- Biển số
- OF-35495
- Ngày cấp bằng
- 18/5/09
- Số km
- 1,205
- Động cơ
- 481,623 Mã lực
Em cũng mạn đàm với cụ B747 vì em cũng đã trong hoàn cảnh như vậy cũng không ít lần.Cảm ơn cụ kienbeu & chúc mừng nhà mới với chủ đề rất thiết thực, em có vài điều chia sẻ và mong nhận được ý kiến của các cụ mợ:
1. Đối nhân xử thế trong môi trường kinh doanh:
Bản thân em làm công việc kinh doanh (làm thuê cho một công ty lớn đã lên sàn CK) và ở vị trí quản lý. Trong kinh doanh thì lợi nhuận và hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu. Em đã có N lần gặp phải những tình huống khó xử như quyết định sa thải, giảm lương hoặc kỷ luật nhân viên ... Trong thâm tâm thì em không bao giờ muốn làm những việc đó vì hiểu rằng ít nhiều điều đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới họ. Trước khi ra quyết định, em luôn tâm niệm và tạo điều kiện cho họ cơ hội để thay đổi. Nhưng, bách nhân bách tính với những hành xử không đúng mực vẫn là một vấn đề đau đầu đối với em (cây muốn lặng mà gió chẳng đừng). Khi ra những quyết-định-không-mong-muốn đó, em hiểu rằng cái mà mình nhận được sẽ là thái độ tiêu cực, thậm chí thù hằn. Bởi vì sao ? Đằng sau họ là gia đình, là cơm ăn áo mặc, là sữa cho con, là tiền thuê nhà, là tiền đổ xăng xe máy ... Em thông cảm với họ & cảm thấy day dứt nhiều (mặc dù ít nhiều mình cũng bị tổn thương).
=> Giải pháp cho vấn đề này như thế nào ?
2. Những khó khăn trong việc tu tập:
- Cụ Kienbeu đã nói trong buổi off, phải thực TÂM, em đồng ý. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, em cho rằng TÂM chỉ là điều kiện CẦN, điều kiện ĐỦ cũng quan trọng không kém. Ai trong chúng ta chẳng phải phiền luỵ bởi 1 trong 3 điều như mợ Lan Anh đã nói (Sức khoẻ, tiền bạc & tình cảm). Không ai có thể có ĐỦ 3 thứ đó trong cùng một thời điểm. Những yếu tố ĐỦ đó nếu không ổn (theo nghĩa tương đối) sẽ ảnh hưởng đến quá trình tu tập.
=> Vậy làm thế nào để giúp 1 người có điều kiện CẦN nhưng chưa ĐỦ có thể tu tập theo đúng Chánh Pháp.
Em vốn người đơn giản & thích diễn nôm. Mong các cụ lượng thứ nếu cách hành văn không được chỉn chu.
Nam mô Adi đà Phật
1. Em nghĩ khi mình sinh ra thì phận đã gắn lấy nghiệp rồi, bản chất chúng ta tìm kiếm công việc và đã có công việc như bây h cũng là từ tham dục của mình mà hình thành nên nghiệp báo là điều tất yếu. Hơn nữa trong công việc chúng ta cũng bị sóng tham dục quấn đi nên sinh nghiệp cũng là lẽ thường tình. Những lúc như cụ em phải cố gắng xả hết để chỉ còn lại suy nghĩ là ta còn tham dục nên nghiệp này ta chịu ắt là điều bình thường và niệm ADIDA hoặc trú Đại Bi có lẽ là phương pháp xả tốt nhất. Những lúc này em lại nhớ câu chuyện về 4 người bạn thân gắn với chúng ta ( chắc cụ nghe rồi) + " cha mẹ nuôi con tạo bao nghiệp chướng" + Vọng đến vọng đi, có sinh ắt có tử thì e lại thấy mình nhẹ nhõm hơn rất nhiều bởi lẽ mình đã may mắn hiểu đc đôi chút bản chất mình đang thế nào và đang ở đâu.
Nhân tiện e kể cụ một câu chuyện mà e nghe đc đâu đó trong duyên Phật đạo: Có một Phật tử tu hành rất tốt và tâm chí thành, khi đang hấp hối Phật tử này một lòng hướng Phật nhưngPhậtt tử này cứ ân hận là hồi trẻ mình có giết một con chim. Chính sự ân hận này mà đã khôgn đc siêu thoát ngay trong kiếp này mà phải luân hồi tiếp để xả đc sự ân hận này.
Ngoài ra với nhân viên của em khi em phải làm những việc như cụ em cũng cảm thấy đạo hạnh mình còn kém lắm, đạo hạnh ở đây e xin mạo muội dùng từ này trong cả công việc của mình, e cảm thấy khả năng làm thay đổi tư duy nhân viên, thay đổi tính cách nhân viên hay nói bóng bảy là giáo hóa trong cviec của em kém. Nghĩ lại Đức Phật sẵn sàng cho người khác xẻ da, bóc thịt không oán thán để thu phục, giáo hóa tâm tính mà thấy mình còn kém lắm lắm. Phúc kém, đạo hạnh kém thì việc đau đầu là nghiệp nhưng may thay cũng là thắng duyên cụ ạ
2. Cá nhân em nhé, e luôn nghĩ " Tâm là không" Không tham, ko sân, ko si, ko vọng, ko sinh thì ko tử. Nên những yếu tố đủ là những yếu tố chúng ta phải vượt qua và đưa chúng về "không". Em có xem bộ phim nói về Quán Thế Âm thì có một người nọ rất tốt hy sinh tất cả cho người khác, còn đúng 1 một hũ gạo ông ấy cũng mang đi cho người nghèo hơn , nhưng khi ông này thấy khổ quá do đói, bệnh, chế độ áp bức.. thì mới vào chùa xin làm nhà Sư. QUán Thế Âm có nói người này phúc đẳng hà sa nhưng chưa thể thành chính quả được.
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT