Nói thật các cụ chả chịu tìm hiểu và thống kê gì nhưng lên chửi thì vô cùng nhanh. Em xin trình bày hiểu biết của mình như sau:
1. Về số huy chương vàng của đoàn chủ nhà nhiều thì đó là cái đặc sản của Seagames rồi. Thực chất chỉ có các nước quá yếu như Lào, Miến thì không đứng đầu các kì SG mà họ tổ chức thôi.
Nguyên nhân chủ yếu là do nước chủ nhà đăng ký nhiều các nội dung sở trường của mình. Ví dụ Việt Nam cho mấy môn lặn, hoặc Whushu...
Tuy nhiên, cho dù muốn thế nào thì cũng phải cho các nội dung OLP vào đầy đủ mang tính bắt buộc với các nước chủ nhà. Và từ đó tính toán bảng tổng sắp huy chương mà trừ chủ nhà ra ta sẽ có kết quả thể hiện sự phát triển của nền thể thao 1 nước.
Ví dụ: năm 2019 SG tổ chức tại Phi. Đương nhiên ông Phi đứng đầu, vị trí thứ 2 là sự cạnh tranh quyết liệt của VN và Thái dúi. Cuối cùng VN đứng thứ 2 với 98 HCV. Như vậy nghĩa là VN đã vượt Thái ở cấp độ SG.
Trong 5 kì SG gần đây nhất VN luôn đứng top 3. Đây là 1 thành tích đáng kể, trong khi cách đó 20 năm chúng ta chỉ đứng thứ 6.
2. Xét về khía cạnh bộ môn OLP là điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, đua thuyền, xe đạp, bóng đá. Chúng ta cũng đều xếp hạng 1 hoặc hạng 2.
Ví dụ như điền kinh chúng ta vượt Thái dúi trong 3 kì SG gần đây nhất. Trong đó nội dung nữ hoàng là chạy nữ/nam 100m trong mấy kì gần đây ta đều có ít nhất 1 huy chương. Còn nội dung sở trường là chạy cự li trung bình như 800-1500-5000m thì ta k có đối thủ ở cả nam và nữ.
Ngoài ra môn bơi trước đây chỉ duy nhất Nguyễn Hữu Việt đạt HCV đầu tiên bơi lội cho VN ở SG vào năm 2005 (e k nhớ chính xác), đáng tiếc cụ Việt mới mất cách đây 3-4 tháng. Thì giờ chúng ta đang cố rượt đuổi người Sing, Thái về môn này.
Trước Ánh Viên thống trị thế nào ta đã biết, giờ các cháu bơi nam cũng khá. 1 Kì ít nhất 4-5 HCV và toàn phá kỉ lục SG.
=> như thế liệu có tiến bộ ko các cụ?
3. Nhiều cụ mỉa mai SG giành nhiều HCV sao OLP hay ASIAD không có lấy 1 tấm huy chương, hoặc có rất ít. Trong khi Phi, Thái, Sing, In đều có huy chương OLP mà rất nhiều lần có Vàng.
Xin thưa các cụ là nó liên quan đến môn thế mạnh, đặc thù từng nước. Ví dụ Indo có những tay vợt cầu lông xuất sắc nhất thế giới, môn đấm bốc thì thằng Phi có mấy tay rất khá, ngoài ra Sing đầu tư cho cậu Shooling cả triệu đô ăn tập thì mới lấy được vàng bơi lội cho Sing ở OLP.
Các môn này ở các nước đó đều là top 1 thế giới. Nên giành huy chương dễ hơn.
Tuy nhiên, xét 1 nền thể thao phải xét toàn diện, các môn để đánh giá được sự phát triển của nền thể thao đó.
VN tập trung phát triển trọng điểm các môn OLP, Vận động viên được ăn tập nước ngoài nhiều ví dụ cháu Ánh Viên ăn ở Mỹ. Nhưng thử hỏi, với sức vóc con người VN, đặc điểm thể chất, cứ hi vọng vào Vàng ở Điền kinh hay Bơi liệu bao giờ có được.
Còn nếu lựa chọn vài môn mà VĐV ở tầm thế giới để đầu tư thì có khả dĩ: Ví dụ: Taekwondo, Cử tạ hạng cân ruồi (như Hoàng Anh Tuấn), hoặc môn bắn súng (cần sự khéo léo phù hợp với người Việt)....
Nhiều cụ mỉa mai, chê bai rất nhiều nhưng không nhìn vào sự tích cực đó.