[Funland] Phiên dịch rất khệnh.....

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,235
Động cơ
514,300 Mã lực
Cụ nhầm rồi cụ ơi, nếu chỉ là người phát âm hộ người khác thì cụ rất thiếu hiểu biết về nghề phiên dịch hoặc cụ có ý khinh thường họ, nhất là chữ in hoa! Tóm lại mấy chữ, họ có vai trò sau đây
+ Cầu nối ngôn ngữ cho hai bên, để hai bên hiểu nhau một cách đúng đắn và dịch đảm bảo được "Tín, Đạt, Nhã";
+ Chuyển tiếp văn hóa

Phiên dịch có nhiều cấp độ:
+ Cơ bản: thông ngôn để hai bên nắm bắt được ý nhau thỉnh thoảng có thể gây xung đột vì chưa đủ tế nhị trong dùng từ;
+ Trung cấp: Làm được vai trò cầu nối và không gây xung đột;
+ Cao cấp: Chuyển tiếp được văn hóa ngôn ngữ và cầm nhịp được sự trao đổi giữa hai bên.
Tùy từng người, trình độ mà khả năng kiểm soát, phản ứng của họ tốt hay không nhưng phiên dịch tốt thì thường rất thông minh, phản ứng nhanh và nhạy cảm và muốn phiên dịch tốt thì đều phải làm việc nhiều, chăm chỉ. Những người phản ứng không tốt/ khệnh thường mới là người bắt đầu vào nghề!
Chấm hết.
Cụ có thể giải thích rõ "Tín, Đạt, Nhã" trong yêu cầu thông dịch là như thế nào? Cám ơn cụ nhiều.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,235
Động cơ
514,300 Mã lực
Còn bàn về nội dung bản dịch của "con chim đầu đàn" ntn thì xin thưa, em vốn "văn dốt vũ dát" chỉ ti toe dăm chữ tiếng Nga đủ để mua bán ngoài chợ, cãi lộn trong nhà và .... tâm sự "chuyện đêm khuya". :P Đã vậy, lại không đủ tư cách, nên không dám lạm bàn. Đành phải "mượn mồm" người khác chia sẻ thay ntn: :D



Link: https://luatminhkhue.vn/ban-dich-bai-tho-‘doi-anh-ve’.aspx

Đợi Anh Về là bài thơ rất hay của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp , đã được nhà thơ Tố Hữu dịch ra tiếng Việt (năm 1947) thông qua một bản dịch bằng tiếng Pháp . Bản dịch của Tố Hữu khá hay, và đã đi vào tâm hồn của biết bao người Việt Nam ...

Tuy nhiên tình cờ chúng tôi có được bài thơ này dưới dạng nguyên bản tiếng Nga , vì lòng yêu thích thơ và tiếng Nga tôi thử dịch lại. Bởi tôi thấy rằng bản dịch của Tố Hữu là không thật lột tả được cái hồn, cái chữ của nhà thơ Xô-Viết này.

Lời bình và sửa lại:

1. Trong khổ đầu, Tố Hữu dịch:

" Em ơi đợi Anh về
Đợi Anh hoài Em nhé "


Tố Hữu đã dùng câu điệp là thừa, hơn nữa từ " hoài " làm nghĩa câu thơ bị sái (hoài công, phí công). Cả hai câu này là lời nhắn nhủ của người lính ở xa. Anh nhắn nhủ thế là đúng, nhưng còn Anh thì sao? Không thấy nói đến. Do đó câu thơ trở nên một chiều.

Còn trong nguyên bản là :

" Em ơi, đợi Anh!
Anh sẽ về "


Hai câu là hai vế khác nhau. Một vế nhắn nhủ Em, còn một vế nhắn với Em rằng: Anh sẽ về. Đây là niềm tin hi vọng của cả hai bên, và cũng là niềm chung thủy của người lính ở ngoài mặt trận.

2. Câu thứ 8 và thứ 9 Tố Hữu dịch là :

" Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé "


Câu này không rõ nghĩa, không chuẩn về mặt ngữ pháp và nhắc lại từ " hoài " không đắt. Nội dung chính trong nguyên tác là :" Dù các bạn của Em, có ai đó đã quên người yêu của họ, thì riêng Em cứ chờ ". Hai câu có hai vế đối lập nhau, làm tăng thêm sức mạnh nội tâm về lòng chung thủy. Vậy nên dịch lại là :

" Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em cứ đợi "


Cụm từ " ai đó " ở đây có nghĩa không xác định, không chỉ một người cụ thể nào chứ không nên dịch như Tố Hữu là " bạn cũ có quên rồi " vì nó cụ thể quá làm bạc nghĩa. Ngoài ra, cụm từ " Dẫu ai đó "đối lập với cụm từ " Thì riêng Em " sẽ làm nổi bật lên sự kiên định của Em . Lời dịch của Tố Hữu không phản ánh được điều này.

3. Tiếp theo Tố Hữu dịch :

" Tin Anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì Em ơi cứ đợi ".


Dịch thế là sai nguyên tác, vì tác giả không hề nói :" Chẳng mong chi ngày về " nghe nó tuyệt vọng quá ( giống như từ " hoài " vậy ). Xi-Mô-Nốp không nói thế. Còn vô nghĩa là ở câu dịch :" Lòng ai dù tái tê ", bởi " lòng ai " có nghĩa không xác định, không rõ đối tượng, còn trong nguyên bản đối tượng rất cụ thể là " Lòng Em " chứ không phải là một ai khác.

Nên dịch lại là:

"Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh dù chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ "


4. Còn một khổ dài Tố Hữu dịch là:

" Em ơi, Em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong Anh trở lại..."


Khổ thơ này gần như sai hoàn toàn so với nguyên tác. Trong bài thơ, Xi-Mô-Nốp nói: " Em chờ Anh, nhưng đừng có hoàn toàn mong những điều tốt lành. Bởi vì, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra cả. Nếu chẳng may Anh có hy sinh thì nỗi đau khổ của Em, Em phải gắng quên đi trong nghị lực, hãy giúp Mẹ nuôi con thay Anh... ". Trong khổ thơ này, Tố Hữu một lần nữa lại dùng cụm từ không xác định " Dù ai nhớ thương ai " làm câu thơ trở nên vô hồn, không có nghĩa.

Thêm nữa, chỉ có 4 câu 5 chữ mà Tố Hữu đã 2 lần lặp lại , trùng văn , trùng ý: " Chẳng mong có ngày mai - .... - Hết mong Anh trở lại ... ". Trong thơ của mình Xi - Mô - Nốp không hề có ý nghĩ tiêu cực về bà mẹ như lời dịch của Tố Hữu: " Dù mẹ già con dại - Hết mong Anh trở lại ". Còn trong nguyên tác ý nghĩa rất tích cực của tác giả là : " Em hãy cố gắng quên khổ đau để nuôi Mẹ nuôi con " Tố Hữu lại bỏ mất. Có thể nói khổ thơ này dịch sai hoàn toàn cả ý, cả lời.

Nên dịch lại là :

"Chờ Anh, Anh sẽ về
( nhưng ) Đừng chỉ mong điều tốt đẹp
Như Em từng đã biết
Nỗi đau cần phải quên...
Hãy nhìn vào Mẹ hiền
Và các con thơ dại...
... Nếu Anh không trở lại
"

Như thế vừa sát nguyên văn, phản ánh được đúng tâm hồn của tác giả.

5. Lại một đoạn thơ rất hay của Xi-Mô-Nốp, nói với người vợ ở hậu phương rằng: " Nếu có người bạn gái của Em vẫn chờ chồng phương xa, thường ngồi bên cửa sổ nhâm nhi li rượu cay ( từ cay ở đây rất hay ) để có thể nguôi ngoai đi phần nào nỗi nhớ, nỗi khổ, thì Em ơi, Em hãy cứ như bạn mà uống đi ".

Nhưng Tố Hữu lại dịch khác hẳn:

" Dù bạn viếng hồn Anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì Em ơi mặc bạn
Đợi Anh hoài Em nghe
Anh của Em sắp về
"

Thì có thể nói gần như đã phóng bút đến mức bịa ra một ý khác hẳn. Trong nguyên tác, không hề có " nấm mồ xanh ", không có " ai viếng hồn ai " cả. Còn câu: " Nâng chén tình dốc cạn... " thì không thể hiểu ý tứ gì, nghĩa lí gì được nữa. Phải dịch là :

" Như ai đó đợi chờ
Vẫn ngồi bên cửa sổ
Li rượu cay, nỗi nhớ
Thì Em ơi uống đi
Cho lòng vơi nỗi khổ "


6. Và Xi-Mô-Nốp còn viết: " Nếu có người vợ nào đó có cầm lòng không được, thì đừng trách họ làm gì. Nhưng trong bom rơi đạn lửa ta (em và anh) vẫn biết chờ nhau ". Tố Hữu dịch ra ngoài ý này: " Thì Em ơi mặc bạn -.... ". Nên dịch lại là:

" Đợi Anh! Anh sẽ về
Dẫu kề bên cái chết
Nếu có ai quên hết
Chẳng biết đợi chờ ai
Đừng trách họ lạt phai
Đã không cam chờ đợi "


Đoạn này nói lên tư tưởng thoáng đạt, niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những người phụ nữ hậu phương có thể đi bước nữa, trong cảnh rất nhiều người chồng, người anh của họ đã ra đi mà không bao giờ có thể trở về.

7. Đoạn cuối Tố Hữu dịch là:

" Đợi Anh, anh sẽ về
Trong chết cười ngạo nghễ
Hẳn cho sự tình cờ...".


Trong nguyên tác không hề có sự " chết cười ", không có " ngạo nghễ ". Nói thế làm câu thơ không còn đẹp nữa. Trên đời không có sự tình cờ nào cả, mà nếu có thì cũng ra ngoài cái ý chí, lòng kiên định, sự tin tưởng của tác giả muốn nói. Cần phải dịch lại:

" Trong bom rơi lửa dội
Chỉ ta biết chờ nhau
Em ngã vào lòng đau
Lúc Anh về, Anh biết "


Biết cái gì ? Tác giả đã lí giải và nên dịch lại đoạn này như sau:

" Chỉ có Em tha thiết
Dù dòng lệ cạn khô
Em của Anh biết chờ
Không như ai, chẳng đợi ".


Sau đây là toàn bộ bài thơ “ Em ơi ! đợi anh về ” của Simonop - được ông Nguyễn Tất San và anh Nguyễn Tất Thịnh dịch lại theo nguyên bản tiếng Nga:



Em ơi, Đợi anh,
Anh sẽ về
Dù mưa rơi dầm dề
Dù ngày buồn tái tê
Thì Em ơi, cứ đợi.
Dù gió Đông tuyết dội,
Dù nắng Hạ mưa rơi
Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em, cứ đợi.
Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh thường chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ.
Như ai đó vẫn chờ,
Ngồi bên ô cửa sổ
Ly rượu cay nỗi nhớ,
Thì Em ơi uống đi
Cho lòng vơi nỗi khổ.
Đợi Anh, Anh sẽ về
Dẫu kề bên cái chết,
Nếu có ai quên hết
Chẳng biết đợi chờ ai
Đừng trách họ lạt phai
Đã không cam chờ đợi.
Trong bom rơi lửa dội
Chỉ ta biết chờ nhau
Em ngã vào lòng đau,
Lúc Anh về, Anh biết:
Anh biết Anh không chết
Đâu phải lẽ tình cờ.
Chỉ có Em tha thiết
Dẫu dòng lệ cạn khô,
Em của Anh biết chờ
Không như ai, chẳng đợi.
Konstantin Mikhailovich Simonov sinh 1919 tại thành phố Sankt-Peterburg là một nhà văn, nhà thơ và nhà biên kịch Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Có lẽ tác phẩm được biết tới nhiều nhất của Simonov là bài thơ Đợi anh về (Жди меня), một trong những bài thơ hay và được biết đến nhiều nhất của Văn học Xô viết trong Thế chiến thứ hai.

Tháng 10 năm 1941, trong khi quân Đức đang tiến như vũ bão về thủ đô Moskva và Hồng quân đang lâm vào thế phải chống đỡ rất khó khăn, Konstantin Simonov đã cho ra đời bài thơ Đợi anh về (Жди меня).

Ban đầu, bài thơ được sáng tác với ý định dành tặng riêng cho người yêu của tác giả là nghệ sĩ Valentina Serova , nhưng tình cờ tâm trạng của người lính trong bài thơ đã trùng với tâm trạng chung của hàng triệu người lính Hồng quân đang chiến đấu trên mặt trận, vì vậy " Đợi anh về " đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Liên Xô và sau đó là nhiều nước khác trên Thế giới.

---------------
...Chỉ nhờ một ngẫu hứng và đồng cảm mà tôi mới đánh bạo thử dịch "Đợi anh về" từ nguyên bản tiếng Nga, Để tưởng nhớ Simonov và tình yêu đau đớn và bất tuyệt mà ông đã dành cho nữ nghệ sĩ Valentina Serova (V.S). Cuộc hôn nhân của họ không kéo dài được tới lúc đầu bạc răng long nhưng đã giúp cho Simonov viết được những bài thơ trữ tình hay nhất của ông, mà đỉnh cao là "Đợi anh về".
Trong trường hợp này mình không đủ trình độ để đánh giá phê phán lời bình bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. Nhưng đọc bản dịch bài thơ Đợi anh về của nhà thơ Tổ Hữu mình vẫn có cảm xúc hơn bản dịch của tác giả lời bình. Có lẽ do hoàn cảnh cuộc sống lúc mình tiếp xúc lần đầu bài thơ Đợi anh về là lúc chiến tranh khác với bây giờ nên nó tạo ra ấn tượng như vậy chăng? Mình có nhớ đã có lần mình đọc bài báo kể lại hoàn cảnh Tố Hữu dịch bài thơ trong đó có câu: Mưa có rơi dầm dề. Tố Hữu có giải thích là ở nước Nga thiên nhiên không bao giờ xảy ra chuyện mưa nhiều tới mức dầm dề nhưng ông vẫn viết cho phù hợp với độc giả là những người VN. Cho nên mình nghĩ đây là một sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu mà mọi người có thể chấp nhận được. Và bản dịch bài thơ Đợi anh về của Tố Hữu vẫn có chỗ đứng nhất định trong trái tim con người Việt Nam ít nhất là với những người thuộc thế hệ của mình?
 

Phuclongchau

Xe điện
Biển số
OF-595217
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
2,213
Động cơ
311,736 Mã lực
Nguyên tắc thì em hiểu nhưng tập đoàn này nó có hệ thống Gmail nội bộ riêng có Box chat cho toàn bộ NV trao đổi cv. Em làm chục năm trao đổi đủ các thể loại nv và cả các sếp trên cái box chat này và cty cũng yêu cầu trao đổi như vậy chứ có phải ngoài đt cá nhân đau.
Đã không cho phép giao tiếp riêng thì giao tiếp ntn cũng như nhau cả thôi,có thể nv khác vói nhau thì kg sao nhưng phiên dịch thì kg đc,đơn giản phiên dịch biết quá nhiều và có thể em đó quá nguyên tắc
 

xedapchongnguoc

Xe tăng
Biển số
OF-561171
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
1,166
Động cơ
161,700 Mã lực
Tuổi
32
Đội phiên dịch của lãnh đạo cấp nhà nước mới chuyên nghiệp, ngoài trừ cv thì phiên dịch bt .lúc vào công việc là phải ghi từng lời phiên dịch vào giấy về báo cáo lại . Sai 1 chữ là ăn kỉ luật
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,313
Động cơ
898,631 Mã lực
Đội phiên dịch của lãnh đạo cấp nhà nước mới chuyên nghiệp, ngoài trừ cv thì phiên dịch bt .lúc vào công việc là phải ghi từng lời phiên dịch vào giấy về báo cáo lại . Sai 1 chữ là ăn kỉ luật
Các hội thảo có LĐ cấp bộ mà có người nước ngoài là có xxx A1x vào nghe rồi!
 

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,010
Động cơ
89,674 Mã lực
Tuổi
34
Giờ làm gì có phiên dịch đơn thuần nhỉ, các nhân viên thạo ngoại ngữ thường có việc cụ thể như nhân sự, hành chính, kinh doanh thậm chí làm leader ... khệnh là đúng.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,018 Mã lực
Đội phiên dịch của lãnh đạo cấp nhà nước mới chuyên nghiệp, ngoài trừ cv thì phiên dịch bt .lúc vào công việc là phải ghi từng lời phiên dịch vào giấy về báo cáo lại . Sai 1 chữ là ăn kỉ luật
Hồi năm kia cụ tưởng thú công du âu châu, lúc hội nghị với doanh nhân ở Đức, thủ tướng có bài phát biểu, một ông nào đấy được mời làm phiên dịch, mà dịch một hồi tây bỏ tai nghe vì chẳng hiểu được. Mấy cụ đã học ở Đức bốc tai nghe xong lắc đầu quầy quậy.
 

smartdragon

Xe buýt
Biển số
OF-438563
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
622
Động cơ
218,188 Mã lực
Tuổi
52
Bọn phiên dịch quan lộ rất ngon. Mấy đứa em biết đầu tiên chỉ là phiên dịch, rồi trợ lý tgđ rồi tgđ... chỉ vì mấy bố tgđ và hđtv éo biết tiếng anh hay tiếng việt.
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,603
Động cơ
174,726 Mã lực
Đời nó có số hết cụ ạ. Phiên dịch cho Hàn kiếm vài tỏi ở lứa trẻ là bình thường. Cháu còn quen cả chị phiên dịch và anh phiên dịch cho Hàn kiếm tới vài chục tỷ cơ cụ :v
Chuẩn.đội này thực ra dễ kiếm nhất nếu khéo léo.
 

Binh-dmax

Xe hơi
Biển số
OF-388934
Ngày cấp bằng
26/10/15
Số km
133
Động cơ
239,089 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Vũ Thư - Thái Bình
Lũ đó thần tượng mấy thằng Sếp lắm, mà bọn Sếp nó cũng chiều, nên được thể mặt nó lúc nào cũng như bánh đa ý.
 

Duo123

Xe tải
Biển số
OF-578692
Ngày cấp bằng
11/7/18
Số km
319
Động cơ
142,590 Mã lực
Có cụ kêu phiên dịch kiếm vài chục tỏi mới hãi :)
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Cụ có thể giải thích rõ "Tín, Đạt, Nhã" trong yêu cầu thông dịch là như thế nào? Cám ơn cụ nhiều.
Mình đang dùng điện thoại nên xin phép nôm na vắn tắt tí.
Tín là đảm bảo chuyển tải trung thực, chuẩn xác.
Đạt là đảm bảo sao cho không bị lỗi trong cách hành văn khi dịch.
Nhã là đảm bảo được sự tế nhị, hợp với văn hóa và ngữ cảnh. Cơ bản là chuyển tải được tính văn học và văn hóa ợ.
Vâng chỉ 3 chữ nhưng mới khó làm sao. 3 yếu tố này có tính tương hỗ cho nhau. Người dịch tốt là người hiểu vấn đề và biết cách chuyển ngữ thế nào vào thời điểm nào. Đôi khi không nhất thiết phải câu nệ nghĩa gốc mà phải chuyển sao cho người nghe hiểu được tâm ý người nói. Với người Việt, để làm điều đó tốt thì phải giỏi ngôn ngữ Việt trước!
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,235
Động cơ
514,300 Mã lực
Mình đang dùng điện thoại nên xin phép nôm na vắn tắt tí.
Tín là đảm bảo chuyển tải trung thực, chuẩn xác.
Đạt là đảm bảo sao cho không bị lỗi trong cách hành văn khi dịch.
Nhã là đảm bảo được sự tế nhị, hợp với văn hóa và ngữ cảnh. Cơ bản là chuyển tải được tính văn học và văn hóa ợ.
Vâng chỉ 3 chữ nhưng mới khó làm sao. 3 yếu tố này có tính tương hỗ cho nhau. Người dịch tốt là người hiểu vấn đề và biết cách chuyển ngữ thế nào vào thời điểm nào. Đôi khi không nhất thiết phải câu nệ nghĩa gốc mà phải chuyển sao cho người nghe hiểu được tâm ý người nói. Với người Việt, để làm điều đó tốt thì phải giỏi ngôn ngữ Việt trước!
Cám ơn cụ. Nhưng xoay quanh chuyện này mình đọc cũng thấy nhiều quan điểm. Nhưng rõ ràng là nói phiên dịch là phát âm hộ của một cụ còm trên thớt này nghe quá tầm thường hóa nghề phiên dịch cụ nhỉ?
 

Lsnam87

Xe hơi
Biển số
OF-715369
Ngày cấp bằng
8/2/20
Số km
126
Động cơ
83,032 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cùng đi làm công ăn lương, thông cảm cho nhau tí cụ ạ. Có khi lúc đấy người ta cũng căng thẳng
 

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,479
Động cơ
405,028 Mã lực
Mình đang dùng điện thoại nên xin phép nôm na vắn tắt tí.
Tín là đảm bảo chuyển tải trung thực, chuẩn xác.
Đạt là đảm bảo sao cho không bị lỗi trong cách hành văn khi dịch.
Nhã là đảm bảo được sự tế nhị, hợp với văn hóa và ngữ cảnh. Cơ bản là chuyển tải được tính văn học và văn hóa ợ.
Vâng chỉ 3 chữ nhưng mới khó làm sao. 3 yếu tố này có tính tương hỗ cho nhau. Người dịch tốt là người hiểu vấn đề và biết cách chuyển ngữ thế nào vào thời điểm nào. Đôi khi không nhất thiết phải câu nệ nghĩa gốc mà phải chuyển sao cho người nghe hiểu được tâm ý người nói. Với người Việt, để làm điều đó tốt thì phải giỏi ngôn ngữ Việt trước!
E thấy làm tốt được công việc phiên dịch thực sự phải có vốn sống rất phong phú, đọc nhiều, hiểu biết nhiều, cũng phải có khiếu ăn nói nữa. Nếu lương ko cao lắm thì đáng tiếc quá.
 

asensio

Xe tăng
Biển số
OF-728176
Ngày cấp bằng
6/5/20
Số km
1,243
Động cơ
99,739 Mã lực
Tuổi
35
E quen 1 em làm phiên dịch tiếng Tây bán nhà mà lương 1 tháng được gần 50 củ
Mà cũng Ko hiểu sao mấy năm rồi nó vẫn chưa yêu ai
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,018 Mã lực
Bọn phiên dịch quan lộ rất ngon. Mấy đứa em biết đầu tiên chỉ là phiên dịch, rồi trợ lý tgđ rồi tgđ... chỉ vì mấy bố tgđ và hđtv éo biết tiếng anh hay tiếng việt.
Theo cá nhân em thấy - chỉ là cá nhân thôi vì có nhiều cụ gặp những trường hợp khác - thì nhiều phiên dịch trở thành những người giữ chức vụ cao vì họ:
- tiếp xúc với đủ các kiểu đối tượng mà vẫn thọ được - kỹ năng tương tác người với người của họ tốt.
- tham gia các kiểu mặc cả, hợp đồng, hợp kèo… - dù họ phiên dịch, nhưng họ chuyển từ lời nói của một người sang một ngôn ngữ khác mà vẫn thuyết phục -> kỹ năng thương thảo, phỏng vấn của họ tốt.
- tham gia đủ loại công việc, nhân sự, hành chính, kế toán, thu mua, chuyên môn kỹ thuật… dù chỉ ở vai trò phiên dịch - họ nắm bắt sâu về công việc của công ty ở tầm vĩ mô hơn đa số các cụ trong công ty, và được rèn luyện ở nhiều môn hơn các cụ.
- họ phải phục vụ các sếp nước ngoài không kể giờ giấc - bỏ qua các chuyện tiêu cực, họ là những người làm việc chăm chỉ, lăn xả, chịu áp lực tốt, trong khi các cụ khác làm việc 8 tiếng là về.
- khi họ đã dịch có chiều sâu, tác phong làm việc của họ cũng theo chiều sâu hơn rất nhiều các kiểu thư ký, trợ lý, hay là các trưởng bộ phận vốn chỉ biết công việc của bộ phận mình. Họ không phải kiểu người hỏi đồng nào mua mắm đồng nào mua tương.
- một điểm nữa mà có lẽ nhiều cụ ít để ý: các bạn phiên dịch rất chịu khó đầu tư học thêm bằng đại học khác, đôi khi là hai bằng, và cả bằng cao học, thậm chí tiến sĩ. Sau khi học xong những chương trình này thì họ có rất nhiều lựa chọn công việc.

Thế nên khi các bạn ấy từ phiên dịch hay trong ban thư ký, thư ký cấp 1, cấp 2, mà được chuyển làm trợ lý tgđ thì có lẽ nên đánh giá lại tình hình.

Về tiền mà một phiên dịch có thể kiếm được thì tùy. Nếu chỉ bằng nghề phiên dịch thôi thì em có được nghe tới một chị mà cách đây hơn 5 năm nếu dưới 5000U$ thì chị ấy không ra khỏi nhà làm gì. Cực đắt, nhưng cực yên tâm.
 

kantex13

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-578597
Ngày cấp bằng
11/7/18
Số km
190
Động cơ
141,330 Mã lực
Ôi giời cháu làm cty nhật cháu gặp suốt, bọn nó tuyển nhân sự rẻ toàn nói A dịch B toàn bọn ngu ấy mà, xong làm 2-3 năm nó học đc từ người nhật trình độ tăng nó té hết, cty lại tuyển bọn heo mới vào
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,149
Động cơ
316,421 Mã lực
Mình đang dùng điện thoại nên xin phép nôm na vắn tắt tí.
Tín là đảm bảo chuyển tải trung thực, chuẩn xác.
Đạt là đảm bảo sao cho không bị lỗi trong cách hành văn khi dịch.
Nhã là đảm bảo được sự tế nhị, hợp với văn hóa và ngữ cảnh. Cơ bản là chuyển tải được tính văn học và văn hóa ợ.
:)) Đôi khi không nhất thiết phải câu nệ nghĩa gốc mà phải chuyển sao cho người nghe hiểu được tâm ý người nói. Với người Việt, để làm điều đó tốt thì phải giỏi ngôn ngữ Việt trước!
Bác paulsteigel vừa cắt nghĩa giải thích về 3 từ tín, đạt, nhã.

Có thể nói (coi) đây là khuôn vàng thước ngọc của một người làm nghề phiên dịch nhất là thông dịch.

Để đảm bảo từ tín người dịch cần có một bộ nhớ, và một vốn từ đồ sộ, cũng như sự thông minh nhanh nhẹn, để kịp thời áp dụng linh hoạt từ nào cho phù hợp nhất.

Muốn bảo đảm từ đạt thì người dịch, phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp của cả hai ngôn ngữ đang dịch cũng như kịp thời, giữ hoặc đảo hay chuyển đổi cấu trúc, bởi vì một điều cơ bản nhất mà ai cũng biết được là trong tiếng Việt Nam trạng ngữ chỉ thời gian thường được nêu ở đầu câu, trong khi tiếng nước ngoài nhất là tiếng Anh thì trạng ngữ chỉ thời gian để ở cuối câu.

Đây cũng là một cách kiểm tra phiên dịch cabin (dịch trực tiếp) VN coi họ đang dịch trực tiếp lời nói hay họ có trong tay văn bản (bài diễn văn) có sẵn. Vì thường người Việt Nam nếu dịch trên văn bản có sẵn thì họ sẽ để trạng ngữ chỉ thời gian đa phần ở đầu câu, vì tốc độ dịch cũng như chuyển ngữ không cho phép người ta "giữ lại" trạng ngữ chỉ thời gian lại và xếp vào cuối câu đúng cấu trúc tiềng Anh. Trong khi, nếu có bản viết sẵn bài phát biểu và nhìn vào bài có sẵn rồi dịch trực tiếp, thì người phiên dịch sẽ chuyển trạng ngữ chỉ thời gian cuối câu thức đúng ngữ pháp tiếng nước ngoài (Anh).

Một ví dụ điển hình là trong buổi lễ trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc năm 1997, hoặc phát biểu của tổng thống Bill Clinton khi qua thăm Việt Nam: Tất cả hai bản cả hai buổi làm việc này người dịch cabin điều dich trực tiếp lời nói, không có văn bản để trước mặt!

Hầu đảm bảo từ nhã thì kiến thức văn hóa và vốn sống của người dich, vô cùng phong phú cũng như rèn luyện không ngừng vì nếu có những từ hay những câu mà viết đúng theo tiếng Việt thì khi nói (dich) người NN sẽ không hiểu gì cả, cũng như ngược lại!

Ví dụ trong Việt Nam có cụm từ "Củ Chi đất thép thành đồng" nhưng với người nước ngoài đồng không phải là kim loại cứng và do đó nếu muốn diễn tả độ cứng thì không được dùng từ "Thành Đồng" mà phải dùng tử "Thành sắt".

Cũng như các bác biết bà Th.ủ tướng Anh Margaret Thatcher, báo chí Anh và NN gọi là The Iron Lady (Quý bà Sắt) nhưng truyền thông Việt nam goi bà là "Bà đầm Thép".

Hoặc trong tiếng Việt Nam bảo rằng "bán đắt như tôm tươi" nhưng tiếng Anh thì phải nói là "bán đắt như bánh mì mới ra lò".

Trong dịch thuật, có nhiều từ, nhiều khái niệm nếu dịch chính xác từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ nước kia thì người ta chẳng hiểu gì cả, hoặc phải mất thời gian để cắt nghĩa. mà khi dich phải kịp thời, tức tốc chuyển ngay sang khái niệm, hoặc cách nói của ngôn ngữ nước kia để tránh mất thời gian. :D

Đây cũng là một trong những điều bực mình của người phiên dịch, bởi vì khi họ dịch đúng, đảm bảo từ nhã nhưng lũ ngu dốt, "tầm chương trích cú" lại bảo dich hay viết như vậy là không chính xác hay có vấn đề, ............ :((


Nếu như bác paulsteigel bảo rằng: "Vâng chỉ 3 chữ nhưng mới khó làm sao. 3 yếu tố này có tính tương hỗ cho nhau. Người dịch tốt là người hiểu vấn đề và biết cách chuyển ngữ thế nào vào thời điểm nào. " nhưng trong thực tế đôi khi người dich không được dich đúng. không nên dịch chính xác! Bởi vì, nếu dịch đúng, hay dịch chính xác sẽ dẫn đến hệ quá kinh khủng! Trong những tinh huống à bắt buộc người dịch phải khéo léo linh hoạt, dịch "sai" hay dịch chung chung để tránh những hậu quả sau đó! :P

Nếu có nếu có dịp, em sẽ chia sẻ với các bác những ví dụ,tình huống mà phải dịch sai, hay bắt buộc phải dịch sai. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,235
Động cơ
514,300 Mã lực
Ôi giời cháu làm cty nhật cháu gặp suốt, bọn nó tuyển nhân sự rẻ toàn nói A dịch B toàn bọn ngu ấy mà, xong làm 2-3 năm nó học đc từ người nhật trình độ tăng nó té hết, cty lại tuyển bọn heo mới vào
Đó gọi là giai đoạn học thực hành ngoại ngữ không mất phí cụ nhỉ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top