đoàn Tây Nguyên đóng quân tại Thái Nguyên để chống Tàu, sau này lớn lên tìm hiểu mới biết là QĐ2 đã chiến đấu trực tiếp với kẻ thủ trước khi QĐ3 hành quân ra Bắc. Ngày bé suốt ngày được xem súng ống, xa tăng, pháo và tên lửa phòng không xịn...còn cả những lần hành quân của QĐ3, vẫn nhớ như in hình ảnh ấn tượng ko thể quên khi hàng chục chiếc xe tăng được vận chuyển trên những toa tàu hàng, trẻ em cứ đuổi theo vẫy tay rối rit.
 
Chỉnh sửa cuối:

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi đấy hội tân binh còn truyền nhau giai thoại pháo binh tq nó phản pháo chính xác, bắn toác nòng pháo ta nếu bắn xong không kịp di chuyển. Lúc ấy cháu đang ở T56 gần sb Kép mà cứ mắt tròn mắt dẹt không rõ thực hư. Sau đận VX 84 mới thấy nó bắn ác thật.
Trung quốc nó bắn pháo chuẩn là do nó có hệ thống rada cho pháo binh, cái này do phương Tây cung cấp cho nó.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,132
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lúc đấy nhà em ở Bắc Cạn, bố tham gia dân quân tự vệ, mẹ và em (đang trong bụng mẹ :) ) sơ tán trong rừng, bà chị 3 tuổi 1 mình sơ tán về nhà họ hàng Thái Nguyên. Năm 81 nhà e chuyển về Thái Nguyên và hồi ấy chỉ biết QĐ 3 binh đoàn Tây Nguyên đóng quân tại Thái Nguyên để chống Tàu, sau này lớn lên tìm hiểu mới biết là QĐ2 đã chiến đấu trực tiếp với kẻ thủ trước khi QĐ3 hành quân ra Bắc. Ngày bé suốt ngày được xem súng ống, xa tăng, pháo và tên lửa phòng không xịn...còn cả những lần hành quân của QĐ3, vẫn nhớ như in hình ảnh ấn tượng ko thể quên khi hàng chục chiếc xe tăng được vận chuyển trên những toa tàu hàng, trẻ em cứ đuổi theo vẫy tay rối rit.
Vâng cụ. Một thời khó khăn nhưng hào hùng của dân tộc. 🌹 🇻🇳
Bọn mình thức cả đêm để xem xe tăng và xe chuyển quân chạy trên QL3!
 
Chỉnh sửa cuối:

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,424
Động cơ
496,606 Mã lực
Vâng cụ. Một thời khó khăn nhưng hào hùng của dân tộc. 🌹 🇻🇳
Bọn mình thức cả đêm để xem xe tăng và xe chuyển quân chạy trên QL3!
Năm đó em lớp 1, tuyến đường được trẻ con bọn em hóng hớt nhiều là đường sắt đoạn từ ga Quan triều xuống ga Đồng quang vì nhà em trong đó, rồi kéo nhau sang Đồng bẩm khi hóng được QĐ 3 đi đường 1B lên Lạng sơn. Đường 1B bị cày nát đến tận những năm 88,89 em đi vẫn nát chưa được sửa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top