Mong cụ vững tay lái. Chứ cụ tranh luận với một số cụ không nói về số liệu chỉ nói mồm thì quan điểm 2 bên đã không gặp nhau từ đầu rồi. Cụ có thể chia sẻ thêm quan điểm về kinh tế Mỹ Trung nhiệm kỳ này. Và những thuận lợi khó khăn của việt nam được không
Cảm ơn cụ! Về đề nghị của cụ, xin được chia sẻ theo góc nhìn của bản thân như sau:
Cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xuất phát từ nguyên nhân chính là thâm hụt quá lớn trong cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong nhiều năm (cụ thể như biểu đồ bên dưới). Điều này đã dẫn đến chủ trương từ thời tổng thống Donald Trump tăng thuế suất lên tới 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng kim ngạch nhập khẩu từ 200 tỷ USD trở lên (áp dụng từ tháng 1 năm 2019). Sang đến thời của tổng thống Biden thì chính sách này vẫn tiếp tục được duy trì. Đồng thời Mỹ cũng hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao (ví dụ vật liệu bán dẫn...) sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do ít đầu tư vào ngành sản xuất trong 20 năm qua, dẫn đến việc Mỹ vẫn phải nhập khẩu khá nhiều để đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo. Mặc dù Donald Trump sẽ tiếp tục chính sách đưa sản xuất trở lại Mỹ, nhưng quá trình này không thể một sớm một chiều (dù có công nghệ và kinh nghiệm sản xuất, nhưng chi phí nhân công cho ngành sản xuất khá cao, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và thiếu sức cạnh tranh).
Để bù đắp cho việc thiếu hụt hàng hóa do nền sản xuất trong nước không đáp ứng được, Mỹ sẽ tiếp tục phải trong cậy vào việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và dịch chuyển dần sang nhập khẩu từ các nguồn khác để thay thế và tránh bị phụ thuộc. Tất nhiên sẽ có nhiều quốc gia tận dụng cơ hội này, trong đó có khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các số liệu xuất nhập khẩu trong những năm gần đây minh chứng cho điều này.
Qua hai biểu đồ về xuất khẩu và nhập khẩu bên dưới thì có thể thấy rằng: về nhập khẩu, Mỹ là nước nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất của Việt Nam, tiếp đó là Trung Quốc. Về nhập khẩu thì Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, tiếp đó từ Hàn Quốc.
Bên trên là biểu đồ các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam
Bên trên là biểu đồ các đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc thiết bị sản xuất và nguyên liệu thô các loại, sau đó sản xuất hàng hóa thành phẩm để xuất sang các thị trường ưu tiên, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Xin chia sẻ một số số liệu về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc năm 2022 (chỉ tính các mặt hàng quan trọng có giá trị xuất nhập khẩu từ 1 tỷ USD trở lên):
Qua các bảng trên có thể thấy rằng Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất từ hai nước này, đồng thời sản xuất hàng hóa và xuất thành phẩm sang họ.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã và đang lựa chọn chuyển dịch dần các cơ sở sản xuất của họ sang các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Như vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung có thể tạo ra khá nhiều khó khăn, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nước xung quanh như Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp trong nước nói riêng tận dụng cơ hội này. Điều quan trọng là phải xác định được nhu cầu của thị trường Mỹ, cũng như cân đối được năng lực nội tại của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội sản xuất hàng hóa và xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trên đây là một số chia sẻ theo đánh giá, phân tích xu hướng dựa trên các số liệu hiện có.