Do bị treo bằng hết 1 tháng, tôi đành chịu nhịn tới giờ mới bày tỏ được vài lời về phim. Xem hôm 2-3. Cả nhà 4 người.
Kết quả sau khi xem:
- Bà xã: Trần Lực diễn hay nhất. Hai chị kế bên khóc thút thít.
- Con gái 12 tuổi: phim hay mà ba.
- Con trai 16 tuổi: ok, được đấy!
...
Điểm chung: không như một số cụ mợ các người xem của gia đình mình đều không có gì khó hiểu với mạch phim. Đây là một phim sử thi lãng mạn. Kiểu "24 giờ cuối cùng của...". Vừa mag phong cách hành động, vừa phải nhiều miếng gây cười, và phải chuyển được thông điệp ngầm kép về tình yêu (lứa đôi và Tổ Quốc) và sức mạnh tình thần của con người (Việt Nam và nhấn mạnh chất Hà Nội).
Phim được may mắn có cơ sở (khi được Tiktoker Giao Cùn theo dõi từ khâu sản xuất, chứ không phải tình cờ xem phim thấy hay). Nói vậy nghĩa là 10 năm nung nấu kịch bản của đạo diễn Phi Tiến Sơn là "bột" xịn. Và thông minh hơn các film NN khác là tinh thần film chạm vào những gì rất "con người cụ thể" và dễ cảm ứng, dễ lây lan cảm xúc, không thần thánh hóa, anh hùng hóa như dòng phim "cách mạng kinh điển" nơi nhân vật chính chỉ có đúng cấm có sai, chỉ có cao thượng không có ngớ ngẩn, chỉ có chiến thắng chứ không chiến bại. Đối với thời đại ngày nay cách làm film tuyên truyền này dần tiệm cận với cách làm film tuyên truyền của...Mỹ.
Thật vậy, film Mỹ chỉ là cỗ máy tuyên truyền cho thế giới về sự ưu việt của người Mỹ, công nghệ Mỹ, văn hóa Mỹ, chứ không sâu sắc như phim châu Âu, nơi các nhà làm phim có tư tưởng nghệ thuật riêng của mình, không ca tụng văn minh châu Âu (như cách film Mỹ làm). Kể cả làm film về bối cảnh châu Âu, người Mỹ cũng áp đặt thế giới quan thượng đẳng-Mỹ là ngoại lệ" vào tất cả.
Nhưng cỗ máy làm fil tuyên truyền đó đó nghiên cứu tâm lý xã hội rất kỹ, như một bậc thầy của chiến tranh tâm lý. Vì thế, đại chúng nói chung là vẫn thích xem phim Mỹ, dẽ dãi như ăn hamberger.
...
Nói Đào, Phở và Piano tiệm cận lối làm phim tuyên truyền kiểu Mỹ, là bởi đây chính là một phim tuyên truyền. 100%. Nhưng hay. Hay hơn nhiều so với ca ngợi tuyến tính một chiều trước đây. Vì thế nó dễ dàng nhận được sự đồng cảm dù dựng phim còn nhiều sơ xuất. Ca ngợi tinh thần yêu nước nhưng thấy được số phận cụ thể của từng con người chứ không hô hào, lên gân. Có người yêu nước hăng hái, triệt để, nhưng cũng có người bộc phát tại hoàn cảnh nào đó (như nhân vật cha xứ hay me xừ Phán). Thế nó mới thật.
Hay cô gái lạc đường (chứ không phải cô gái mở đường) là thật. Rất thật. Trong buổi đầu kháng chiến, sự lãng mạn cách mạng cũng chuyển hóa nhiều màu muôn vẻ. Chứ không nhất nhất "cùng nhau đi hùng binh". Cô bị lạc trên đường tản cư. Rồi loay hoay tìm về người yêu là chuyện tự nhiên. Chuyện cậu người yêu ngơ ngáo hăng tiết vịt có thể hơi quá 1 chút, nhưng chỉ có thế, tinh thần quả cảm lãng mạn và ngây thơ là một xúc tác giúp người xem "thấy mình trong nhân vật" rằng ai cũng có thể ở vào hoàn cảnh ấy.
Kể cả cái đêm tân hôn để ngày mai chiến đấu trận cuối, cũng là ước nguyện từ đầu của cậu dân quân (cảm tử quân ba càng). Điều này là rất phù hợp tâm lý con người, những người bị đồng đội bỏ lại vì bất tín nhiệm nhưng vẫn quyết tâm giữ tinh thần của mình - tinh thần cảm tử quân thì việc ở lại để chiến đấu nốt trận cuối khi cơ hội rút lui đã hết, là hiểu được.
Trên bối cảnh đậm hoocmon lãng mạn ấy, như ngày nay không vì lý do cao cả gì, các cô câu yêu nhau cũng hay có trò chết cùng nhau, thì đôi uyên ương chọn cùng sinh cùng tử là việc không có gì quá khi họ được tắm trong mọi cảm xúc thiêng liêng.
...
Phim có nhiều cái mới mẻ, hấp dẫn đấy bà con. Dù chỉ là sự khởi đầu: khởi đầu cho phong cách làm phim dựa trên nhu cầu của khán giả cho dù xuất phát điểm là gì.