K thấy cụ nào bàn về luật toàn thấy nói vđ khác, tất nhiên tắt sẽ tốt.
E thắc mắc có xxx bảo công ước cao hơn luật là đúng hay sai? Có vài dẫn luật nói là sai vì trừ khi sửa luật để phù hợp với công ước, như đơtk vừa rồi định xin sửa mấy cái đó
Đối với trường hợp không thắt dây an toàn thì việc xử phạt không căn cứ vào quy tắc tại Khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, mà căn cứ vào Khoản 23 Điều 8
Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm:
“23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”
Tại Mục 1 Chương 2
Nghị định 171/2013/NĐ-CP hướng dẫn trực tiếp cho Khoản 23 Điều 8 nêu trên
vẫn chỉ quy định xử phạt đối với người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước.
Tuy nhiên sau đó,
Nghị định 171/2013/NĐ-CP hết hiệu lực và thay thế bằng
Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Khoản 7 Điều 80 và điểm l, điểm k Khoản 1 Điều 5
Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã
quy định xử phạt đối với người lái xe và người ngồi ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây bảo hiểm.
Từ ngày 01/01/2020, Nghị định 46 chính thức hết hiệu lực và bị thay thế bằng
Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định này tiếp tục kế thừa quy định của
Nghị định 46. Cụ thể mức phạt đối với lái xe và người đi xe không thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn được quy định tại điểm p, điểm q Khoản 3 Điều 5 và Khoản 5 Điều 11
Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
Như vậy, có thể thấy trước ngày 01/08/2016 thì đúng là chưa có quy định xử phạt đối với người ngồi sau trong xe ô tô không thắt dây an toàn. Tuy nhiên, khi
Nghị định 46/2016/NĐ-CP thay thế cho
Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì đã bổ sung quy định xử phạt đối với người ngồi sau trong xe ô tô (Khoản 7 Điều 80
Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Đến
Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì quy định này tại
Nghị dịnh 46 tiếp tục được thừa nhận nhưng theo hướng quy định chung đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy
(tức bao gồm cả người ngồi trước và ngồi sau).
Tóm lại, 02 Nghị định kể trên không hề mẫu thuẫn với
Luật Giao thông đường bộ 2008. Trái lại,
Nghị định 46/2016/NĐ-CP và
Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn hướng dẫn cho Luật và quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh.