Phí lưu hành đáng ra phải thu từ 10 năm trước
(Dân trí) - “ Nếu không tiến hành thu phí lưu hành để hạn chế phương tiện ngay thì chỉ 3 năm nữa, Hà Nội, TPHCM sẽ không còn chỗ để xe, nói gì chỗ để đi. Đúng ra loại phí này phải thu từ cách đây 10 năm”, Phó Chủ tịch UB ATGT quốc gia trao đổi.
Dư luận những ngày qua dành nhiều quan tâm đối với đề xuất thu phí lưu hành đối với phương tiện tham gia giao thông của Bộ GTVT. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện người đi đường đã gánh quá nhiều loại thuế, phí. Thêm loại phí này là nhà nước đang đổ gánh nặng trách nhiệm quản lý cho người dân?
Nói đổ hay không cần phải xem xét. Mọi quyết sách hiện nay để đảm bảo ATGT là liên quan đến người tham gia giao thông, tức các giải pháp đều là cho người dân. Đúng là hiện nay có nhiều loại phí, lệ phí. Hiện Thủ tướng mới ban hành quỹ bảo trì đường bộ và Bộ GTVT đang đề xuất phí lưu hành (xét về bản chất phải gọi là phí hạn chế phương tiện cá nhân).
Theo thống kê, Hà Nội hiện có 37 triệu phương tiện, trong đó có 35 triệu ô tô, 2 triệu xe máy. Với dân số gần 90 triệu người thì Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu dân cao bậc nhất thê giới, đặc biệt là xe máy. Phải có lộ trình giảm xe máy, với Hà Nội, TPHCM phải cấm hẳn. Đây là lộ trình bắt buộc phải làm, 10-15 năm nữa phải cấm được xe máy, phải thông báo trước cho người dân, người dân cũng cần chia sẻ, ủng hộ.
Phí bảo trì đường bộ phải thu vì hiện ta đang phải đầu tư rất lớn, nhà nước chỉ lo được mức 17 triệu đồng/km, không đủ để trả lương công nhân, chưa nói đến nguyên liệu, máy móc. Người tham gia giao thông nhất thiết phải đóng phí này. Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân thì sẽ đánh vào đúng người lưu hành ở khu vực cần hạn chế phương tiện.
Vậy nên chúng ta mới phải nói là thực hiện việc này có lộ trình. Trước mắt, phí vào trung tâm nội đô, phí hạn chế phương tiện cá nhân thì vẫn phải thực hiện ngay. Song song với đó, Hà Nội, TPHCM phải đồng thời đầu tư, phát triển phương tiện công cộng. Vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê chuẩn chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng, giao cho các tỉnh thành làm.
Nếu không tiến hành thu phí để hạn chế phương tiện ngay thì với tốc độ tăng như hiện nay, chỉ 3 năm nữa, Hà Nội, TPHCM sẽ không còn chỗ để xe chứ không nói chỗ để đi nữa. Đúng ra loại phí này phải thu từ cách đây 10 năm. Nếu làm từ thời điểm đó thì đến giờ 2 thành phố lớn nhất cả nước đã không ùn tắc như thế này.
Nhiều ý kiến vẫn cho rằng thu phí như này là làm ngược quy trình, đáng ra phải lo phương tiện thay thế trước rồi mới có thể hạn chế phương tiện cá nhân?
Thực tế đúng ra hạ tầng phải đồng bộ với việc hạn chế phương tiện. Nhưng tất cả những việc này phải làm cùng lúc, không thể nói cái nào trước cái nào sau. Nói thu phí nhưng hạ tầng cứ để thế, phương tiện vận tải công cộng cũng không đầu tư phát triển thêm thì không đúng. Hà Nội, TPHCM đã đang đầu tư, mỗi thành phố sẽ mua thêm 1000 xe buýt. Bộ Tài chính cũng đã quyết định giảm thuế để nhập xe buýt về.
2 thành phố cũng sẽ triển khai ngay trong 2012 loại hình xe buýt nhỏ để người dân từ trục nhỏ ra trục lớn, hình thành mạng lưới xe buýt. Còn tàu điện ngầm, tàu điện trên cao cũng đang triển khai nhưng chưa thể hình thành ngay trong ngày một ngày hai được.
Nhưng 3 - 5 năm nữa phương tiện vận tải công cộng chắc vẫn chưa thể cải thiện mà nhà nước vẫn áp thuế, phí như vậy sẽ chỉ làm khó cho dân, có đạt được mục tiêu đề ra?
Trước khi Bộ GTVT đề xuất thu loại phí này, mọi người cũng đã kêu thuế cao phí nhiều nhưng rồi số đầu phương tiện vẫn tăng 15%/năm, ngay cả khi Hà Nội, TPHCM đã ùn tắc như này. Nếu không tăng thêm biện pháp hạn chế thì chỉ 3 năm nữa số phương tiện sẽ tăng gần gấp đôi bây giờ. 2 thành phố lớn sẽ phải tiến tới cấm xe máy nhưng việc này cần xin ý kiến người dân để có kế hoạch phù hợp.
Nhu cầu của người dân là chính đáng. Nhà nước chỉ đưa ra giải pháp để hạn chế, đảm bảo để việc điều tiết có tác động đến những thành phố lớn trong vấn đề kiềm chế tai nạn và ùn tắc. Tính bình quân hiện nay, ở các thành phố, mỗi gia đình đã có tối thiếu 2 xe máy. Hôm trước tôi nhận được 1 tin nhắn hỏi “Nhà tôi sau khi mua ô tô thì còn 3 chiếc xe máy, để đấy thôi, không đi đến thì sao bắt tôi nộp phí” hoặc một người khác lại hỏi “Nhà tôi có 4 ô tô, mỗi chiếc nộp mấy chục triệu/năm làm sao chúng tôi chịu được”. Đó là thực tế. Câu chuyện hiện nay với Hà Nội, TPHCM khi thu phí hạn chế phương tiện là phải lo được phương tiện đi lại khác cho người dân.
Như ông nói, đó là tâm lý có thật. Ông sẽ trả lời sao khi nhiều người nói rằng đã mất tiền đóng phí thì chủ phương tiện sẽ đi lại nhiều hơn, sẽ khai thác tối đa. Như vậy mục tiêu giảm ủn tắc có đạt được?
Thì cứ để người ta đi, nếu có nhu cầu. Chúng ta có cấm việc đi lại đâu, chỉ cần nộp phí. Như gia đình tôi cũng có 1 ô tô nhưng chỉ dùng để về quê chứ có đi lại hàng ngày đâu. Đi làm hàng ngày tôi cũng vẫn dùng phương tiện công cộng hoặc đi xe máy thôi.
Phí hạn chế phương tiện chắc chắn sẽ có tác dụng. Tôi không tin đánh phí mà mức tăng phương tiện vẫn không giảm. Người dân có nhu cầu vẫn phải đi lại nhưng lúc đó sẽ buộc phải lựa chọn phương tiện hợp lý nhất, tuyến đường thích hợp nhất, thậm chí phải đi bộ. Khoảng cách 500m-1km từ nhà ra chợ hiện hầu hết mọi người vẫn leo lên xe máy để rồi tối về lại đi bộ 1-2 km tập thể dục thì rất vô lý. Tới đây vỉa hè thông thoáng sẽ khuyến khích người dân đi bộ.
Vấn đề đặt ra ở đây là Bộ GTVT đề xuất một công cụ điều tiết nhưng phương án, cách thức thực hiện lại không hợp lý, khả thi?
Đúng là các loại phí này, theo nguyên tắc thì đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó. Ví như mỗi xe có một con chip, chủ xe có tài khoản, việc thu phí thực hiện tự động thì đơn giản nhưng đầu tư như vậy tổn phí cho xã hội rất lớn, chi phí lắp chip vào xe thậm chí còn lớn hơn nhiều lần số tiền phí thu được. Vậy nên trước mắt vẫn phải thu trên đầu phương tiện.
http://dantri.com.vn/c20/s20-577601/phi-luu-hanh-dang-ra-phai-thu-tu-10-nam-truoc.htm
(Dân trí) - “ Nếu không tiến hành thu phí lưu hành để hạn chế phương tiện ngay thì chỉ 3 năm nữa, Hà Nội, TPHCM sẽ không còn chỗ để xe, nói gì chỗ để đi. Đúng ra loại phí này phải thu từ cách đây 10 năm”, Phó Chủ tịch UB ATGT quốc gia trao đổi.
Dư luận những ngày qua dành nhiều quan tâm đối với đề xuất thu phí lưu hành đối với phương tiện tham gia giao thông của Bộ GTVT. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện người đi đường đã gánh quá nhiều loại thuế, phí. Thêm loại phí này là nhà nước đang đổ gánh nặng trách nhiệm quản lý cho người dân?
Nói đổ hay không cần phải xem xét. Mọi quyết sách hiện nay để đảm bảo ATGT là liên quan đến người tham gia giao thông, tức các giải pháp đều là cho người dân. Đúng là hiện nay có nhiều loại phí, lệ phí. Hiện Thủ tướng mới ban hành quỹ bảo trì đường bộ và Bộ GTVT đang đề xuất phí lưu hành (xét về bản chất phải gọi là phí hạn chế phương tiện cá nhân).
Theo thống kê, Hà Nội hiện có 37 triệu phương tiện, trong đó có 35 triệu ô tô, 2 triệu xe máy. Với dân số gần 90 triệu người thì Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu dân cao bậc nhất thê giới, đặc biệt là xe máy. Phải có lộ trình giảm xe máy, với Hà Nội, TPHCM phải cấm hẳn. Đây là lộ trình bắt buộc phải làm, 10-15 năm nữa phải cấm được xe máy, phải thông báo trước cho người dân, người dân cũng cần chia sẻ, ủng hộ.
Phí bảo trì đường bộ phải thu vì hiện ta đang phải đầu tư rất lớn, nhà nước chỉ lo được mức 17 triệu đồng/km, không đủ để trả lương công nhân, chưa nói đến nguyên liệu, máy móc. Người tham gia giao thông nhất thiết phải đóng phí này. Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân thì sẽ đánh vào đúng người lưu hành ở khu vực cần hạn chế phương tiện.
Phó Chủ tịch UB An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp.
Nhưng thực tế ở các đô thị lớn, người dân hiện vẫn chưa có phương tiện công cộng để thay thế phương tiện cá nhân. Nếu nhà nước vẫn cố áp phí, người dân cũng chỉ có cách chấp nhận đi với mức chi trả cao như vậy thôi, và việc này sẽ kéo theo áp lực tăng giá, lạm phát?Vậy nên chúng ta mới phải nói là thực hiện việc này có lộ trình. Trước mắt, phí vào trung tâm nội đô, phí hạn chế phương tiện cá nhân thì vẫn phải thực hiện ngay. Song song với đó, Hà Nội, TPHCM phải đồng thời đầu tư, phát triển phương tiện công cộng. Vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê chuẩn chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng, giao cho các tỉnh thành làm.
Nếu không tiến hành thu phí để hạn chế phương tiện ngay thì với tốc độ tăng như hiện nay, chỉ 3 năm nữa, Hà Nội, TPHCM sẽ không còn chỗ để xe chứ không nói chỗ để đi nữa. Đúng ra loại phí này phải thu từ cách đây 10 năm. Nếu làm từ thời điểm đó thì đến giờ 2 thành phố lớn nhất cả nước đã không ùn tắc như thế này.
Nhiều ý kiến vẫn cho rằng thu phí như này là làm ngược quy trình, đáng ra phải lo phương tiện thay thế trước rồi mới có thể hạn chế phương tiện cá nhân?
Thực tế đúng ra hạ tầng phải đồng bộ với việc hạn chế phương tiện. Nhưng tất cả những việc này phải làm cùng lúc, không thể nói cái nào trước cái nào sau. Nói thu phí nhưng hạ tầng cứ để thế, phương tiện vận tải công cộng cũng không đầu tư phát triển thêm thì không đúng. Hà Nội, TPHCM đã đang đầu tư, mỗi thành phố sẽ mua thêm 1000 xe buýt. Bộ Tài chính cũng đã quyết định giảm thuế để nhập xe buýt về.
2 thành phố cũng sẽ triển khai ngay trong 2012 loại hình xe buýt nhỏ để người dân từ trục nhỏ ra trục lớn, hình thành mạng lưới xe buýt. Còn tàu điện ngầm, tàu điện trên cao cũng đang triển khai nhưng chưa thể hình thành ngay trong ngày một ngày hai được.
Nhưng 3 - 5 năm nữa phương tiện vận tải công cộng chắc vẫn chưa thể cải thiện mà nhà nước vẫn áp thuế, phí như vậy sẽ chỉ làm khó cho dân, có đạt được mục tiêu đề ra?
Trước khi Bộ GTVT đề xuất thu loại phí này, mọi người cũng đã kêu thuế cao phí nhiều nhưng rồi số đầu phương tiện vẫn tăng 15%/năm, ngay cả khi Hà Nội, TPHCM đã ùn tắc như này. Nếu không tăng thêm biện pháp hạn chế thì chỉ 3 năm nữa số phương tiện sẽ tăng gần gấp đôi bây giờ. 2 thành phố lớn sẽ phải tiến tới cấm xe máy nhưng việc này cần xin ý kiến người dân để có kế hoạch phù hợp.
Nhu cầu của người dân là chính đáng. Nhà nước chỉ đưa ra giải pháp để hạn chế, đảm bảo để việc điều tiết có tác động đến những thành phố lớn trong vấn đề kiềm chế tai nạn và ùn tắc. Tính bình quân hiện nay, ở các thành phố, mỗi gia đình đã có tối thiếu 2 xe máy. Hôm trước tôi nhận được 1 tin nhắn hỏi “Nhà tôi sau khi mua ô tô thì còn 3 chiếc xe máy, để đấy thôi, không đi đến thì sao bắt tôi nộp phí” hoặc một người khác lại hỏi “Nhà tôi có 4 ô tô, mỗi chiếc nộp mấy chục triệu/năm làm sao chúng tôi chịu được”. Đó là thực tế. Câu chuyện hiện nay với Hà Nội, TPHCM khi thu phí hạn chế phương tiện là phải lo được phương tiện đi lại khác cho người dân.
Như ông nói, đó là tâm lý có thật. Ông sẽ trả lời sao khi nhiều người nói rằng đã mất tiền đóng phí thì chủ phương tiện sẽ đi lại nhiều hơn, sẽ khai thác tối đa. Như vậy mục tiêu giảm ủn tắc có đạt được?
Thì cứ để người ta đi, nếu có nhu cầu. Chúng ta có cấm việc đi lại đâu, chỉ cần nộp phí. Như gia đình tôi cũng có 1 ô tô nhưng chỉ dùng để về quê chứ có đi lại hàng ngày đâu. Đi làm hàng ngày tôi cũng vẫn dùng phương tiện công cộng hoặc đi xe máy thôi.
Phí hạn chế phương tiện chắc chắn sẽ có tác dụng. Tôi không tin đánh phí mà mức tăng phương tiện vẫn không giảm. Người dân có nhu cầu vẫn phải đi lại nhưng lúc đó sẽ buộc phải lựa chọn phương tiện hợp lý nhất, tuyến đường thích hợp nhất, thậm chí phải đi bộ. Khoảng cách 500m-1km từ nhà ra chợ hiện hầu hết mọi người vẫn leo lên xe máy để rồi tối về lại đi bộ 1-2 km tập thể dục thì rất vô lý. Tới đây vỉa hè thông thoáng sẽ khuyến khích người dân đi bộ.
Vấn đề đặt ra ở đây là Bộ GTVT đề xuất một công cụ điều tiết nhưng phương án, cách thức thực hiện lại không hợp lý, khả thi?
Đúng là các loại phí này, theo nguyên tắc thì đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó. Ví như mỗi xe có một con chip, chủ xe có tài khoản, việc thu phí thực hiện tự động thì đơn giản nhưng đầu tư như vậy tổn phí cho xã hội rất lớn, chi phí lắp chip vào xe thậm chí còn lớn hơn nhiều lần số tiền phí thu được. Vậy nên trước mắt vẫn phải thu trên đầu phương tiện.
http://dantri.com.vn/c20/s20-577601/phi-luu-hanh-dang-ra-phai-thu-tu-10-nam-truoc.htm