Ủy ban ATGT Quốc gia đang kêu gọi hưởng ứng tuần lễ “An toàn cho người đi bộ” bắt đầu từ 6/5 đến 12/5 tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Cơ quan này cũng yêu cầu lực lượng CSGT tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM hưởng ứng chương trình này bằng việc tăng cường kiểm soát, nhắc nhở, thậm chí xử phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông.
Tại Hà Nội, sau 2 ngày, mặc dù chưa có thông tin từ Phòng CSGT về việc thực hiện những hoạt động hưởng ứng tuần lễ này, nhưng theo quan sát của chúng tôi, người đi bộ vi phạm giao thông vẫn nhiều vô kể.
Nhiều người tỏ ra phớt lờ với quy định này và không hề biết có tuần lễ “An toàn cho người đi bộ”. Một số khác còn không biết về việc từ lâu đã có quy định xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông.
Khi được hỏi, một số CSGT cho biết, nếu phát hiện một người đi bộ vi phạm quy định, lực lượng này cũng rất khó xử phạt. Nếu người đó không chấp hành và bỏ đi, CSGT cũng không thể đuổi theo giữ họ lại.
Một chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ tại ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc cho biết, phần lớn người đi bộ hiện nay đều ít để ý đến quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. Người dân vi phạm quy định, lực lượng CSGT mới chỉ nhắc nhở là chính.
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do ý thức của người dân. Dù có nghị định về việc xử phạt người dân qua đường sai quy định, tuy nhiên theo cán bộ này, việc xử phạt rất khó bởi nhiều người dân đi bộ qua đường thường không hợp tác.
Cán bộ này cho rằng đơn giản vì người ta không mang theo giấy tờ, tiền bạc nào theo người cả. Có những người đi thể dục, đi dạo mát, chỉ mặc mỗi quần đùi áo phông. Bởi vậy CSGT không có cách nào để xử phạt, đành nhắc nhở rồi cho đi.
“Người ta vi phạm hành chính chứ có vi phạm hình sự đâu. Không lẽ giữ người ta lại?” – Cán bộ này nói.
Điều 12. Nghị định 34 từ năm 2010 đã quy định:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đi bộ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không đi đúng phần đường quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, Điều 46 Nghị định 71 quy định:
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
http://hn.ipad.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/di-bo-vi-pham-giao-thong-phat-the-nao-c46a541037.html
Cơ quan này cũng yêu cầu lực lượng CSGT tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM hưởng ứng chương trình này bằng việc tăng cường kiểm soát, nhắc nhở, thậm chí xử phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông.
Tại Hà Nội, sau 2 ngày, mặc dù chưa có thông tin từ Phòng CSGT về việc thực hiện những hoạt động hưởng ứng tuần lễ này, nhưng theo quan sát của chúng tôi, người đi bộ vi phạm giao thông vẫn nhiều vô kể.
Nhiều người tỏ ra phớt lờ với quy định này và không hề biết có tuần lễ “An toàn cho người đi bộ”. Một số khác còn không biết về việc từ lâu đã có quy định xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông.
Khi được hỏi, một số CSGT cho biết, nếu phát hiện một người đi bộ vi phạm quy định, lực lượng này cũng rất khó xử phạt. Nếu người đó không chấp hành và bỏ đi, CSGT cũng không thể đuổi theo giữ họ lại.
Một chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ tại ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc cho biết, phần lớn người đi bộ hiện nay đều ít để ý đến quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. Người dân vi phạm quy định, lực lượng CSGT mới chỉ nhắc nhở là chính.
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do ý thức của người dân. Dù có nghị định về việc xử phạt người dân qua đường sai quy định, tuy nhiên theo cán bộ này, việc xử phạt rất khó bởi nhiều người dân đi bộ qua đường thường không hợp tác.
Cán bộ này cho rằng đơn giản vì người ta không mang theo giấy tờ, tiền bạc nào theo người cả. Có những người đi thể dục, đi dạo mát, chỉ mặc mỗi quần đùi áo phông. Bởi vậy CSGT không có cách nào để xử phạt, đành nhắc nhở rồi cho đi.
“Người ta vi phạm hành chính chứ có vi phạm hình sự đâu. Không lẽ giữ người ta lại?” – Cán bộ này nói.
Điều 12. Nghị định 34 từ năm 2010 đã quy định:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đi bộ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không đi đúng phần đường quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, Điều 46 Nghị định 71 quy định:
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
http://hn.ipad.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/di-bo-vi-pham-giao-thong-phat-the-nao-c46a541037.html
Chỉnh sửa cuối: