Bác
paulsteigel vừa cắt nghĩa giải thích
về 3 từ tín, đạt, nhã.
Có thể nói (coi) đây là khuôn vàng thước ngọc của một người làm nghề phiên dịch nhất là thông dịch.
Để đảm bảo từ tín người dịch cần có một bộ nhớ, và một vốn từ đồ sộ, cũng như sự thông minh nhanh nhẹn, để kịp thời áp dụng linh hoạt từ nào cho phù hợp nhất.
Muốn bảo đảm từ đạt thì người dịch, phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp của cả hai ngôn ngữ đang dịch cũng như
kịp thời, giữ hoặc đảo hay chuyển đổi cấu trúc, bởi vì một điều cơ bản nhất mà ai cũng biết được là trong tiếng Việt Nam trạng ngữ chỉ thời gian thường được nêu ở đầu câu, trong khi tiếng nước ngoài nhất là tiếng Anh thì trạng ngữ chỉ thời gian để ở cuối câu.
Đây cũng là một cách kiểm tra phiên dịch cabin (dịch trực tiếp) VN coi họ đang dịch trực tiếp lời nói hay họ có trong tay văn bản (bài diễn văn) có sẵn. Vì thường người Việt Nam nếu dịch trên văn bản có sẵn thì họ sẽ để trạng ngữ chỉ thời gian đa phần ở đầu câu, vì tốc độ dịch cũng như chuyển ngữ không cho phép người ta "giữ lại" trạng ngữ chỉ thời gian lại và xếp vào cuối câu đúng cấu trúc tiềng Anh. Trong khi, nếu có bản viết sẵn bài phát biểu và nhìn vào bài có sẵn rồi dịch trực tiếp, thì người phiên dịch sẽ chuyển trạng ngữ chỉ thời gian cuối câu thức đúng ngữ pháp tiếng nước ngoài (Anh).
Một ví dụ điển hình là trong buổi lễ trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997, hoặc phát biểu của tổng thống Bill Clinton khi qua thăm Việt Nam: Tất cả hai bản cả hai buổi làm việc này người dịch cabin điều dich trực tiếp lời nói, không có văn bản để trước mặt!
Hầu đảm bảo từ nhã thì kiến thức văn hóa và vốn sống của người dich, vô cùng phong phú cũng như rèn luyện không ngừng vì nếu có những từ hay những câu mà viết đúng theo tiếng Việt thì khi nói (dich) người NN sẽ không hiểu gì cả, cũng như ngược lại!
Ví dụ trong Việt Nam có cụm từ "Củ Chi đất thép thành đồng" nhưng với người nước ngoài đồng không phải là kim loại cứng và do đó nếu muốn diễn tả độ cứng thì không được dùng từ "Thành
Đồng" mà phải dùng tử "Thành
sắt".
Cũng như các bác biết bà Th.ủ tướng Anh Margaret Thatcher, báo chí Anh và NN gọi là The Iron Lady (Quý bà Sắt) nhưng truyền thông Việt nam goi bà là "Bà đầm
Thép".
Hoặc trong tiếng Việt Nam bảo rằng "bán đắt như tôm tươi" nhưng tiếng Anh thì phải nói là "bán đắt như bánh mì mới ra lò".
Trong dịch thuật, có nhiều từ, nhiều khái niệm nếu dịch chính xác từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ nước kia thì người ta chẳng hiểu gì cả, hoặc phải mất thời gian để cắt nghĩa. mà khi dich phải kịp thời, tức tốc chuyển ngay sang khái niệm, hoặc cách nói của ngôn ngữ nước kia để tránh mất thời gian.
Đây cũng là một trong những điều bực mình của người phiên dịch, bởi vì khi họ dịch đúng, đảm bảo từ
nhã nhưng lũ ngu dốt, "tầm chương trích cú" lại bảo dich hay viết như vậy là không chính xác hay có vấn đề, ............
Nếu như bác
paulsteigel bảo rằng: "
Vâng chỉ 3 chữ nhưng mới khó làm sao. 3 yếu tố này có tính tương hỗ cho nhau. Người dịch tốt là người hiểu vấn đề và biết cách chuyển ngữ thế nào vào thời điểm nào. " nhưng trong thực tế đôi khi người dich không được dich đúng. không nên dịch chính xác! Bởi vì, nếu dịch đúng, hay dịch chính xác sẽ dẫn đến hệ quá kinh khủng! Trong những tinh huống à bắt buộc người dịch phải khéo léo linh hoạt, dịch "sai" hay dịch chung chung để tránh những hậu quả sau đó!
Nếu có nếu có dịp, em sẽ chia sẻ với các bác những ví dụ,tình huống mà phải dịch sai, hay bắt buộc phải dịch sai.