Lục Tư Mã liệt truyện
Lục Tư Mã liệt truyện
Lục Tư Mã, tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ
Xa Hỷ Cốc Sử ký (
史記), với bộ sử đó, chàng được coi là cha đẻ của nền
sử học ốt-tô.
Chàng làm chức Thái Sử Lệnh (
太史令) rồi Trung Thư Lệnh, đời nhà
Không Sờ và sau này khi
Nhị Thập Nhất Anh hào (G21) bị đánh tơi bời ở đàng trong, rơi xuống tuyệt tình cốc phía bên này Hải Vân Quan thì Lục Tư Mã cũng theo G21 ra hẳn đàng ngoài sinh sống và nhận chức Trung Thu Lệnh của nhà
Không Phờ ở đàng ngoài. Xa Hỷ Cốc Sử ký là một bộ sử vĩ đại miêu tả tổng quát về các đời nhà Không bao trùm trên 2000 năm. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học ốt-tô.
Tiểu sử
Lục Tư Mã, sinh ở Long Môn, chưa biết chắc năm nào. Có người bảo là năm 6x sau Công Nguyên, nhưng đa số các học giả cho rằng vào khoảng năm 7x SCN thì đúng hơn. Chàng sống thời thơ ấu ở Long Môn, trong một gia đình có truyền thống làm sử. Hai chữ Tư Mã có từ đời nhà Chu và dùng để gọi một chức quan võ coi tất cả các việc binh trong nước, tức là chức Binh bộ Thượng thư đời sau. Đời Chu Tuyên Vương (827-780) một người giữ chức đó, có công, được vua cho phép lấy chức làm tên họ. Sau đó họ Tư Mã có vài người làm sử quan ở triều Chu. Đời nhà Tần có tướng giỏi là Tư Mã Thác. Lục Tư Mã là người cùng làng và chơi với cháu tám mươi đời của Tư Mã Thác là Tư Mã Đàm nên đã lấy họ Tư Mã làm tên gọi của mình. Từ nhỏ, Lục Tư Mã đã được học nhiều sách văn học, sử học và võ học, như Tả Truyện, Quốc Ngữ, Thế Bản, đặc biệt các tác phẩm kinh điển của Kim Dung lão gia và Cổ Long tiên sinh chàng không bỏ qua một truyện nào. Chàng là học trò thất truyền của một số nhà Nho học như Khổng An Quốc (
孔安國) và Đổng Trọng Thư (
董仲舒).
Năm Không Tứ, Lục Tư Mã được gọi về để nối nghiệp hàng xóm. Tư Mã Đàm có ước nguyện viết tiếp Không Sờ Tả Thị Truyện (
春秋左氏傳). Kế nghiệp bạn, chàng nhận chức Thái Sử Lệnh. Đó là một chức quan nhỏ vừa giữ việc chép sử vừa coi về thiên văn, làm lịch. Năm Không Sáu, chàng bị vướng vào vụ
Kiệt Lực Tử (
李陵),
Khám phá Đại nhân (
李廣利). Kiệt, Khám là hai viên quan võ trong khi đấu vật trên đài đã không may đả thương khách khanh của Không Sờ Cốc chủ. Không Sờ Cốc chủ và đa số các quan trong triều cho rằng tội trạng thuộc về Kiệt, Khám. Chỉ mình Lục Tư Mã bênh vực các vị tướng này. Cốc chủ cho rằng Lục Tư Mã, qua việc bảo vệ Kiệt Khám, đã ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Cốc chủ, là nhút nhát. Lục Tư Mã bị khép tội tử hình nếu không chuộc thân bằng tiền bạc hoặc bị cung hình. Do không đủ tiền chuộc nên chuyện về sau thế nào thì không ai biết chính xác, chỉ biết bây giờ khi đi vào Địa phận Không Sờ, các bốt tích còn sót lại của Lục Tư Mã chỉ còn hai dấu chấm chấm và gạch chéo (
./.).
Sau khi ra khỏi ách kìm kẹp, Lục Tư Mã quyết định một mình xuyên Việt ra ở hẳn đàng ngoài. Khi Cốc Không Phờ được Nhị Thập Nhất Anh Hào quyết định dừng chân đóng trại lấy chỗ cho anh em giang hồ
giao lưu -
hợp lực thì Lục Tư Mã được tín nhiệm mời làm Trung Thư Lệnh, đây là chức quan to, ở gần TW, được ra vào cung cấm, xem các tài liệu mật. Thỉnh thoảng chàng được đi theo TW trong các cuộc tuần du. Cảm thấy phải viết lại lịch sử của các đời Không, chàng dồn tất cả tâm sức cho bộ Sử Ký và hoàn thành nó năm Không Thất (SCN).
Năm xx tuổi, nhờ sự hỗ trợ của osin, Lục Tư Mã đã bắt đầu chuyến du hành vòng quanh đất nước, thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử. Mục đích của chuyến đi là để kiểm chứng các lời đồn đại và truyền thuyết và để thăm viếng các di tích lịch sử. Chàng đã đi qua Độ xe - Nâng cấp vỏ, Sử dụng - Bảo Dưỡng - Sửa chữa, Công nghệ cao - Kỹ thuật mới, Hỏi đáp về luật giao thông - Kinh nghiệm lái xe, Các loại xe khác, và đặc biệt là Tàng Kinh Quán (tên tục là Quán Cafe Ôtô Fun) nơi các cao nhân mặc khách người dùng trả kẻ dùng rượu gã uống cô ca kẻ chạm ken chai chan chát chén chú chén anh nói chuyện về ốt-tô thì ít mà "sâu" hàng lép tốp phồ tô chân dài là nhiều ...
Sau chuyến đi trở về, chàng được chọn làm Lang Trung (
郎中, Lang Zhong) trong chính quyền, với nhiệm vụ đi kiểm tra từng địa phương. Sau chàng được phụng sứ đi thanh tra các miền những miền đất mới chinh phục được ở phía Tây Nam. Phía Bắc chàng lên tới Hồ sơ đăng ký và Thông báo - Hướng dẫn - Góp ý.
Ngoài chuyện viết sử, Lục Tư Mã còn nổi tiếng với bài
Văn Tế, chàng cũng là biên dịch chính của tác phẩm
Tự Thú.
Hết.
(b)