1. So sánh việc nói lẫn l,n với việc người miền Nam nói chữ v thành chữ d là khập khiễng.
Cần phải phân biệt rõ thế này: Các vùng miền có cách phát âm khác nhau cho cùng một âm, từ. Tuy họ phát âm khác với người vùng khác nhưng rất thống nhất trong vùng miền đó. Đó là đặc trưng ngôn ngữ vùng miền.
Còn việc KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC và DÙNG LẪN LỘN l,n không phải đặc trưng của vùng miền nào cả. Nó chỉ là cái tật của một số cá nhân, Đó là một số ít so với mấy chục triệu đồng bào sống ở khu vực Bắc Bộ, chứ không phải cách nói thống nhất ở khu vực Bắc bộ. Hài hước hơn, Bản thân trong số những người nói lẫn thì cũng chả có một sự thống nhất nào trong cái cách người ta nói lẫn. Có người thì luôn lẫn l thành n (VD: nói năng nẫn nộn), có người ngược lại lẫn n thành l (VD: lói lăng lẫn lộn), và còn có những người lẫn cả l thanh n và n thành l (nói lăng lẫn nộn). Vậy tác giả căn cứ vào điều gì mà dám là nói lẫn l,n là đặc trưng của cả miền Bắc????
2. Tôi rất phẫn nộ khi có kẻ nói cách nói lẫn lộn l,n là nét đặc trưng của người miền Bắc. Tôi là một người Bắc chính tông, nhưng từ thời ông bà nội ngoại cho đến chúng tôi bây giờ, việc nói lẫn l, n là việc không thể chấp nhận được. Đối với chúng tôi, việc không thể phân biệt đúng hai âm cơ bản, sử dụng nó một cách lẫn lộn và tùy tiện, là thể hiện sự "lùn" về mặt văn hóa. Có thể khi gặp một người mang tính chất xã giao, chúng tôi sẽ vì phép lịch sự mà chấp nhận, tuy nhiên nếu đối với những mối quan hệ bắt đầu có chút thân tình, như bạn bè, đồng nghiệp, chúng tôi sẽ khuyên họ sửa ngay.