Bác Việt đã giải thích cho e nghe 1 phần ,vậy trường hợp thay phanh mới e lại thấy nó sâu hơn cũ , bh muốn chỉnh lên có được không ạ
Cái bác thấy "
sâu hơn" đó chỉ là
vị trí chân phanh, thường thì chỉnh được bằng cách nâng hạ cả cái cụm chân phanh trong cabin xe và nó không liên quan đến hành trình má phanh, bác lưu ý sự khác biệt giữa phanh dây cáp ở xe máy thường và phanh thủy lực. Ở phanh dây cáp thì sự "
nông sâu" của má phanh sẽ gắn chặt cùng với tay phanh hay pedan phanh do nó được liên hệ với nhau qua chiều dài không đổi của dây cáp phanh. Ở phanh thuỷ lực thì hành trình phanh không thay đổi khi thay đổi vị trí chân phanh vì mỗi lần nhấc chân phanh lên cái Piton tổng phanh sẽ được nạp lại một lượng dầu thủy lực bằng nhau mỗi lần. Để thay đổi hành trình phanh ở phanh thủy lực người ta phải thay đổi số lượng dầu mỗi lần nạp vào piton tổng để đạp phanh, cái này kỹ thuật viên mới làm được
Bác xem tạm sơ đồ của côn thủy lực, phanh nó cũng y hệt như thế chỉ khác cái thay vì tác động lực để ép rời lá côn thì nó tác động lực để ép má phanh vào trống phanh hay đĩa phanh
-
Mỗi khi nhấc pedan lên thì cái "xy lanh chính của ly hợp" - với phanh thì là xy lanh tổng phanh, nó sẽ nạp m
ột thể tích dầu không đổi, khi đạp pedan thì nó đẩy đi
cái thể tích dầu đó và làm cho côn (phanh) được ép vào với
hành trình không đổi
- Khi má phanh bị mòn, pedan thì nhấc lên hết cỡ do lò xo đầy, thì thể tích kể từ má phanh đến xy lanh tổng phanh sẽ lớn hơn, một lượng dầu từ bình chứa dầu phanh (trong hình này là bình chứa dầu ly hợp) sẽ được thêm vào để bù
cho thể tích tăng thêm bởi má phanh bị mon
- Muốn nâng hay hạ chân phanh/côn thì điều chỉnh nâng hạ cả cụm chân phanh/côn. Điều này chỉ thay đổi tư thế cảm giác cho phù hợp với người lái xe chứ không tác động gì vào má phanh -
đó là sự khác nhau căn bản giữa phanh/côn thủy lực và phanh/côn cable