- Biển số
- OF-106768
- Ngày cấp bằng
- 25/7/11
- Số km
- 635
- Động cơ
- 399,780 Mã lực
Em xin tặng các Cụ/Mợ bài Pháp này của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh ạ, đây là bài Pháp em rất thích. Cứ mỗi lần có chuyện buồn đau do người khác gây ra cho em, em lại lấy ra đọc và suy ngẫm
HIỂU VÀ YÊU THƯƠNG!
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ tới chuyện buồn đau, chú ý tới mặt buồn đau. Làm như vậy là mời những hạt giống buồn đau lên, tưới tẩm những hạt giống buồn đau, thất vọng và gieo thêm những hạt giống buồn đau mới. Tại sao ta không thực tập tiếp xúc với những gì tươi mát, tốt lành trong ta và ngoài ta? Những cái đẹp, lành và tươi mát lúc nào cũng có mặt ở khắp nơi, nhưng tại vì ta cứ ưa giam mình trong cái nhà tù buồn bã của ta nên ta không có cơ hội tiếp xúc với những mầu nhiệm đó.
Cuộc sống chung quanh ta đầy những mầu nhiệm, bầu trời xanh, ánh nắng trong và nụ cười hồn nhiên của em bé có thể cho ta biết bao niềm vui. Hơi thở của ta cũng rất tuyệt diệu, nó cho ta sự sống mỗi ngày. Thế mà có người đợi khi bị suyễn hay bị nghẹt mũi rồi mới thấy hơi thở là quý.
Sống có chánh niệm là biết trân qúy từng phút giây của hạnh phúc. Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có chánh niệm là chúng ta nhận diện nó dễ dàng. Và khi ta nhận diện được nó thì những hạt giống an vui, tươi mát, lành mạnh càng phát triển mạnh mẽ trong ta. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có chánh niệm là hạnh phúc có thể có mặt trong tầm tay.
Trách Móc Không Giúp Ðược Gì Nếu ta trồng cải xà lách, mà cải xà lách mọc không tốt, thì ta đâu có trách móc cải xà lách đâu. Bởi vì ta có thể tìm biết nguyên do từ đâu cải xà lách không mọc tốt: có thể nó thiếu nước, có thể nó cần thêm phân, có thể vì nắng nhiều quá. Ta hiểu vậy nên ta không trách móc cây cải xà lách. Thế mà khi ta có vấn đề với gia đình hay với bạn bè, ta lại hay trách móc đổ lỗi cho nhau. Nếu chúng ta không chăm sóc nhau kỹ lưỡng thì chúng ta cũng không mọc lên được tốt tươi như những cây cải xà lách vậy. Cho nên trách móc qua lại không có lợi ích gì hết. Chỉ cần hiểu là đủ, không cần lý luận phân trần. Khi bạn chứng tỏ mình hiểu được và mình thương được là tình thế thay đổi tức khắc.
Trong một khóa tu ở Paris, một hôm tôi nói pháp thoại về cây cải xà lách. Sau pháp thoại tôi đi thiền hành một mình. Khi đi ngang qua một góc vườn, tôi nghe một em bé gái tám tuổi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con là cây cải xà lách của mẹ đó nhé. Mẹ nhớ tưới nước cho con nhé!” Tôi rất vui khi thấy em bé hiểu tường tận ý của tôi. Sau đó tôi nghe bà mẹ trả lời: “Ðúng rồi, mẹ sẽ nhớ nhưng con cũng đừng quên rằng mẹ cũng là cây cải xà lách của con đó nghe. Vậy con cũng phải nhớ tưới cho nó nhé!” Thật đẹp thay khi cả mẹ và con đều cùng thực tập.
Hiểu Và Thương Hiểu và Thương tuy hai chữ mà một ý. Một buổi sáng kia, cậu con trai của bạn thức dậy thì thấy đã gần giờ đi học. Cậu liền đến đánh thức em gái của mình còn đang ngủ, để hai anh em có thể kịp ăn sáng trước khi đi đến trường. Em bé ấy thay vì cám ơn lại gật đầu lên: “Ði đi! Kệ tôi!” Cậu bé có thể đã nổi giận vì thái độ không dễ thương của em và có thể đi vào bếp để mách lại với bạn chuyện đó. Nhưng cậu bé chợt nhớ rằng tối hôm qua em bé đã ho nhiều, chắc em đã bị sốt, không ngủ được, nên sáng nay mới khó chịu như vậy. Khi hiểu được điều đó, cậu bé không còn thấy giận em gái nữa. Khi bạn đã hiểu, không thể nào mà bạn không thương. Và khó mà bạn có thể tiếp tục giận được. Khi bạn đã hiểu thì bạn biết phải làm gì để người kia bớt đau khổ, bạn làm chuyện ấy rất tự nhiên không thấy cần phải cố gắng nhiều. Cho nên muốn hiểu sâu, ta nên tập nhìn mọi loài với con mắt từ bi.
Tình Thương Chân Thật Muốn thương ai, ta phải hiểu người đó. Nếu chỉ muốn chiếm hữu người đó làm của riêng thì đó chưa phải là thương. Ta không thể gọi đó là thương nếu ta chỉ biết lo cho ta, cho những nhu cầu của riêng ta còn những nhu cầu của người đó, những khát vọng, khổ đau của người đó thì ta không hề để ý đến. Tình thương chân thật chỉ có khi ta thấy được những gì người thương ta cần hay không cần. Khi ta đã hiểu rõ ai, không thể nào mà ta không thương cho được. Lâu lâu ta nên ngồi sát cạnh người thương của ta, cầm tay người ấy và khẽ nói: “Này em của anh, em có nghĩ là anh đã hiểu em chưa? Hay anh vẫn còn vụng về và làm cho em đau khổ? Hãy nói cho anh biết, bởi anh muốn thương em thực lòng!” Nếu ta thực tâm muốn tìm hiểu người thương thì giọng nói của ta sẽ biểu lộ điều ấy và người ấy sẽ mủi lòng. Cánh cửa cảm thông đã mở, chuyện gì mà ta làm chẳng được. Người cha đôi khi không có thì giờ hoặc không đủ can đảm để hỏi con trai của mình những câu hỏi tương tự: “Con của ba, ba thương con, nhưng không biết ba đã hiểu được con chưa?” Ta phải có can đảm đặt câu hỏi đó với con cái ta, nếu không, thương mà không hiểu thì thương đó chưa đúng cách, trái lại, càng thương ta càng làm cho người ta thương bị thương.
Phải có hiểu mới có thương thật sự. Khi được hiểu, người được thương sẽ nở như một bông hoa. Từ Bi Quán Từ là đem niềm vui đến cho người, bi là lấy nỗi khổ của người ra. Chúng ta ai cũng có hạt giống từ bi, và nhờ thực tập quán chiếu “thương người như thể thương thân”, ta triển khai những hạt giống này thành những nguồn năng lượng dồi dào. Từ bi là tình thương đích thực không kỳ thị vướng mắc nên không gây khổ đau phiền não. Chất liệu của từ bi là sự hiểu biết, khả năng đi vào da thịt của người kia, làm một với họ, với mọi niềm đau nỗi khổ của họ. Bi có nghĩa là thông cảm với cái khổ của người và có năng lực chuyển hóa cái khổ đó. Chúng ta có thể bắt đầu tập quán chiếu về những người đau khổ về thể chất, những người yếu đuối bệnh hoạn, như người cùng cực bơ vơ không có ai nương tựa. Những người này ở đâu cũng có, rất dễ thấy. Có những trường hợp vi tế hơn.
Có những người có vẻ không có gì là đau khổ, họ rất kín đáo, nhưng nếu quan sát kỹ, ta cũng thấy được những dấu hiệu chứng tỏ họ cũng có những niềm đau. Cả những người sống trên nhung lụa cũng có những đau khổ của họ. Khi ta quán chiếu về những người này, lấy họ làm đối tượng cho sự thực tập quán chiếu về từ bi, ta phải nhìn cho sâu và cho lâu vào nỗi đau của họ, ta phải nhìn cho kỹ để thấu triệt nỗi đau của họ đến khi ta cảm thấy niềm xót thương trào dâng trong lòng. Nhờ quán chiếu sâu sắc như vậy mà xúc cảm của ta biến thành hành động.
Ta thấy câu nói “tôi thương anh vô cùng” chưa đủ mà ta phải tìm đủ mọi cách để làm vơi nỗi khổ của người kia. Từ bi có mặt khi ta thực sự làm người kia bớt khổ. Cho nên ta phải làm nẩy nở và nuôi dưỡng lòng từ bi trong ta. Khi ta tiếp xúc với người kia, ý nghĩ, lời nói và hành động của ta phải thể hiện được lòng từ, dù thân khẩu của người kia chưa thanh tịnh cũng vậy. Ta phải thực tập như thế nào mà lòng từ bi của ta lúc nào cũng có mặt chứ không phải chỉ có mặt khi người kia dễ thương. Tình thương của ta như vậy mới đích thực và vững chắc. Ta có nhiều an lạc hơn và người kia cũng được an lạc theo. Niềm đau của họ sẽ từ từ giảm thiểu và đời sống của họ sẽ dần dần sáng sủa và tươi vui hơn. Ta cũng có thể quán chiếu về những người làm ta đau khổ. Sở dĩ họ làm ta đau khổ vì chính họ cũng đang đau khổ. Ðó là điều chắc chắn. Chỉ cần tập theo dõi hơi thở và quán chiếu là ta có thể thấy được niềm đau của họ. Một phần những đau khổ và khó khăn của họ là do cha mẹ họ trao truyền từ khi họ còn nhỏ. Mà cha mẹ họ cũng có thể là nạn nhân của ông bà tổ tiên họ. Những hạt giống xấu cứ như vậy được truyền trao từ đời này sang đời kia. Nếu thấy rõ điều đó, ta sẽ không còn trách cứ hay giận hờn họ nữa. Ta đã hiểu được lý do vì sao họ đối xử không đẹp với ta. Ta không giận mà trái lại ta cầu mong sao cho họ bớt khổ đau. Ta không cần phải tìm đến họ để hòa giải. Khi ta biết nhìn sâu, ta đã hòa giải với chính ta rồi. Mỗi vấn đề đã được giải quyết. Lòng ta nhẹ nhàng và môi ta nở nụ cười tươi. Sớm muộn gì người kia cũng thấy được thái độ hòa ái của ta và cũng sẽ trở nên tươi mát như ta. Cho nên có từ bi, ta có an lạc hạnh phúc mà người khác cũng có được an lạc hạnh phúc. Chánh niệm là chất liệu nuôi dưỡng cây hiểu biết để từ đó hoa từ bi tỏa ngát hương thơm. Từ bi không phải là một ý tưởng chỉ nằm trong đầu ta. Không phải chỉ cần ngồi yên một chỗ và quán tưởng về từ bi là ta có thể gieo rắc tình thương đến mọi nơi như gửi đi những luồng âm thanh hay ánh sáng. Từ bi phải được thể hiện cụ thể hơn qua cách ta ăn ở đối xử với mọi người chung quanh.
Tình thương là một nguồn suối dạt dào nằm sâu trong lòng ta, chỉ cần ý thức được điều đó là ta đã có thể ban phát niềm vui đến cho bao người. Một câu nói hiểu biết dễ thương cũng đủ làm vơi bớt nỗi khổ, đánh tan mọi nghi kỵ hiểu lầm, đem lại tin yêu và tự do. Một hành động đúng lúc có thể cứu sống một mạng người. Mà hành động và lời nói ta chân chánh là nhờ ý nghĩ ta chân chánh. Khi có tình thương chân thật thì tất cả những gì ta nghĩ, nói và làm đều trở nên phép lạ và đem lại nhiều lợi lạc. Thích Nhất Hạnh
(“An Lạc Từng Bước Chân”, NXB Lá Bối, 1995)
HIỂU VÀ YÊU THƯƠNG!
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ tới chuyện buồn đau, chú ý tới mặt buồn đau. Làm như vậy là mời những hạt giống buồn đau lên, tưới tẩm những hạt giống buồn đau, thất vọng và gieo thêm những hạt giống buồn đau mới. Tại sao ta không thực tập tiếp xúc với những gì tươi mát, tốt lành trong ta và ngoài ta? Những cái đẹp, lành và tươi mát lúc nào cũng có mặt ở khắp nơi, nhưng tại vì ta cứ ưa giam mình trong cái nhà tù buồn bã của ta nên ta không có cơ hội tiếp xúc với những mầu nhiệm đó.
Cuộc sống chung quanh ta đầy những mầu nhiệm, bầu trời xanh, ánh nắng trong và nụ cười hồn nhiên của em bé có thể cho ta biết bao niềm vui. Hơi thở của ta cũng rất tuyệt diệu, nó cho ta sự sống mỗi ngày. Thế mà có người đợi khi bị suyễn hay bị nghẹt mũi rồi mới thấy hơi thở là quý.
Sống có chánh niệm là biết trân qúy từng phút giây của hạnh phúc. Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có chánh niệm là chúng ta nhận diện nó dễ dàng. Và khi ta nhận diện được nó thì những hạt giống an vui, tươi mát, lành mạnh càng phát triển mạnh mẽ trong ta. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có chánh niệm là hạnh phúc có thể có mặt trong tầm tay.
Trách Móc Không Giúp Ðược Gì Nếu ta trồng cải xà lách, mà cải xà lách mọc không tốt, thì ta đâu có trách móc cải xà lách đâu. Bởi vì ta có thể tìm biết nguyên do từ đâu cải xà lách không mọc tốt: có thể nó thiếu nước, có thể nó cần thêm phân, có thể vì nắng nhiều quá. Ta hiểu vậy nên ta không trách móc cây cải xà lách. Thế mà khi ta có vấn đề với gia đình hay với bạn bè, ta lại hay trách móc đổ lỗi cho nhau. Nếu chúng ta không chăm sóc nhau kỹ lưỡng thì chúng ta cũng không mọc lên được tốt tươi như những cây cải xà lách vậy. Cho nên trách móc qua lại không có lợi ích gì hết. Chỉ cần hiểu là đủ, không cần lý luận phân trần. Khi bạn chứng tỏ mình hiểu được và mình thương được là tình thế thay đổi tức khắc.
Trong một khóa tu ở Paris, một hôm tôi nói pháp thoại về cây cải xà lách. Sau pháp thoại tôi đi thiền hành một mình. Khi đi ngang qua một góc vườn, tôi nghe một em bé gái tám tuổi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con là cây cải xà lách của mẹ đó nhé. Mẹ nhớ tưới nước cho con nhé!” Tôi rất vui khi thấy em bé hiểu tường tận ý của tôi. Sau đó tôi nghe bà mẹ trả lời: “Ðúng rồi, mẹ sẽ nhớ nhưng con cũng đừng quên rằng mẹ cũng là cây cải xà lách của con đó nghe. Vậy con cũng phải nhớ tưới cho nó nhé!” Thật đẹp thay khi cả mẹ và con đều cùng thực tập.
Hiểu Và Thương Hiểu và Thương tuy hai chữ mà một ý. Một buổi sáng kia, cậu con trai của bạn thức dậy thì thấy đã gần giờ đi học. Cậu liền đến đánh thức em gái của mình còn đang ngủ, để hai anh em có thể kịp ăn sáng trước khi đi đến trường. Em bé ấy thay vì cám ơn lại gật đầu lên: “Ði đi! Kệ tôi!” Cậu bé có thể đã nổi giận vì thái độ không dễ thương của em và có thể đi vào bếp để mách lại với bạn chuyện đó. Nhưng cậu bé chợt nhớ rằng tối hôm qua em bé đã ho nhiều, chắc em đã bị sốt, không ngủ được, nên sáng nay mới khó chịu như vậy. Khi hiểu được điều đó, cậu bé không còn thấy giận em gái nữa. Khi bạn đã hiểu, không thể nào mà bạn không thương. Và khó mà bạn có thể tiếp tục giận được. Khi bạn đã hiểu thì bạn biết phải làm gì để người kia bớt đau khổ, bạn làm chuyện ấy rất tự nhiên không thấy cần phải cố gắng nhiều. Cho nên muốn hiểu sâu, ta nên tập nhìn mọi loài với con mắt từ bi.
Tình Thương Chân Thật Muốn thương ai, ta phải hiểu người đó. Nếu chỉ muốn chiếm hữu người đó làm của riêng thì đó chưa phải là thương. Ta không thể gọi đó là thương nếu ta chỉ biết lo cho ta, cho những nhu cầu của riêng ta còn những nhu cầu của người đó, những khát vọng, khổ đau của người đó thì ta không hề để ý đến. Tình thương chân thật chỉ có khi ta thấy được những gì người thương ta cần hay không cần. Khi ta đã hiểu rõ ai, không thể nào mà ta không thương cho được. Lâu lâu ta nên ngồi sát cạnh người thương của ta, cầm tay người ấy và khẽ nói: “Này em của anh, em có nghĩ là anh đã hiểu em chưa? Hay anh vẫn còn vụng về và làm cho em đau khổ? Hãy nói cho anh biết, bởi anh muốn thương em thực lòng!” Nếu ta thực tâm muốn tìm hiểu người thương thì giọng nói của ta sẽ biểu lộ điều ấy và người ấy sẽ mủi lòng. Cánh cửa cảm thông đã mở, chuyện gì mà ta làm chẳng được. Người cha đôi khi không có thì giờ hoặc không đủ can đảm để hỏi con trai của mình những câu hỏi tương tự: “Con của ba, ba thương con, nhưng không biết ba đã hiểu được con chưa?” Ta phải có can đảm đặt câu hỏi đó với con cái ta, nếu không, thương mà không hiểu thì thương đó chưa đúng cách, trái lại, càng thương ta càng làm cho người ta thương bị thương.
Phải có hiểu mới có thương thật sự. Khi được hiểu, người được thương sẽ nở như một bông hoa. Từ Bi Quán Từ là đem niềm vui đến cho người, bi là lấy nỗi khổ của người ra. Chúng ta ai cũng có hạt giống từ bi, và nhờ thực tập quán chiếu “thương người như thể thương thân”, ta triển khai những hạt giống này thành những nguồn năng lượng dồi dào. Từ bi là tình thương đích thực không kỳ thị vướng mắc nên không gây khổ đau phiền não. Chất liệu của từ bi là sự hiểu biết, khả năng đi vào da thịt của người kia, làm một với họ, với mọi niềm đau nỗi khổ của họ. Bi có nghĩa là thông cảm với cái khổ của người và có năng lực chuyển hóa cái khổ đó. Chúng ta có thể bắt đầu tập quán chiếu về những người đau khổ về thể chất, những người yếu đuối bệnh hoạn, như người cùng cực bơ vơ không có ai nương tựa. Những người này ở đâu cũng có, rất dễ thấy. Có những trường hợp vi tế hơn.
Có những người có vẻ không có gì là đau khổ, họ rất kín đáo, nhưng nếu quan sát kỹ, ta cũng thấy được những dấu hiệu chứng tỏ họ cũng có những niềm đau. Cả những người sống trên nhung lụa cũng có những đau khổ của họ. Khi ta quán chiếu về những người này, lấy họ làm đối tượng cho sự thực tập quán chiếu về từ bi, ta phải nhìn cho sâu và cho lâu vào nỗi đau của họ, ta phải nhìn cho kỹ để thấu triệt nỗi đau của họ đến khi ta cảm thấy niềm xót thương trào dâng trong lòng. Nhờ quán chiếu sâu sắc như vậy mà xúc cảm của ta biến thành hành động.
Ta thấy câu nói “tôi thương anh vô cùng” chưa đủ mà ta phải tìm đủ mọi cách để làm vơi nỗi khổ của người kia. Từ bi có mặt khi ta thực sự làm người kia bớt khổ. Cho nên ta phải làm nẩy nở và nuôi dưỡng lòng từ bi trong ta. Khi ta tiếp xúc với người kia, ý nghĩ, lời nói và hành động của ta phải thể hiện được lòng từ, dù thân khẩu của người kia chưa thanh tịnh cũng vậy. Ta phải thực tập như thế nào mà lòng từ bi của ta lúc nào cũng có mặt chứ không phải chỉ có mặt khi người kia dễ thương. Tình thương của ta như vậy mới đích thực và vững chắc. Ta có nhiều an lạc hơn và người kia cũng được an lạc theo. Niềm đau của họ sẽ từ từ giảm thiểu và đời sống của họ sẽ dần dần sáng sủa và tươi vui hơn. Ta cũng có thể quán chiếu về những người làm ta đau khổ. Sở dĩ họ làm ta đau khổ vì chính họ cũng đang đau khổ. Ðó là điều chắc chắn. Chỉ cần tập theo dõi hơi thở và quán chiếu là ta có thể thấy được niềm đau của họ. Một phần những đau khổ và khó khăn của họ là do cha mẹ họ trao truyền từ khi họ còn nhỏ. Mà cha mẹ họ cũng có thể là nạn nhân của ông bà tổ tiên họ. Những hạt giống xấu cứ như vậy được truyền trao từ đời này sang đời kia. Nếu thấy rõ điều đó, ta sẽ không còn trách cứ hay giận hờn họ nữa. Ta đã hiểu được lý do vì sao họ đối xử không đẹp với ta. Ta không giận mà trái lại ta cầu mong sao cho họ bớt khổ đau. Ta không cần phải tìm đến họ để hòa giải. Khi ta biết nhìn sâu, ta đã hòa giải với chính ta rồi. Mỗi vấn đề đã được giải quyết. Lòng ta nhẹ nhàng và môi ta nở nụ cười tươi. Sớm muộn gì người kia cũng thấy được thái độ hòa ái của ta và cũng sẽ trở nên tươi mát như ta. Cho nên có từ bi, ta có an lạc hạnh phúc mà người khác cũng có được an lạc hạnh phúc. Chánh niệm là chất liệu nuôi dưỡng cây hiểu biết để từ đó hoa từ bi tỏa ngát hương thơm. Từ bi không phải là một ý tưởng chỉ nằm trong đầu ta. Không phải chỉ cần ngồi yên một chỗ và quán tưởng về từ bi là ta có thể gieo rắc tình thương đến mọi nơi như gửi đi những luồng âm thanh hay ánh sáng. Từ bi phải được thể hiện cụ thể hơn qua cách ta ăn ở đối xử với mọi người chung quanh.
Tình thương là một nguồn suối dạt dào nằm sâu trong lòng ta, chỉ cần ý thức được điều đó là ta đã có thể ban phát niềm vui đến cho bao người. Một câu nói hiểu biết dễ thương cũng đủ làm vơi bớt nỗi khổ, đánh tan mọi nghi kỵ hiểu lầm, đem lại tin yêu và tự do. Một hành động đúng lúc có thể cứu sống một mạng người. Mà hành động và lời nói ta chân chánh là nhờ ý nghĩ ta chân chánh. Khi có tình thương chân thật thì tất cả những gì ta nghĩ, nói và làm đều trở nên phép lạ và đem lại nhiều lợi lạc. Thích Nhất Hạnh
(“An Lạc Từng Bước Chân”, NXB Lá Bối, 1995)
Chỉnh sửa cuối: