Phật pháp với đời thường!

kinum08

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-35495
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
1,205
Động cơ
481,623 Mã lực
A di đà Phật ! Chúc cả nhà an lạc !
Hôm nay em thất hứa đi phóng sinh ! Thiện tai thiện tai ! Em xin bữa khác trả lễ ạ ! [-O<

Mất 1 ngày bựn rộn với các cụ mợ OF... :D
em cũng giống cụ, phải ở nhà trông f1,cho cả f1 đi cc nếu ko lạnh , mai là rằm em và gấu phóng sinh
 

workerbee2006

Xe tải
Biển số
OF-7286
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
292
Động cơ
540,531 Mã lực
Chúc các cụ các mợ 1 tuần mới an lạc.

 

Bò Ma

Xe buýt
Biển số
OF-27819
Ngày cấp bằng
23/1/09
Số km
785
Động cơ
492,944 Mã lực
Chào các cụ các mợ ! Hôm nay là ngày rằm tháng giêng cầu Phật từ gia hộ độ trì cho các cụ các mợ cùng gia quyến quanh năm bình yên !
Em vừa có chuyến đi tham quan đầu xuân ở Cao bằng rất vui .

Trên đường đi Cao bằng bọn em rẽ qua Đền Bà Chúa Kho
[/IMG]
[/IMG]

Vài hình ảnh Lễ cúng sao giải hạn tại Chùa Phố Cũ ở Thị xã Cao Bằng do Thầy Thích Thanh Hậu làm trụ trì
http://www.caobang.gov.vn/wps/portal/home/news/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gjZ093ZzdTEwP30ABzA09vp0And2NnAwN_E_2CbEdFALOFPtM!/?WCM_PORTLET=PC_7_2CIGCF540GUP70IKBQBG3C0042_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/caobang/vietvecaobang/b593de0045bb7f5bad9efd24610ef44d
[/IMG]
[/IMG]


Đền Kỳ Sầm thờ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao ở xã Tượng Cần, huyện Thạch Lâm nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An, cách Trung tâm thị xã Cao Bằng 5km. Đền được xây dựng để thờ danh nhân lịch sử Nùng Trí cao, người Dân tộc Tày một nhân vật có liên quan đến sự nghiệp mở nước ở thời Lý ( vua Lý Thái Tông thế kỷ XI).
[/IMG]

Khu Mộ của anh Kim Đồng nằm bên cạnh suối Lê nin chảy từ hang Cốc Pó
[/IMG]
[/IM
 

NghiaRex

Xe điện
Biển số
OF-46495
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
4,403
Động cơ
501,928 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Cảnh chùa thật hoang sơ & thanh bình, cảm ơn cụ BòMa cho nhà cháu mở mang tầm mắt :)

Chúc các cụ vui vẻ & an lạc ạ! :D
 

Bò Ma

Xe buýt
Biển số
OF-27819
Ngày cấp bằng
23/1/09
Số km
785
Động cơ
492,944 Mã lực
Một ngôi chùa cách TX Cao bằng 10 km : Chùa Đống Lân . Sư cô trụ trì Thích Diệu Thông
[/IMG]
[/IMG]
Đường lên Pac Bó
[/IMG]
[/IMG]
Suối Lê nin
[/IMG]
[/IMG]
[/IMG]
[/IMG]
 
Chỉnh sửa cuối:

thientamnt

Xe điện
Biển số
OF-31881
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,600
Động cơ
524,957 Mã lực
A Di Đà Phật ! [-O<A Di Đà Phật ! [-O<A Di Đà Phật ! [-O<
 

Bò Ma

Xe buýt
Biển số
OF-27819
Ngày cấp bằng
23/1/09
Số km
785
Động cơ
492,944 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

workerbee2006

Xe tải
Biển số
OF-7286
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
292
Động cơ
540,531 Mã lực
lời thơ mộc mạc mà chí đạo quá! Cảm ơn cụ.
Nền văn minh của chúng ta càng phát triển, thì chúng ta càng nhiều khuôn phép mới, càng nhiều sự phức tạp, nhiều sự dính mắc, phụ thuộc và kết cục là càng nhiều khổ đau.
Em cảm thấy có lẽ càng mộc mạc, càng giản dị thì càng gần với Đạo!
 

Bắc Âu

Xe điện
Biển số
OF-39196
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
2,445
Động cơ
493,420 Mã lực
Nơi ở
Bang Cò ỉa
Hôm qua, em được ăn cơm chay ở chùa Tứ Kỳ, ngon lắm ạ.
Nam mô Đại từ Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát.[-O<
 

boemcun

Xe tăng
Biển số
OF-17649
Ngày cấp bằng
20/6/08
Số km
1,976
Động cơ
525,743 Mã lực
các cụ ở thớt này là ăn chay + đi tu hết ợ :D
 

BinhminhCDS

Xe buýt
Biển số
OF-16214
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
979
Động cơ
520,100 Mã lực
Om mani padme hum

Sent from my A1_07 using Forum Runner
 

ô tô

Xe đạp
Biển số
OF-7903
Ngày cấp bằng
10/8/07
Số km
35
Động cơ
538,550 Mã lực
Em đọc bài này, nhiều ý đúng nhưng có điều này thấy còn phân vân, các cụ chỉ giáo.
"
- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Em thấy điều này đâu có gì sai???
Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật
Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.
Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!
- Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?
- Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.

Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền)

- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?
Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.


- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?
Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi sướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

Đến Chùa để cầu xin may mắn và tài lộc liệu có đúng với tinh thần Phật Giáo?

- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.
Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?
Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)


- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…
 

BinhminhCDS

Xe buýt
Biển số
OF-16214
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
979
Động cơ
520,100 Mã lực
Em hỏi các cụ ăn chay khác ăn mặn à. Ăn chay là ko có muối còn ăn mặn là ăn nhiều muối ạ? :))

Sent from my A1_07 using Forum Runner
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top