Quá tải là do làm ko đúng chứ?
F1 cách ly tập trung!
F0 khoẻ mạnh chiếm đến 80%, đưa hết vào viện. Đến lúc F0 yếu thì hết chỗ --> chết nhiều!
Đồng ý. Lúc F0 rất ít (cỡ chục ca mỗi ngày ở TP) thì làm như thế được, đưa hết vào bệnh viện, sẽ giảm được tử vong ở một vài người chuyển biến nặng.
Tuy nhiên khi F0 tăng lên cỡ 50 ca/ngày ở mỗi TP thì đã phải thay đổi cách tiếp cận bắt chước thế giới mà làm, 80% nhẹ tự cách ly ở nhà theo dõi nếu nhà có đủ phòng, còn nếu nhà không đủ phòng riêng, thì đưa đi cách ly tập trung, như ký túc xá hay doanh trại quân đội. 20% từ trung bình trở lên thì mới vào BV theo dõi. Làm như thế giới tiết kiệm nhân lực y tế, tiết kiệm nguồn lực.
Và chuẩn bị kịch bản tiếp theo khi số lượng F0 lớn cỡ 4 chữ số/ngày , sẽ chỉ là 5-7% F0 nặng nhập viện cấp cứu thôi. Cứ dựa trên khoa học, nguồn lực đang có, nhìn thế giới mà điều hành. Không cần trí tuệ gì đặc biệt. Càng cố chiến lược điều trị cũ, càng làm kiệt quệ nguồn lực, con người, tài chính, và số tử vong còn tăng nhanh hơn.
Đáng tiếc là đ/c cầm trịch chống dịch, hoặc có đội ngũ cố vấn khoa học yếu hoặc ko dùng, nên việc chuyển chiến lược, đổi trạng thái giữa các kịch bản bị động, lúng túng.
Còn phong tỏa, giãn cách, cần thiết khi dân cư chưa có kháng thể, thì vẫn phải áp dụng, nhưng cân nhắc kỹ thời gian bao lâu, mức độ nào.