- Biển số
- OF-347671
- Ngày cấp bằng
- 22/12/14
- Số km
- 104
- Động cơ
- 269,990 Mã lực
Em không muốn viết dài, nhưng lâu nay đã có ý này. Đề nghị otofun nên là diễn đàn khởi xướng và ủng hộ triệt để việc cấm xe máy. Đây là 1 cuộc cách mạng. Thực tế dân ta ngày một xấu tính là vì xe máy. Riêng ngày tết có 5-6 ngàn người nhập viện vì đánh nhau, nguồn gốc sâu xa phần lớn có lẽ cũng vì xe máy. Xe máy làm người ta hung hăng, xe máy làm toàn dân trở nên khôn bẩn vì đại tiện. Ở Thái 2 xe máy thì có 1 oto. Ở Indo, 7 xe máy có 1 oto. Ở ta 57 xe máy có 1 oto. Cứ đà này, con người ViệtNam sẽ kiệt quệ và bần tiện mãi mãi ở châu á vì xe máy. Trộm chó cũng là vì xe máy. Cướp bóc cũng là nhờ xe máy. Cấm xe máy, đi xe đạp và dần dần các phương tiện khác. Cuộc sống ViệtNam sẽ phải chậm lại. Nhà nước phải điều chỉnh các nhà máy, công sở để phù hợp với nhịp sống xe đạp, xe bus của người dân. Hãy tư nhân hoá xe Bus. Hãy lập hiệp hội vận chuyển xe máy, in màu riêng để xe máy chỉ còn tồn tại dưới hình thức này. Hãy làm cách mạng xã hội bằng cách mạng cấm xe máy. Tàn khốc như chiến tranh ta còn vượt qua được. Gian khổ mấy năm vì cấm xe máy, ko lẽ ko vượt qua được sao? Tất cả rồi sẽ qua. Otofun nên khởi xướng phong trào cấm xe máy, hãy truyền bá nó sâu rộng để tư tưởng này có thể thành hiện thực. Vì tương lai của 1 nước Việt Nam lành hơn, hiền hoà hơn, tử tế hơn sau 10 năm, hãy cấm xe máy càng sớm càng tốt. Em tin mãnh liệt như thế. Mời các cụ mợ chia sẻ quan điểm và thoải mái các ý tưởng. Nếu cấm xe máy thì hệ luỵ gì? Nếu cấm xe máy thì phải làm gì? Nếu cấm xe máy thì có làm được ko? Hy vọng có nhiều nhà báo, nhà chính sách cũng tham gia otofun, sẽ khuyếch trương quan điểm này.
---------------------
Từ đầu thớt đến giờ (đầu trang 3) hầu hết là ko muốn, ko thể!? (Ngoại trừ 1, 2 ý kiến có lẽ ủng hộ).
Làm cái mới thật ra ko phải vì bản thân cái mới khó, mà vì cái khó trong đầu, trong óc của mọi người. Các cụ mợ phản đối ở đây, cũng chỉ nói được 1 vài câu cũ như kiểu: thế đi bằng gì? ... Vv Vậy, mới cách đây khoảng hai ba chục năm, đa số dân ta ko có xe máy, xe máy là cái tài sản to, thì toàn dân đuổi ruồi hết à? Chúng ta đã sai từ ngày ấy, thì làm lại từ ngày ấy. So với ngày ấy, bây giờ vẫn có điều kiện hơn nhiều, kể cả đột nhiên, bỏ xe máy ra khỏi đời sống xã hội.
-------------
Ý kiến dưới đây của cụ Hanoiwhisky (trang9). Em xin cảm ơn.
Em chưa kịp đọc hết các ý kiến ở thời điểm 21 trang. Nhưng sơ sơ đã có nhiều ý kiến rất đáng học hỏi, cho dù đồng tình hay phản đối. Có nhiều ý kiến tương tự như dưới đây, em xin copy mấy ý kiến đại diện để trao đổi thêm.
--------------------
Trang 3:
--------------------
Trang 4:
-----------------------
Trang 5:
-------------------------------
Trang 6:
---------------
Trang 7:
------
Trang 8:
----------
Trang 9:
-----
Trang 11:
-----------------
Trang 12:
-------------
-----------
Có một điều, em thấy các cụ mợ comment về vấn đề cấm xe máy đều dường như thống nhất, đó là tất cả đều thừa nhận xe máy gắn nhiều với tệ hại hơn là ích lợi. Người dùng xe máy biết nhưng phải bất đắc dĩ mà dùng thôi. Vậy thì, có khi nào các cụ phản đối hăng hái nhất, có nghĩ rằng cấm xe máy, cũng chính là nghĩ vượt ra khỏi cái vòng của sự bất đắc dĩ đó đấy.
--------------
---------------------
-----------------------.............Nói đến mưu sinh của người dân thì em chắc ai cũng rất suy nghĩ nên em chia sẻ luôn. Cụ thể thì thế này. Với tình trạng xe máy như hiện nay, cả nước ta đang sống theo cách mà cụ đã thấy. Đó là lối sống quay trở về quá khứ của nền văn minh lúa nước. Lối sống của nhà nhà đi buôn bán lẻ, người người đi buôn bán vặt. Cái lối sống đó nên và cần thay đổi.
-------------------------Cụ sẽ mất rất nhiều công khi đi thuyết phục 1 số những cá nhân trì néo và né tránh sự thay đổi, cho dù thay đổi là tất yếu. Cụ thể là trong việc này, cụ có cần thuyết phục 1 vài người về việc cấm xe máy không phải vì cái xe máy hay không? Không lẽ phải nói đi nói lại là cấm xe máy là vì cái văn hóa, cái lối sống, cái hành vi, cái đầu óc của những con người đang là nô lệ của xe máy kia. Đó cũng là thêm 1 sự thương xót nữa cho sự chiếm hữu của vô tri giác. Nhưng em ghi nhận cái ý của cụ 46.
---------------------Nếu nói rộng hơn về chế độ chiếm hữu nô lệ, thì cuộc cách mạng giải phóng nô lệ, cách mạng giải phóng nông nô còn gian khổ và đổ máu cơ. Vì vậy cuộc cách mạng giải phóng nô lệ xe máy này, dù sao cũng chỉ là xoá bỏ sự chiếm hữu của cái vô tri giác....
---------------------Qua rất nhiều ý kiến của các cụ, có thể thấy rõ rằng cấm xe máy thực sự là một cuộc cách mạng trong đới sống của dân Việt. Một cuộc cách mạng vô cùng cấp thiết, sống còn để thay đổi cả 1 nền văn hóa, thay đổi phuơng thức mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của toàn dân.
Tuy nhiên, giống như mọi cuộc cách mạng, để thành công, sẽ luôn là 1 chặng đường đầy gian khổ. Không có 1 cuộc cách mạng nào, đột ngột hô to 2 tiếng "Cách Mạng" thế là đạt được thành quả cả.
Giống như mọi cuộc cách mạng, điểm xuất phát của nó có thể khởi nguồn từ chủ ý của lực lượng làm cách mạng hoặc điểm xuất phát có thể khởi nguồn 1 cách tự phát, tựa như tức nước vỡ bờ. Trong giai đoạn vài chục năm qua của lịch sử, cả 2 cách thức khởi nguồn của cách mạng đều có dẫn tới thành công và đều làm biến đổi sâu sắc xã hội ở nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nhưng không có cuộc cách mạng nào không xuất phát từ nền tảng của sự dồn nén về chất để đặt ra sự bức bách của thay đổi và phát triển.
Cách mạng có thể tự phát, hay có chủ ý, nhưng tựu trung, nó đều sớm hơn hay muộn hơn, chỉ có thể thành công khi có sự dẫn dắt của một lực lượng tiến bộ và mạnh mẽ.
Cách mạng có thể phát triển hay lụi tàn, nhưng thời điểm tuyên ngôn của cách mạng chính là điểm khởi phát tính chính danh của nó.
Vậy ai là là lực lượng dẫn dắt của 1 cuộc Cách mạng cấm xe máy ở Việt Nam, thời điểm khởi phát chính danh của nó, đường lối chiến lược của cách mạng, các chiến thuật, chiến dịch của cuộc cách mạng...vv em thấy rất đáng để thu hút tri thức của xã hội. Như nói từ đầu và đầu đề của thớt, rõ ràng otofun là 1 diễn đàn giao thông và văn hóa hàng đầu, có sự tham gia của nhiều nhà báo, người làm truyền thông, nhà hoạch định chính sách, otofun nên khởi xướng và ủng hộ triệt để cuộc cách mạng cấm xe máy ở Việt Nam. Em nghĩ, đó là 1 niềm tin hoàn toàn chính đáng và đầy hiện thực.
Từ đầu thớt đến giờ (đầu trang 3) hầu hết là ko muốn, ko thể!? (Ngoại trừ 1, 2 ý kiến có lẽ ủng hộ).
Làm cái mới thật ra ko phải vì bản thân cái mới khó, mà vì cái khó trong đầu, trong óc của mọi người. Các cụ mợ phản đối ở đây, cũng chỉ nói được 1 vài câu cũ như kiểu: thế đi bằng gì? ... Vv Vậy, mới cách đây khoảng hai ba chục năm, đa số dân ta ko có xe máy, xe máy là cái tài sản to, thì toàn dân đuổi ruồi hết à? Chúng ta đã sai từ ngày ấy, thì làm lại từ ngày ấy. So với ngày ấy, bây giờ vẫn có điều kiện hơn nhiều, kể cả đột nhiên, bỏ xe máy ra khỏi đời sống xã hội.
-------------
Ý kiến dưới đây của cụ Hanoiwhisky (trang9). Em xin cảm ơn.
--------Ý kiến của cụ chủ thớt thật sự có lý và xứng đáng cần nghiên cứu nghiêm túc. Nếu nghĩ đến viễn cảnh 5, 10 năm nữa, thì thấy quyết mạnh tay là được việc.
Em cũng thấy vui là có nhiều ý kiến ủng hộ cụ chủ thớt hoặc phản đối 1 cách có lý luận để tìm tòi cái mới. Điều đấy cho thấy vấn đề có thể được nhìn nhận nghiêm túc.
Em cũng đề nghị cụ chủ thớt không nên lưu ý đến một số công kích cá nhân không lý lẽ. Qua một thời gian tham gia diễn đàn này, em có thể thấy nhiều người tạm được đánh giá là có tri thức trên diễn đàn, đều có ý kiến: Trong mọi vấn đề tranh luận, không có lý luận mà đi đả kích cá nhân (Mặc dù chả biết gì về cá nhân người ta) là biểu hiện của một con người thiếu nhân cách. Có lẽ, chính những con người thái nhân cách này cũng là thể hiện cái kết quả của mấy chục năm xâm lăng của xe máy ở ta. Mới trên diễn đàn đã như thế thì bảo sao ngoài xã hội chẳng có tới 5,6 ngàn người nhập viện vì đánh nhau chỉ trong dịp Tết cổ truyền hỉ xả và hiền hòa của dân tộc.
Thật sự, em ủng hộ tư tưởng Otofun là diễn đàn hàng đầu, khởi xướng và ủng hộ triệt để cuộc cách mạng cấm xe máy. Tư tưởng này cần được hiện thực hóa trên bàn quyết sách của đất nước.
Em chưa kịp đọc hết các ý kiến ở thời điểm 21 trang. Nhưng sơ sơ đã có nhiều ý kiến rất đáng học hỏi, cho dù đồng tình hay phản đối. Có nhiều ý kiến tương tự như dưới đây, em xin copy mấy ý kiến đại diện để trao đổi thêm.
--------------------
Trang 3:
Tất cả mọi người có nhu cầu chạy xe ôm, xe thồ hàng bằng xe máy, sẽ được quản lý bằng hiệp hội, cty vận tải, sơn màu xe đồng loạt và gắn biển nhận biết như taxi. Cái nảy em đã nói ở trên.Ấy chết em chạy xe ôm bằng hai tay à cụ
Em thấy đây là 1 giải pháp đáng suy nghĩ.Nên cấm xe máy ở các thành phố lớn. Vùng sâu vùng xa xe máy là phương tiện chính không cấm.
--------------------
Trang 4:
Cái này lâu nay luôn nói rồi. Nhưng chưa hiệu quả, chưa quyết định được tình thế. Giáo dục nhân dân một thành phố nhỏ còn khó. Giáo dục 90 triệu dân, không mạnh tay , không cách mạng ko làm nổi. Xưa nay, cách mạng không thể nhẹ nhàng mà đạt được thành tựu.Tóm lại cái quan trọng nhất đó là:Ý thức của cơ quan điều hành giao thông và ý thức của người tham gia giao thông là quyết định đến vấn đề an toàn giao thông, phương tiện giao thông không có lỗi.
Rẻ như xe tata của Ấn Độ, vẫn cứ đắt cho rất nhiều người. Nhưng ý kiến của cụ, em cũng rất đồng tình. Tuy nhiên, xét về phương diện loại bỏ xe máy, người dân Myanmar đa số nghèo, không có oto, cũng không phát triển xe máy.Bỏ thuế, giá xe ô tô hạ xuống thì chả cần phải tuyên truyền bỏ xe máy đâu. Ai chả thích đi ô tô, có cái đắt quá, mấy ai có đk mua được.
-----------------------
Trang 5:
Cụ có ý kiến đáng lưu ý và em trân trọng nhiều phần trong đó. Nhưng em xin có ý kiến thêm, kêu ca không phải là giải pháp. Không bắt tay vào làm thì mãi mãi không thay đổi. Vì vậy, ở nước ta không quyết liệt, không dám làm thì không làm được cái gì ra hồn.Em hiểu ý cụ, một mong muốn chính đáng, nhưng nếu giờ mà cấm xe máy thì gay lắm ạ. Chúng ta nên có lộ trình cấm xe máy ở các thành phố lớn, hãy để xe máy được lưu thông ở nông thôn, nơi hạ tâng giao thông không công cộng không thể phủ sóng tới.
Nói thì vậy nhưng mà làm mới khó, cái khó khi mà:
- Chú phỉnh cho rằng phải hạn chế oto để giảm ùn tắc... nhưng mà cả đất nước chỉ có 2 thành phố tắc đường thế mà cả đất nước phải chịu thuế cao, cả một nến sản xuất siêu lợi nhuận bị kìm hãm.
- Cái cách phát triển giao thông công cộng của chúng ta cũng vô đối: hãy nhìn lại hệ thống xe bus, bao nhiêu năm nay vẫn vậy, sập sệ, bẩn thỉu bất tiện, chất lượng xe thì kém (do cái gì thì ai cũng biết), nhìn cái dự án đường sắt thì cũng buôn luôn, nhất là cái dự án Cát Linh - Hà Đông, nếu ai biết cái tầu chạy trên đó là tàu bánh lốp, rất dễ lật do cơ chế thăng bằng phức tạp, tốc độ lưu thông chậm...
- Cái cách quy hoạch đô thị thì cũng buồn với nhưng con đường cong mềm mại, những con đường đắt nhất thế giơi...
Em mà nói nữa thì viễn cảnh nó đen tối lắm chắc cụ chủ hết mơ về một VN không xe máy.
-------------------------------
Trang 6:
Em đồng cảm với nỗi lo của cụ. Nhiều gia đình cũng thế này. Nếu quyết liệt làm thì sẽ có người gian khổ nhiều, người gian khổ ít hơn. Nhà nước đã làm phải nghĩ đến những trường hợp tương tự như của cụ. Em không tin là chịu bó tay đâu. Sẽ làm được. Cụ nghĩ thêm mà xem, cụ sẽ thấy làm được.nhà em cách cơ quan 10km, xe bus thì chưa đáp ứng được yêu cầu, quá đông và chất lượng kém, ô tô thì vk ck em chửa có tiền thế theo cụ sáng sáng em đạp xe 10km? vk em bụng bầu đạp xe 15km thì con gái em nó rơi ra à? haiza, cái gì thì cũng phải thực tế, khi mà phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng thì xe máy là tất yếu, đừng đem nước khác mà áp dụng vào nước ta cụ ạ! còn khi xã hội phát triển xe máy sẽ tự bị đào thải một cách tự nhiên, cụ không cần phải đưa ra kế sách.
---------------
Trang 7:
Cảm ơn cụ đã nói rõ hơn cái suy nghĩ của em.Xe máy rồi sẽ phải hạn chế,tất nhiên là tài thánh thì cũng phải vài chục năm.Bác thớt đưa ra ý kiến,thực chưa có gì là cực đoan,chỉ là bàn bạc về cách thức giải pháp tiến trình để thực hiện thôi.Có gì mà đã phải bức xúc.
Xe máy tràn ngập là một vấn nạn,nhưng nguy hại hơn là nó trở thành phương tiện cá nhân phổ biến,làm biến dạng mọi quy tắc về giao thông hiện đại,trút gánh nặng lên các lực lượng đảm bảo giao thông,tiêu thụ nhiên liệu lãng phí,thậm chí xét ở góc độ xã hội,nó còn làm người Việt ta trở nên xấu tính hơn,những quy tắc công cộng khó thực thi hơn.
Bàn về việc này là phải!Cùng là anh em ốp phơ,có gì thì góp ý kiến phản biện ********* một thể,làm sao lại cứ đi mạ lỵ người ta.
Em vote cho bác thớt phát!
------
Trang 8:
Đây là cách mưu sinh của chúng ta hiện nay ạ. Em chia sẻ sự vất vả của mợ vì không chỉ mợ, đa phần dân chúng đang như vậy. Nhưng nếu chúng ta muốn phát triển, thì cách mưu sinh ntn sẽ có thay đổi. Vẫn mưu sinh gần giống. Nhưng sẽ có khác đúng không ạ.Khó nhỉ, e mà cấm xe máy thì tèo. Chả lẽ đi lắp cái máy lọc nước lại chở bằng oto, mà chở bằng xe đạp thì chả biết bao giờ mới đến nơi, lại còn nặng nữa, xe công cộng thì càng không thể.
----------
Trang 9:
Cụ nói đúng ạ. Xe đạp điện hay xe máy không phải là cái tên hay nguyên liệu. Cái chủ yếu là đặc tính của nó. Tuy nhiên, xe đạp điện ưu điểm 1 chút xíu so với xe máy là nó không dùng xăng, không xả thải ngay lập tức ra môi trường tại thời điểm tham gia giao thông.Quên chuyện xe máy đi các cụ ơi, giờ phải có cách quản lý bọn xe đạp điện. Phóng nhanh ngang xe máy mà không cần bằng lái, không giới hạn độ tuổi, các cháu lớp 7 lớp 8 phóng vèo vèo ghê răng vãi.
-----
Trang 11:
Cảm ơn ý kiến của cụ. Đây là ý kiến có lý. Nhưng với nước ta, cần so sánh lợi hại giữa việc nhẩn nha thay đổi vài chục, đến hàng trăm năm nữa và việc bắt buộc phải thay đổi. Nhẩn nha thì nhàn. Nhưng chưa kịp đổi thay đã đi đến chỗ không thể thay đổi kịp nữa.Xin lấy ví dụ để bác chủ thớt tham khảo:
Người ta luôn lựa chọn phương tiện thuận lợi nhất cho cuộc sống - công việc của họ.
Tại các đô thị thực sự lớn ở EU chẳng hạn, phương tiện giao hàng của các ông Chuyển phát nhanh thư từ (thư từ thôi ạ) như DHL, FedEx, các ông giao Pizza tại nhà...., đều là xe máy, kiểu như ở ta.
Chỉ ở các thành phố nhỏ hơn, ít bị tắc đường, thì họ dùng ô tô.
Vì xe máy là đến đích NHANH NHẤT.
Dân thường ở bển cũng vậy, và họ chọn Metro, tàu điện, bus hay gì gì đó, vì nó nhanh nhất và thuận lợi nhất cho họ.
Và dân ta chọn xe máy, vì như trên.
Hãy để cho người ta lựa chọn, họ sẽ chọn và đào thải các phương tiện không phù hợp.
Cảm ơn ý kiến của cụ. Đây là ý kiến có lý. Nhưng như em đã nói ở trên, với nước ta, cần so sánh lợi hại giữa việc nhẩn nha thay đổi vài chục, đến hàng trăm năm nữa và việc bắt buộc phải thay đổi. Nhẩn nha thì nhàn. Nhưng chưa kịp đổi thay đã đi đến chỗ không thể thay đổi kịp nữa.Mặc dù em không tán thành ý kiến đo đỏ của cụ về tác hại của xe máy, vì thực ra xe máy nó chỉ là một phương tiện để trộm chó và cướp bóc chứ ko phải là nguyên nhân chính đưa đến các tệ nạn đó, nhưng em ủng hộ việc hạn chế xe máy.
Tuy nhiên hạn chế bằng cách nào, bằng biện pháp hành chính là cấm chắc chắn là không khả thi vì chả có lý lẽ gì mà cấm đi xe máy, đó là quyền của người ta, và chưa có bằng chứng nào cho thấy đi xe máy gây tác hại nhiều hơn đi ô tô. Cách đây khoảng 10 năm, theo em nhớ là đã từng có 1 văn bản suýt được ban hành về việc cấm xe máy ngoại tỉnh vào Hà Nội, rất may là đã bị tuýt còi đúng lúc. Vì xe máy ngoại tỉnh chính là phương tiện chính vận chuyến các thể loại rau xanh, thịt cá, thực phẩm, túm lại là toàn bộ hệ thống hậu cần của thủ đô đều dựa vào những chiếc xe máy ngoại tỉnh suýt bị cấm cửa. Do vậy việc nói cấm là rất dễ, nhưng sẽ để lại những hậu quả khá lớn, vì cấm là biện pháp hành chính, có tác động tức thời và trực tiếp và có nhiều tácc động chưa lường được.
Cá nhân em ủng hộ việc dùng các biện pháp kinh tế khác khuyến khích tự chuyển dịch và từ bỏ thói quen sử dụng xe máy. Đó là:
1. Cải thiện hệ thống giao thông công cộng
2. Những hạn chế về tài chính khác: như tăng phí giao thông cá nhân, phí bảo hiểm, phí đăng ký xe máy,
3. Những hàng rào kỹ thuật: tiêu chuẩn về môi trường, tuổi thọ....
4. Truyền thông thay đổi hành vi, khuyến khích sống "xanh", đi xe đạp bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khoẻ, phong trào cộng đồng...
Những biện pháp mang tính thị trường tự điều chỉnh như vậy sẽ giúp dần chuyển đổi hành vi sử dụng xe máy, và biến xe máy trở thành một phương tiện "xấu", không còn là lựa chọn của người dân nữa.
-----------------
Trang 12:
Cảm ơn ý kiến của mợ. Em cũng có ý muốn như mợ, đó là cần nghĩ đến để làm những việc cho cái thực tế hiện nay. Không làm thì không đạt được cái gì hết. Otofun có là 1 diễn đàn đi đầu trong ngành giao thông và văn hóa không? Vậy thì otofun hãy là người gióng dựng khởi xướng những cuộc cách mạng trong giao thông và văn hóa mợ ạ.Em rất ủng hộ cụ, nhưng nói mồm vỗ tay và kế hoạch lộ trình rõ ràng để nghiêm túc thi hành chứ ko phải cưỡng chế còn xa, cụ phải làm được điều đó, diễn đàn cũng phải làm được điều đó, các bác cấp cao đi ô tô ghét xe máy còn trăm ngàn lần muốn thế mà chưa làm được! Đồng ý rằng hàng ngàn người đánh nhau vì xe máy, nhưng cấm mà cấm tiệt ko có gì thay thế bổ sung, hạ tầng quy hoạch ở tầm thấp lùn như VN thì hàng vạn có khi hàng triệu người chết đói, còn nhục nhã hơn!
Hoan hô xong rồi thì bây giờ phải có ý tưởng nào thực tế cụ nhỉ? Lộ trình bao năm? Cấm bao nhiêu % đối tượng thuộc diện nào? ... Phương án thay thế phương tiện ...
-------------
Cái mà em thấy hầu như chưa nhắc đến trong tất cả các comment phản đối từ trước đến nay, đó là hình như không thấy cụ nào nghĩ đến thực tế nếu cấm xe máy thì nó tốn kém như thế nào. Có chịu đựng được không? Theo em, cấm xe máy, thì việc đầu tiên là sẽ thiệt hại cho túi tiền của những người dân đang có xe máy. Thiệt hại đấy có thể lượng hóa được. Vậy người dân có được nhà nước chia sẻ các thiệt hại không?xóa được xe máy là việc khó hơn lên trời. Không phải em không ủng hộ mà thực ra là không dám mơ thiên đường đó. Nền kinh tế của ta còn lâu mới đủ lực làm việc đó
cấm xe máy để đi các phương tiện gtcc chứ ko phải để đi ô tô đâu ạ, lúc cấm xe mái xong thì ô tô lại càng thành 1 thứ xa xỉ mà chỉ nhà giàu lắm mới dám xài, ko phải ở giá xe mà là các chi phí để sử dụng xe hơi riêng
giờ cụ chủ mơ vài năm xóa ư? em cứ dự con mịe nó 50 năm nữa may ra vì các việc phải làm quá nặng, tốn như:
xóa bỏ toàn bộ các trụ sở, trường đại học.... trong nội thành, ra ngoại ô hết
xây dựng lại toàn bộ hệ thống mạng lưới gtcc, metro, bus, monorail...
còn nhà mặt phố bán hàng, cả HN như 1 cái đại chợ xổm, nhà nhà buôn bán bám lấy cái mặt đường, còn ngõ nhỏ phố nhỏ thì dân nó đi bộ vào đâu để đến các trạm gtcc?
-----------
Có một điều, em thấy các cụ mợ comment về vấn đề cấm xe máy đều dường như thống nhất, đó là tất cả đều thừa nhận xe máy gắn nhiều với tệ hại hơn là ích lợi. Người dùng xe máy biết nhưng phải bất đắc dĩ mà dùng thôi. Vậy thì, có khi nào các cụ phản đối hăng hái nhất, có nghĩ rằng cấm xe máy, cũng chính là nghĩ vượt ra khỏi cái vòng của sự bất đắc dĩ đó đấy.
--------------
----------------Việc cấm xe máy rõ ràng thương đau mất mát nhiều nhưng cái lợi không ít và bây giờ chưa thể nhìn thấy đc hết ngay. Nhưng cứ bắt đầu tính là vừa thì sau 10 , 20 năm sau mới có thể đc. Như một số vùng ở châu âu đi trong thành phố sẽ có 2 dạng phương tiện công cộng chính là bus giá rẻ, 20 phút có một chuyến. Mini bus giá cao hơn chút nhưng cứ 5 phút có một chuyến. Đi rất tiện. Xe dạng tuk tuk như bên thái cũng là giải pháp tạm thời. Chúng ta trước đây cũng đây cũng có xe lam cho và con đi từ mạn nội thành thanh trì, hà đông vào hà nội. Chúng ta chưa giàu hơn thái lan nên giải pháp này vẫn hợp lý. Còn lâu dài thì phải metro rồi biết là quá khó.
-----------------------Ủng hộ cụ chủ. Hôm trước báo nào đăng bài về chuyện người Việt đi chợ chống chân không nhấc mông ấy nhỉ? Em ghét cái vụ này nhất. Đi xe máy làm cho hàng quán - ban đầu là dọc đường- chuyển thành hàng quán vỉa hè vì tận dụng cái vỉa hè thành của riêng để vươn ra sát đường hơn, phục vụ người đi xe máy. Em thì chuyên xe bus từ tháng 3/2009 tới nay nên rất cú cái vụ vỉa hè không dành cho người đi bộ. Chưa kể, đứng chờ xe bus cũng bị chửi nếu chỗ chờ xe trước cửa nhà ai đó. Mà lạ, ai thấy em đi bộ ra bến xe bus cũng ái ngại vì cái sự đi bộ của em. Nhưng em thà đi bộ còn hơn ngồi sau xe máy.31
Honda phản đối điều này và các cụ nhỏ nhưncon thỏ so với Honda
-------------------------Cụ nói đúng. Đây mới là điều có thể đáng kể nhất. Dù dường như nó chưa nói gì cả.
-----------------------Làm như Canada thì phải, các bác muốn mua bao nhiêu xe máy , oto tùy các bác , miễn các bác có chỗ để, bên đấy chỉ cấp 1 biển số oto và 1 biển số xe máy cho các bác, thế nên các bác ra đường chỉ dùng được 1 xe dù sở hữu cả tá xe, dùng 1 biển cho tất cả xe các bác sở hữu
-------------------------------Em có 1 tối kiến!
Giờ cứ Test thử cấm xe máy hoạt động trong địa bàn quận Hoàn Kiếm. Sau 1 2 năm đánh giá tiếp có nên cấm tất xe máy từ vành đai 3 4 5 vào ko?
Liệu sau 1 năm có đạt được những mục đích sau ko? :
- Giảm ùn tắc
- Giảm ô nhiễm
- Giảm tai nạn
- Giảm tệ nạn
- Giảm giá BĐSản thấp xuống
- Giảm buôn bán vỉa hè,chợ tạm,chợ cóc
- Giảm mật độ các trường học,công sở,chung cư,nhà tập thể.... ra ngoại thành được ko.
- Giao thông công cộng có đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của mọi người ko?
Em nghĩ 1 năm thử nghiệm chắc chắn sẽ đạt được những tiêu chí trên.
Ngược lại sẽ có những thay đổi :
- Nhân dân lao động tự do,buôn bán nhỏ lẻ sẽ thất nghiệp dần.... dễ sinh ra tệ nạn,tội phạm nếu NN ko có chính sách quan tâm tốt
- Sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng dần,rõ rệt,sẽ có các khu ổ chuột ..... dễ sinh ra bạo loạn,mất ổn định chính trị!
-------------------------------------Thứ 7 đi làm chán vào chém tí cho vui, em thì có tối kiến nho nhỏ thôi nhưng nếu các nô bộc nhà mềnh làm được thì cũng giảm kha khá tình trạng giao thông:
1. Cấm toàn bộ xe cơ giới,xích lô, tự chế lưu thông trong thành phố( sory có thể ảnh hưởng đến 1 số người).
2.Cấm toàn bộ hoạt động bán hàng rong ở phố chính,ăn xin( cái này Bác Thanh làm được rồi).
3. Cái này liên quan, động chạm đến nhiều cú nhé, vỉa hè phải dành cho người đi bộ, cấm buôn bán lấn chiếm
Hoho, em có hơi ảo tưởng nhưng còn đõ hơn chủ thớt.cá nhân em thấy cuộc sống mưu sinh lúc đầu có thể bị ảnh hưởng nhưng không nhiều lắm cùng với sự cải tiến của ngành giao thông, qui hoạch em nghĩ chả mấy giao thông ổn định.
Chỉnh sửa cuối: