- Biển số
- OF-123617
- Ngày cấp bằng
- 9/12/11
- Số km
- 284
- Động cơ
- 382,580 Mã lực
13/01/2012 07:56:39
- Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đưa ra đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Theo đó, xe máy sẽ phải đóng phí 500.000 - 1 triệu đồng/năm. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT, việc thu phí này hoàn toàn không khả thi, chẳng khác nào "tấm vải có 1m đòi đi may bộ váy cưới cho cô dâu".
PGS.TS Nguyễn Văn Thụ
Hoàn toàn không khả thi
Thưa ông, Bộ GTVT vừa đưa ra đề xuất sẽ thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
Tôi xin khẳng định là việc thu phí này không hề khả thi, đặc biệt là ở Hà Nội và TPHCM. Bộ trưởng nói rằng, mục đích thu phí lưu hành phương tiện này là nhằm làm giảm phương tiện cá nhân, lấy nguồn tiền đó để nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, từ đó giảm ùn tắc. Tôi cho rằng, đó là điều không tưởng.
Vì sao ông lại cho là không tưởng?
Bởi lẽ, trên thực tế, xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở ta hiện nay. Với rất nhiều hộ gia đình, đó là chiếc cần câu cơm theo đúng nghĩa. Tôi đi công tác TPHCM, đến thăm một gia đình vợ chồng đều là công nhân, chỉ có một chiếc xe máy cà tàng ngày ngày vợ chồng chở nhau đi làm, tan ca chiều chồng tranh thủ đi chở xe ôm.
Họ có cô con gái chừng 3 tuổi nhưng tìm mãi trong nhà ấy không có nổi một chiếc vỏ hộp sữa nào. Nếu tính ra, vợ chồng đó chỉ phải trả chưa đến 50.000đ tiền phí trong một tháng thì cũng không phải là quá lớn. Nhưng tiền đó có thể mua được khoảng chục hộp sữa tươi cho cháu bé cơ đấy! Khi cái ăn của người ta còn chật vật thì việc đẻ thêm một loại phí càng khiến cuộc sống của họ túng quẫn hơn. Nhưng khi Nhà nước bắt buộc thì họ phải tuân theo, còn có nhận được sự đồng thuận hay không lại là chuyện khác.
Còn nữa, với những người có điều kiện, bỏ ra hàng trăm triệu để mua ô tô thì tiền phí dù có là mấy chục triệu cũng không thấm gì so với họ.
Nếu chống được ùn tắc, tôi sẽ đi tù!
Nói như thế thì rõ ràng phí này là hoàn toàn không phù hợp?
Không phù hợp quá đi chứ! Tôi đảm bảo dù có đóng phí cao hơn nữa thì người ta vẫn sẽ đi, vì nhu cầu bức thiết của cuộc sống, họ không còn lựa chọn nào khác.
Sao lại không còn lựa chọn khác? Người dân có thể đi bộ hoặc là đi xe bus cơ mà?
Nếu bạn đi với quãng đường dưới 5km có thể đi bộ được, nhưng cũng là bất khả kháng thôi. Còn đi xe bus à? Đến chính Bộ trưởng đưa ra yêu cầu mỗi cán bộ, nhân viên của Bộ phải đi làm ít nhất 1 lần/tuần bằng xe bus, thế rồi có thực hiện được đâu? Vì chất lượng chưa ổn: Xe bỏ bến, vào giờ cao điểm luôn phải chứa vượt số người quy định, phải chờ đợi dưới khói bụi, tắc đường... Trong trường hợp cần kíp phải đi nhanh thì xe bus không thể là lựa chọn. Còn với những người hành nghề xe ôm, người chở rau vào nội thành bán, không có xe máy nghĩa là cả gia đình họ bị đói. Do đó, tôi chắc chắn đề xuất này không hiệu quả.
Ông có bi quan quá không? Vì để đưa ra đề xuất này, người ta cũng phải nghiên cứu, có tính toán cụ thể chứ?
Tôi lấy danh dự là người có mấy chục năm giảng dạy, nghiên cứu về giao thông, tham gia lập nhiều dự án giao thông cho các đô thị ở Việt Nam để khẳng định điều đó. Các ông đưa ra đề xuất đó có dám cược không? Tôi sẵn sàng cược: Nếu việc thu phí lưu hành này hạn chế phương tiện cá nhân và chống được ùn tắc, tôi sẽ chịu mọi sự trừng phạt của pháp luật, kể cả đi tù.
Nhưng chẳng lẽ người ta lại không biết được điều đó?
Tôi nghĩ là họ biết.
Vậy tại sao họ vẫn đưa ra?
Có thể họ bắt chước nước ngoài, tưởng họ làm được thì mình cũng làm được. Thứ hai là có thể bí giải pháp thì đành phải đưa ra để cho mọi người và đặc biệt là Trung ương thấy rằng tôi rất cố gắng đấy chứ, năng động và sáng tạo đấy chứ? Còn giải pháp đó có hợp lý hay không thì không cần biết. Đã thấy có ai lên tiếng chịu trách nhiệm rằng nếu thu được phí mà còn ách tắc thì sẽ từ chức đâu? Bản chất giao thông của ta chẳng khác gì anh có 1m vải mà cứ đòi may cả chiếc váy cưới cho cô dâu. Đừng mong như thế! Tiếc là các nhà quản lý của ta vẫn đang nuôi tham vọng này.
Phải đánh phí những ông quản lý
Theo Bộ trưởng, việc thu phí này nhằm đảm bảo công bằng xã hội, những người đi ô tô, xe máy phải nộp phí để cùng Nhà nước đầu tư tái tạo hạ tầng giao thông. Ý kiến của ông thế nào?
Tôi đồng tình là cần đảm bảo công bằng xã hội, ở đó người giàu cần phải chia sẻ với người nghèo. Thế nhưng, nói rằng việc thu phí này đảm bảo công bằng xã hội thì tôi không biết công bằng kiểu gì, ở đâu? Nếu công bằng thì phải thực hiện đồng loạt trên cả nước chứ, với cả người đi bộ, đi xe đạp nữa, vì anh cũng đi trên đường do Nhà nước xây dựng, cải tạo cơ mà!
Nhưng ở các thành phố lớn thì giao thông mới phức tạp, hay ùn tắc cơ mà?
Phức tạp, ùn tắc là do đâu? Do ông quản lý chứ. Nếu việc đánh phí nhằm vào những phương tiện gây ra ùn tắc thì tôi cho rằng phải đánh phí những ông quản lý trước tiên.
Đánh phí nhà quản lý?
Đúng vậy. Ở ta có kiểu không quản lý được thì cấm, không thì thu phí. Phí đẻ ra phí. Cuối cùng người dân vẫn gánh chịu nhiều nhất, trong khi trách nhiệm quản lý thì lại không rõ ràng. Đó là bất cập mà bao lâu rồi chưa khắc phục được.
Nếu giải pháp thu phí không khả thi thì để hạn chế được ùn tắc và giảm phương tiện cá nhân, theo ông cần phải làm gì?
Theo tôi, vào giờ cao điểm nên cấm tất cả xe taxi, xe rác thô sơ, đỗ xe dưới lòng đường, xe ô tô con. Đường khi đó chỉ dành cho xe buýt và xe máy. Phải nghiên cứu ách tắc từng nút, từng đường một, để đưa ra những giải pháp cụ thể. Việc thi công đường cần diễn ra ban đêm, ban ngày trả lại mặt đường cho người dân. Phải phát triển và nâng cao chất lượng xe bus. Khi đó mới hy vọng giảm được phần nào ùn tắc và phương tiện cá nhân.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện rất thẳng thắn này.
Vũ Thủy (thực hiện)
PGS.TS Nguyễn Văn Thụ
Hoàn toàn không khả thi
Thưa ông, Bộ GTVT vừa đưa ra đề xuất sẽ thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
Tôi xin khẳng định là việc thu phí này không hề khả thi, đặc biệt là ở Hà Nội và TPHCM. Bộ trưởng nói rằng, mục đích thu phí lưu hành phương tiện này là nhằm làm giảm phương tiện cá nhân, lấy nguồn tiền đó để nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, từ đó giảm ùn tắc. Tôi cho rằng, đó là điều không tưởng.
Vì sao ông lại cho là không tưởng?
Bởi lẽ, trên thực tế, xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở ta hiện nay. Với rất nhiều hộ gia đình, đó là chiếc cần câu cơm theo đúng nghĩa. Tôi đi công tác TPHCM, đến thăm một gia đình vợ chồng đều là công nhân, chỉ có một chiếc xe máy cà tàng ngày ngày vợ chồng chở nhau đi làm, tan ca chiều chồng tranh thủ đi chở xe ôm.
Họ có cô con gái chừng 3 tuổi nhưng tìm mãi trong nhà ấy không có nổi một chiếc vỏ hộp sữa nào. Nếu tính ra, vợ chồng đó chỉ phải trả chưa đến 50.000đ tiền phí trong một tháng thì cũng không phải là quá lớn. Nhưng tiền đó có thể mua được khoảng chục hộp sữa tươi cho cháu bé cơ đấy! Khi cái ăn của người ta còn chật vật thì việc đẻ thêm một loại phí càng khiến cuộc sống của họ túng quẫn hơn. Nhưng khi Nhà nước bắt buộc thì họ phải tuân theo, còn có nhận được sự đồng thuận hay không lại là chuyện khác.
Còn nữa, với những người có điều kiện, bỏ ra hàng trăm triệu để mua ô tô thì tiền phí dù có là mấy chục triệu cũng không thấm gì so với họ.
Nếu chống được ùn tắc, tôi sẽ đi tù!
Nói như thế thì rõ ràng phí này là hoàn toàn không phù hợp?
Không phù hợp quá đi chứ! Tôi đảm bảo dù có đóng phí cao hơn nữa thì người ta vẫn sẽ đi, vì nhu cầu bức thiết của cuộc sống, họ không còn lựa chọn nào khác.
Sao lại không còn lựa chọn khác? Người dân có thể đi bộ hoặc là đi xe bus cơ mà?
Nếu bạn đi với quãng đường dưới 5km có thể đi bộ được, nhưng cũng là bất khả kháng thôi. Còn đi xe bus à? Đến chính Bộ trưởng đưa ra yêu cầu mỗi cán bộ, nhân viên của Bộ phải đi làm ít nhất 1 lần/tuần bằng xe bus, thế rồi có thực hiện được đâu? Vì chất lượng chưa ổn: Xe bỏ bến, vào giờ cao điểm luôn phải chứa vượt số người quy định, phải chờ đợi dưới khói bụi, tắc đường... Trong trường hợp cần kíp phải đi nhanh thì xe bus không thể là lựa chọn. Còn với những người hành nghề xe ôm, người chở rau vào nội thành bán, không có xe máy nghĩa là cả gia đình họ bị đói. Do đó, tôi chắc chắn đề xuất này không hiệu quả.
Ông có bi quan quá không? Vì để đưa ra đề xuất này, người ta cũng phải nghiên cứu, có tính toán cụ thể chứ?
Tôi lấy danh dự là người có mấy chục năm giảng dạy, nghiên cứu về giao thông, tham gia lập nhiều dự án giao thông cho các đô thị ở Việt Nam để khẳng định điều đó. Các ông đưa ra đề xuất đó có dám cược không? Tôi sẵn sàng cược: Nếu việc thu phí lưu hành này hạn chế phương tiện cá nhân và chống được ùn tắc, tôi sẽ chịu mọi sự trừng phạt của pháp luật, kể cả đi tù.
Nhưng chẳng lẽ người ta lại không biết được điều đó?
Tôi nghĩ là họ biết.
Vậy tại sao họ vẫn đưa ra?
Có thể họ bắt chước nước ngoài, tưởng họ làm được thì mình cũng làm được. Thứ hai là có thể bí giải pháp thì đành phải đưa ra để cho mọi người và đặc biệt là Trung ương thấy rằng tôi rất cố gắng đấy chứ, năng động và sáng tạo đấy chứ? Còn giải pháp đó có hợp lý hay không thì không cần biết. Đã thấy có ai lên tiếng chịu trách nhiệm rằng nếu thu được phí mà còn ách tắc thì sẽ từ chức đâu? Bản chất giao thông của ta chẳng khác gì anh có 1m vải mà cứ đòi may cả chiếc váy cưới cho cô dâu. Đừng mong như thế! Tiếc là các nhà quản lý của ta vẫn đang nuôi tham vọng này.
Phải đánh phí những ông quản lý
Theo Bộ trưởng, việc thu phí này nhằm đảm bảo công bằng xã hội, những người đi ô tô, xe máy phải nộp phí để cùng Nhà nước đầu tư tái tạo hạ tầng giao thông. Ý kiến của ông thế nào?
Tôi đồng tình là cần đảm bảo công bằng xã hội, ở đó người giàu cần phải chia sẻ với người nghèo. Thế nhưng, nói rằng việc thu phí này đảm bảo công bằng xã hội thì tôi không biết công bằng kiểu gì, ở đâu? Nếu công bằng thì phải thực hiện đồng loạt trên cả nước chứ, với cả người đi bộ, đi xe đạp nữa, vì anh cũng đi trên đường do Nhà nước xây dựng, cải tạo cơ mà!
Nhưng ở các thành phố lớn thì giao thông mới phức tạp, hay ùn tắc cơ mà?
Phức tạp, ùn tắc là do đâu? Do ông quản lý chứ. Nếu việc đánh phí nhằm vào những phương tiện gây ra ùn tắc thì tôi cho rằng phải đánh phí những ông quản lý trước tiên.
Đánh phí nhà quản lý?
Đúng vậy. Ở ta có kiểu không quản lý được thì cấm, không thì thu phí. Phí đẻ ra phí. Cuối cùng người dân vẫn gánh chịu nhiều nhất, trong khi trách nhiệm quản lý thì lại không rõ ràng. Đó là bất cập mà bao lâu rồi chưa khắc phục được.
Nếu giải pháp thu phí không khả thi thì để hạn chế được ùn tắc và giảm phương tiện cá nhân, theo ông cần phải làm gì?
Theo tôi, vào giờ cao điểm nên cấm tất cả xe taxi, xe rác thô sơ, đỗ xe dưới lòng đường, xe ô tô con. Đường khi đó chỉ dành cho xe buýt và xe máy. Phải nghiên cứu ách tắc từng nút, từng đường một, để đưa ra những giải pháp cụ thể. Việc thi công đường cần diễn ra ban đêm, ban ngày trả lại mặt đường cho người dân. Phải phát triển và nâng cao chất lượng xe bus. Khi đó mới hy vọng giảm được phần nào ùn tắc và phương tiện cá nhân.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện rất thẳng thắn này.
Vũ Thủy (thực hiện)