- Biển số
- OF-9503
- Ngày cấp bằng
- 12/9/07
- Số km
- 19,696
- Động cơ
- 730,846 Mã lực
nữ ở đâu xinh thế hả kụ, heheNhiều nữ xinh đấy chứ! Em đi gặp cô nào xinh là hạ kính xuống cười chào mợ ạ
nữ ở đâu xinh thế hả kụ, heheNhiều nữ xinh đấy chứ! Em đi gặp cô nào xinh là hạ kính xuống cười chào mợ ạ
Cái này em thấy cả báo chí, cả người dân, thậm chí cái thằng thanh niên kia cũng quá đà. Biển cấm rẽ trái chỗ này nằm ở vị trí không thể rõ hơn. Chỉ là các vị chẳng bao giờ có thói quen quan sát biển báo trước khi vào ngã tư thôi.Mình sưu tầm được bài báo này, để các cụ comment cho khách quan, góp phần "xây dựng lực lượng" và tự mình nâng cao thức tham gia giao thông:
Phải hiểu thế nào về cảnh sát giao thông?
(LĐ) - Số 51 ĐÀO TUẤN - 6:23 AM, 07/03/2014 FACEBOOK VIẾT BÌNH LUẬN BẢN IN
9h ngày 6.3.2014, báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời thượng tá Trần Thanh Trà - Phó Trưởng phòng PC67, Công an TPHCM - đề nghị báo chí: Khi viết về cảnh sát giao thông (CSGT) nên tránh cách viết gây hiểu lầm, định kiến trong nhân dân. Thông tin này được đưa ra song song với việc 4 CSGT ở ngã tư Hàng Xanh chỉ thừa nhận một số vi phạm về điều lệnh của lực lượng trong khi thi hành nhiệm vụ: Không chào người vi phạm, đeo bảng tên không đúng quy định, dừng lại 1 điểm vượt thời gian 15 phút như quy định, dừng kiểm soát nhiều phương tiện vi phạm cùng lúc, không lập biên bản đối với người vi phạm.
Tức là rất nhiều vi phạm, nhưng cả 4 người không ai nhận có chuyện “lục ví người dân”, như những hình ảnh tưởng đã “hai năm rõ mười” mà người dân cả nước đều đã nhìn thấy.
Vậy thì báo chí phải viết thế nào và người dân phải hiểu ra sao khi cảnh lục ví ở Hàng Xanh xảy ra giữa ban ngày ban mặt, có nhân chứng, vật chứng đàng hoàng?
Phải hiểu thế nào về cảnh sát giao thông?
Không chỉ ở Hàng Xanh (TPHCM), ngay ở Đông Anh (Hà Nội), hàng trăm người dân đã bao vây một tổ CSGT trước sự kiện một người dân phải “vào thẳng bệnh viện” sau khi nhận một nhát gậy ma trắc.
Ngay ngã tư Thái Hà - Hoàng Cầu (Hà Nội), một thanh niên giơ cao tấm biển “Chú ý! Đường cấm rẽ trái”, cảnh báo người tham gia giao thông rằng sẽ bị một tổ CSGT đứng ngay sau tấm biển cấm rẽ nếu họ trót không nhìn thấy tấm biển bị che khuất bởi cây xanh và cột điện, rất khó nhìn vào giờ tan tầm.
Tấm biển báo mà người thanh niên cầm trên tay giữa buổi chiều mưa lạnh, hay việc hàng trăm người dân vây giữ tổ tuần tra khiến một người thanh niên khác “lao mặt vào gậy ma trắc của CSGT” đang chính là những “cái nhìn” của người dân đối với lực lượng - về lý thuyết - là hướng dẫn người dân đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Sẽ thật khôi hài nếu nói ở Hàng Xanh, CSGT nhét tiền vào ví người dân. Sẽ thật nhạo báng nếu bảo người chạy xe ở Đông Anh đã lao mặt vào gậy ma trắc của CSGT.
Bởi ngay cả khi báo chí viết như vậy, sự thật là sự thật và nó được tạo ra không bởi cách mà báo chí viết thế nào về lực lượng CSGT.
Cũng vào 6h30 sáng qua, hình ảnh những người CSGT CA TP.Hà Nội cầm xẻng dọn dẹp bùn đất rơi vãi đoạn đường chân cầu Thanh Trì, được một người dân nào đó đi ngang vô tình chụp được, đã tràn ngập trên mạng với vô số những lời tán dương của nhân dân. Và có lẽ, lời tán dương hay nhất chính là “Cảnh sát nhân dân”.
Nhân dân luôn công bằng. Báo chí - dù có muốn - cũng không thể tạo ra định kiến, bởi cách nhìn nhận về lực lượng CSGT, không phải bởi các anh muốn thế nào, mà bởi các anh đã chứng tỏ ra sao, trước con mắt người dân.
Ít nhất, trước hết các anh hãy suy nghĩ khi đọc những dòng tít “tế nhị”: “CSGT vô tình chọc gậy vào mặt dân” hay “Va chạm với CSGT, một thanh niên nhập viện”. Ít nhất, các anh hãy xấu hổ khi nghe người dân bảo các anh là “anh hùng núp” đi đã.
Thế cụ có biết đầu vào của mấy ông xxx này bao nhiêu tiền không, không đớp không cắn thì gỡ vốn sao được, đằng này lại còn giàu thêm nữa.Ở mình biển bé tí, CSGT toàn rình phạt, họ lẽ ta phải đứng ở gần nếu có xe nào chuẩn bị vi phạm thì ra hiệu nếu cố tình mới phạt chứ đằng này cứ chăm chăm phạt, dân ghét là phải, hôm nọ em đi vào đường cấm mà dân cứ ra xua sợ mình mất tiền thui, ở các nước phát triển hơn trong khu vực biển báo thấy to đùng ở trước mặt.
E thích câu này hạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.Hiểu thế này cụ ạ: Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều. Hay nhiều sâu quá, hỏng *** vườn rau.
Thế cụ có lý giải được vì sao người ta lại "quá đà" không?Cái này em thấy cả báo chí, cả người dân, thậm chí cái thằng thanh niên kia cũng quá đà. Biển cấm rẽ trái chỗ này nằm ở vị trí không thể rõ hơn. Chỉ là các vị chẳng bao giờ có thói quen quan sát biển báo trước khi vào ngã tư thôi.
Các vấn đề khác em chưa bàn đến.
Cụ đã gặp biển cấm rẽ trái nhưng lại đặt bên phải chưa? Ở dưới còn kèm cái bảng chỉ dẫn bằng tờ giấy A4, dán mắt vào phải đọc cả tiếng mới hết, người đi đường ngồi trên xe thì nhìn thấy làm sao được.Cái này em thấy cả báo chí, cả người dân, thậm chí cái thằng thanh niên kia cũng quá đà. Biển cấm rẽ trái chỗ này nằm ở vị trí không thể rõ hơn. Chỉ là các vị chẳng bao giờ có thói quen quan sát biển báo trước khi vào ngã tư thôi.
Các vấn đề khác em chưa bàn đến.
Không ngờ số km của cụ được những 1.300?!! HaizzzCụ đã gặp biển cấm rẽ trái nhưng lại đặt bên phải chưa? Ở dưới còn kèm cái bảng chỉ dẫn bằng tờ giấy A4, dán mắt vào phải đọc cả tiếng mới hết, người đi đường ngồi trên xe thì nhìn thấy làm sao được.
Cụ có biết tại sao "Quy chuẩn quốc gia về cắm biển báo, biển chỉ dẫn, vạch kẻ đường" mãi không thể thông qua, trong khi tăng mức phạt thì 1 tháng ra 1 văn bản? Nếu cụ biết thì sẽ hiểu bản chất vấn đề một cách có hệ thống
Hai kụ đang diễn giải hai hướng khác nhau cho một vấn đề thì k nên tranh luận. heheKhông ngờ số km của cụ được những 1.300?!! Haizzz
Mời cụ đọc lại tiêu chuẩn VN về biển báo và hiệu lực biển báo nhé. Sơ bộ là thế này: Cấm bên nào thì cũng cắm bên phải hết. Cắm bên trái thì vô tác dụng (theo luật).
Không hiểu cụ "biết" được những gì, nhưng số bài với những gì cụ phát biểu ở đây nó ngược nhau quá ạ.
Ok, Quy chuẩn nó ra từ năm 2012 nhưng hơi lặng lẽ nên em không biết. Riêng cái cắm bên trái vô tác dụng là cụ sai nhé, nó dùng để nhắc lại cho rõ ràng (không muốn rõ ràng thì cứ thế mà bẫy dân)Không ngờ số km của cụ được những 1.300?!! Haizzz
Mời cụ đọc lại tiêu chuẩn VN về biển báo và hiệu lực biển báo nhé. Sơ bộ là thế này: Cấm bên nào thì cũng cắm bên phải hết. Cắm bên trái thì vô tác dụng (theo luật).
Không hiểu cụ "biết" được những gì, nhưng số bài với những gì cụ phát biểu ở đây nó ngược nhau quá ạ.
Vote cho cụ, các cụ nghiên cứu kỹ thế này thì quá hay!, mở mang thêm cho nhiều người;Ok, Quy chuẩn nó ra từ năm 2012 nhưng hơi lặng lẽ nên em không biết. Riêng cái cắm bên trái vô tác dụng là cụ sai nhé, nó dùng để nhắc lại cho rõ ràng (không muốn rõ ràng thì cứ thế mà bẫy dân)
Nhưng vấn đề em muốn nói là trước tiên phải tạo ra một Quy chuẩn, tiêu chuẩn rõ ràng phù hợp với thực tế. Đồng thời quy định trách nhiệm rõ trách nhiệm của các bên tham gia để đảm bảo an toàn và quyền lợi người dân. Chứ không phải để cố tình hành dân. thế nên cái bộ QC này nó vẫn chưa làm được những gì người ta đang cần, em đưa một vài ví dụ:
82.2 Trên các tuyến đường bộ đang khai thác, các biển báo hiệu không phù hợp
với Quy chuẩn này hiện vẫn đang sử dụng phải được điều chỉnh, thay thế dần (trong
vòng 5 năm) để tránh lãng phí; các biển báo hiệu bổ sung mới phải tuân thủ theo quy
định của Quy chuẩn này;
-> Theo em "Biển không phù hợp với tiêu chuẩn phải được thay thế, nếu không thay thế sẽ không có hiệu lực, nếu để xảy ra tai nạn cơ quan quản lý phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu người tham gia GT bị phạt do vi phạm biển báo không có hiệu lực thì cơ quan quản lý phải chịu mức phạt tương ứng thay cho người tham gia GT"
83.1 Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành Quy chuẩn này
đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên đường được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng
Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, mờ hoặc chưa đúng với quy định trong Qu
chuẩn phải có biện pháp bổ sung, sửa chữa, thay thế để bảo đảm an toàn giao thông;
-> "Trường hợp biển báo bị mất, hư hỏng, mờ hoặc không đúng với quy chuẩn đều không có hiệu lực, nếu để xảy ra tai nạn cơ quan quản lý phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu người tham gia GT bị phạt do vi phạm biển báo không có hiệu lực thì cơ quan quản lý phải chịu mức phạt tương ứng thay cho người tham gia GT"
83.2 Cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý đường bộ trong phạm
chức trách của mình kịp thời phát hiện hư hỏng, mất mát và các hành vi xâm hại
thống báo hiệu, báo cáo về cơ quan quản lý đường bộ hoặc lập biên bản hoặc xử
những hành vi vi phạm Quy chuẩn này theo trách nhiệm và quy định của pháp luật. N
không khắc phục kịp thời, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọ
cho sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
-> Quy định nào, xử lý như thế nào?
85.3 Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thiết kế và
lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn này;
-> Chịu trách nhiệm thế nào nếu làm sai?
Mãi mới thấy Rex ngoan!-Cần gì phải đi đâu cho xa xôi, các bác cứ vào Đà Nẵng thì sẽ biết CSGT tử tế nó ntn!
Thì em hỏi cụ, cái biển báo đó nó có đúng quy chuẩn không? Kích thước và vị trí đặt biển tương ứng với chiều rộng đường và tốc độ lưu thông cho phép?Ok, Quy chuẩn nó ra từ năm 2012 nhưng hơi lặng lẽ nên em không biết. Riêng cái cắm bên trái vô tác dụng là cụ sai nhé, nó dùng để nhắc lại cho rõ ràng (không muốn rõ ràng thì cứ thế mà bẫy dân)
Nhưng vấn đề em muốn nói là trước tiên phải tạo ra một Quy chuẩn, tiêu chuẩn rõ ràng phù hợp với thực tế. Đồng thời quy định trách nhiệm rõ trách nhiệm của các bên tham gia để đảm bảo an toàn và quyền lợi người dân. Chứ không phải để cố tình hành dân. thế nên cái bộ QC này nó vẫn chưa làm được những gì người ta đang cần, em đưa một vài ví dụ:
82.2 Trên các tuyến đường bộ đang khai thác, các biển báo hiệu không phù hợp
với Quy chuẩn này hiện vẫn đang sử dụng phải được điều chỉnh, thay thế dần (trong
vòng 5 năm) để tránh lãng phí; các biển báo hiệu bổ sung mới phải tuân thủ theo quy
định của Quy chuẩn này;
-> Theo em "Biển không phù hợp với tiêu chuẩn phải được thay thế, nếu không thay thế sẽ không có hiệu lực, nếu để xảy ra tai nạn cơ quan quản lý phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu người tham gia GT bị phạt do vi phạm biển báo không có hiệu lực thì cơ quan quản lý phải chịu mức phạt tương ứng thay cho người tham gia GT"
83.1 Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành Quy chuẩn này
đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên đường được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng
Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, mờ hoặc chưa đúng với quy định trong Qu
chuẩn phải có biện pháp bổ sung, sửa chữa, thay thế để bảo đảm an toàn giao thông;
-> "Trường hợp biển báo bị mất, hư hỏng, mờ hoặc không đúng với quy chuẩn đều không có hiệu lực, nếu để xảy ra tai nạn cơ quan quản lý phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu người tham gia GT bị phạt do vi phạm biển báo không có hiệu lực thì cơ quan quản lý phải chịu mức phạt tương ứng thay cho người tham gia GT"
83.2 Cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý đường bộ trong phạm
chức trách của mình kịp thời phát hiện hư hỏng, mất mát và các hành vi xâm hại
thống báo hiệu, báo cáo về cơ quan quản lý đường bộ hoặc lập biên bản hoặc xử
những hành vi vi phạm Quy chuẩn này theo trách nhiệm và quy định của pháp luật. N
không khắc phục kịp thời, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọ
cho sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
-> Quy định nào, xử lý như thế nào?
85.3 Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thiết kế và
lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo Quy chuẩn này;
-> Chịu trách nhiệm thế nào nếu làm sai?