Nhờ link Cụ phanthanh200 e thấy có cái này hay copy về cùng xem:
8 THẮC MẮC VỀ NỒI CƠM NỘI ĐỊA NHẬT
Nồi cơm điện từ (cao tần) nội địa Nhật gần như là thiết bị đầu tiên khiến người ta bắt đầu mê đồ nội địa Nhật (sản xuất dành riêng cho người Nhật chứ không phải loại xuất khẩu đi các nước khác). Nồi cơm điện từ nội địa Nhật nấu cơm ngon hơn hẳn những chiếc nồi cơm truyền thống mua trong siêu thị và vì thế những ai đã mua nồi cơm này bắt đầu hiểu ra: đồ nội địa Nhật sử dụng công nghệ chạy trước đồ đại trà cả chục năm, dùng thích hơn hẳn, giá mà mình biết sớm hơn.
Dưới đây là 8 thắc mắc thường thấy của hầu hết mọi người khi bắt đầu tìm hiểu về nồi cơm điện từ nội địa Nhật.
1. Có điện 220V không?
Không.
Hàng nội địa Nhật sử dụng điện 100V, chỉ có những thiết bị dùng công suất lớn như máy lạnh 2HP trở lên, bếp từ công suất lớn mới dùng 2 đường 100V ghép lại thành 200V và vì thế mới dùng điện 220v trực tiếp được. Nồi điện từ nội địa dùng điện 100V, nồi điện từ cũng của Nhật hàng xuất khẩu thì dùng điện 220v, tuy nhiên hàng xuất khẩu có chất lượng thua kém đáng kể so với hàng nội địa Nhật cùng tầm giá.
Có một số thợ có thể can thiệp vào mạch nồi nội địa để đổi điện nhưng nồi sẽ kém bền đi nhiều và tiềm ẩn nguy cơ hỏng mạch sau một thời gian sử dụng. Với nồi nội địa Nhật, cách dùng tốt nhất là kèm với cục biến áp đổi điện, có công suất 1500W là đủ.
2. Nhà em có sẵn bộ đổi điện rồi, dùng được không?
Chưa hẳn.
Bộ đổi điện là thiết bị biến điện 220V nhà mình thành điện 100V để xài cho đồ Nhật, gồm 2 loại: biến áp hoặc ổn áp. Biến áp chỉ đổi điện, ổn áp có thêm tính năng ổn định dòng điện nên mắc tiền hơn. Ngày nay điện lưới quốc gia tương đối ổn định nên không cần dùng ổn áp chi cho tốn kém, chỉ cần biến áp là đủ rồi.
Không phải bộ đổi điện nào cũng như nhau, nồi cơm nội địa có công suất 1200W nên cần biến áp lớn hơn chút để sử dụng, khoảng 1500W (tương đương 1.5 KVA), nếu bộ đổi điện ở nhà nhỏ hơn thì bạn nên mua cái phù hợp, mình có cung cấp loại tốt giá 550k (giá ngoài 600k).
3. Nồi điện từ cứ Made in Japan là đỉnh?
Không chính xác.
Cùng là nồi điện từ (cao tần), cùng là Made in Japan, nhưng loại hàng xuất khẩu có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 2/3 nồi nội địa, chất lượng cũng không bằng do bị cắt giảm. Điều này dễ hiểu vì tiêu chuẩn nội địa cao hơn so với hàng xuất khẩu và truyền thống "đồ cho dân Nhật có chất lượng phải hơn phần còn lại của thế giới" của đất nước này.
Một chiếc nồi Made in Japan bán mới trong siêu thị, tiếng Anh, điện 220v, giá hơn chục triệu chưa chắc đã ngon bằng cái nồi chữ Nhật điện 100v giá cũng mới tinh giá xách tay hơn 5tr xét về chất lượng nấu cơm, đó là điều có thể khiến mọi người khó chấp nhận nhưng đó là sự thật.
4. Nồi đời mới nấu càng ngon?
Không đúng.
Nồi điện từ nội địa Nhật nấu ngon hay không không phụ thuộc vào đời mà phụ thuộc vào phân khúc. 1 chiếc nồi sản xuất từ năm 2005 có thể đánh bại nồi cơm 2017 nếu nó ở phân khúc cao cấp hơn. Bởi vậy khi chọn nồi cơm, quan trọng là bạn thích nồi mới hay nồi nấu cơm ngon. Tất nhiên có những nồi vừa mới vừa nấu cơm ngon nhưng mức giá sẽ không dễ chịu, còn với giá rẻ, bạn chỉ có thể chọn 1 trong 2 thôi
5. Dùng xong rút ra cho an toàn và tiết kiệm điện?
Không nên.
Nồi cơm nội địa Nhật thiết kế để cắm điện 24/24, không cần rút điện hay ngắt điện. Ăn xong cơm thừa vẫn để trong nồi và duy trì chế độ hâm nóng, để qua đêm đến hôm sau cơm vẫn không bị đóng cháy, không bị khô và điện năng tiêu thụ không đáng là bao. Đây là cách dùng nồi cơm của người Nhật. Thậm chí họ cắm nồi cơm đầy vào đầu tuần và cứ để đó ăn suốt tuần, lúc nào ăn là mở nắp lấy cơm ra ăn, luôn nóng, luôn tươi rói.
Về an toàn điện, nồi Nhật có hệ thống ngắt chủ động và không gây cháy thành lửa. Nếu có sự cố, nồi Nhật sẽ cháy mạch và cách ly khỏi nguồn điện. Tiêu chuẩn an toàn của đồ Nhật là không bốc cháy thành ngọn lửa.
6. Dễ cắm lộn điện.
Nếu bạn thực hiện điều 5 nêu trên thì bạn không bao giờ lo cắm lộn điện. Nồi cơm để trong 1 góc, cắm sẵn vào biến áp và không đụng chạm vào phích cắm thì sao có thể cắm sai?
Vậy lúc ăn cơm phải bê nồi ra bàn ăn thì tính sao? Bạn bưng cái ruột nồi thôi. Một số nồi có thiết kế tay nắm trên ruột nồi để bạn dễ dàng bưng bê khắp nơi. Cái nồi cơm nội địa có trọng lượng khá nặng, cớ sao phải bê cả nồi cho cực.
Bên cạnh đó, có thể phòng ngừa bằng phương pháp đổi lỗ tròn cho các ổ điện 220V khu vực bếp. Do đầu cắm của nồi cơm dạng dẹt nên có cố tình cũng không cắm được vào ổ điện lỗ tròn.
Khi cắm lộn điện, vẫn có thể sửa chữa (thay mạch bảo vệ). Tùy thuộc vào từng model, chi phí có thể khác nhau. Nhẹ thì 200k, nặng thì 500k. Model càng thông dụng thì càng dễ sửa.
7. 1 lít có nhỏ quá không?
Không nếu so với nồi đại trà.
1 cái nồi thường loại 1.8l chỉ nấu được nửa xoong, tức khoảng gần 1kg gạo. Nếu nấu nhiều hơn cơm sẽ không chín nổi. Nồi điện từ nội địa Nhật loại 1 lít nấu được 1kg gạo, nhiều hơn cả nồi 1,8l loại thường. Kể cả khi bạn nấu cơm dính đáy nồi hay nấu đầy đến miệng nồi, cơm vẫn chín đều, vẫn dẻo mềm như nhau, đó là sự ưu việt của công nghệ điện từ.
Bởi vậy khi chọn nồi cơm điện từ, đừng thấy cái ruột nồi nhỏ quá mà băn khoăn, hãy tính bằng số chén cơm mỗi bữa để chọn nồi nội địa cho chính xác theo thông tin sau:
- nồi 1 lít nấu được 1kg gạo, tương đương 16 chén cơm
- nồi 1.8 lít nấu được 1.8kg gạo, tương đương 30 chén cơm
8. Hàng 2nd thì dùng được mấy năm nữa?
Từ lâu cho đến rất lâu.
Hàng Nhật nổi tiếng vì độ bền, hàng nội địa thì lại càng bền. 1 chiếc nồi đời 2008 tính đến giờ là chục năm rồi, phần lớn sẽ băn khoăn, dùng 1-2 năm nữa nó hư thì sao? Theo kinh nghiệm của mình, nó sẽ phục vụ trong ít nhất là 5 năm nữa nếu không nói là 10 năm. Có 1 điều mà ít người biết nhưng giới thợ lại rất rành: chính những cái nồi cũ đời sâu lại có độ bền cao hơn cả nồi đời mới, thậm chí là nguyên thùng.
Bởi vậy lời khuyên là bạn đừng quan tâm đến đời, hãy tập trung 3 thứ quan trọng nhất khi mua đồ nội địa 2nd: uy tín của cửa hàng cùng bảo hành của họ, cấp độ của sản phẩm, độ mới theo cảm quan.
Nguồn: FB Pham Luong