[Funland] 80 năm cuộc tập kích Trân Châu Cảng (7/12/1941)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trân Châu Cảng (1499).jpg

1941 – máy bay ném bom Boeing B-17E Flying Fortress trong sự kiện Trân Châu Cảng.
B-17 bắt đầu sản xuất năm 1935, kết thúc sản xuất năm 1945 với số lượng 12.731 chiếc. B-17 chỉ có Mỹ và Anh sử dụng để ném bom Đức ở châu Âu
Khi xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng, máy bay ném bom chiến lược B-29 Superfortress chưa ra đời, đến 1943 mới được đưa vào hoạt động và 1944 khi chiếm được những quần đảo gần Nhật Bản thì Boeing B-29 Superfortress mới phát huy tác dụng
Trân Châu Cảng (301).jpg

1-5-1944 – Các công nhân Nhà máy số 2 ở Seattle (tiểu bang Washington) với chiếc Boeing B-17 thứ 5.000 được chế tạo kể từ trận tập kích Trân Châu Cảng
Trân Châu Cảng (302).jpg
Trân Châu Cảng (303).jpg



1-5-1944 – Các công nhân Nhà máy số 2 ở Seattle (tiểu bang Washington) ký tên lên chiếc Boeing B-17 thứ 5.000 được chế tạo kể từ trận tập kích Trân Châu Cảng
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trân Châu Cảng (1500).jpg

Với niền tự hào, nhóm tác giả Quân đội Nhật Bản đã gửi bức ảnh ném bom này với tư cách là Phi đội Akiyama gồm các máy bay Nhật Bản, khi họ ném bom một mục tiêu ở Trung Quốc. Bối cảnh thay đổi và sau đó, máy bay ném bom Nhật Bản bay qua các quần đảo của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và những quả bom, chẳng hạn như những quả bom này, đã rời máy bay nhằm vào căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng và các điểm phòng thủ chiến lược khác của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,934
Động cơ
421,000 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
View attachment 6731258
Với niền tự hào, nhóm tác giả Quân đội Nhật Bản đã gửi bức ảnh ném bom này với tư cách là Phi đội Akiyama gồm các máy bay Nhật Bản, khi họ ném bom một mục tiêu ở Trung Quốc. Bối cảnh thay đổi và sau đó, máy bay ném bom Nhật Bản bay qua các quần đảo của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và những quả bom, chẳng hạn như những quả bom này, đã rời máy bay nhằm vào căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng và các điểm phòng thủ chiến lược khác của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương
Nhật giờ sao ko thấy sx máy bay nữa các cụ nhỉ?
 
Biển số
OF-784198
Ngày cấp bằng
15/7/21
Số km
504
Động cơ
-2,942 Mã lực
Em rất thích các thớt tư liệu lịch sử của cụ Ngao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trân Châu Cảng (270) Doris Miller .jpg

Doris Miller (12 tháng 10 năm 1919 - 24 tháng 11 năm 1943) là một đầu bếp hạng ba của Hải quân Hoa Kỳ , người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai
Ngày 27 tháng 5 năm 1942 được Đô đốc Chester W. Nimitz trao tặng Hải quân Chữ thập trên tàu sân bay USS Enterprise (CV-6) tại Trân Châu Cảng, vì hành động anh hùng trên tàu USS West Virginia (BB-48) trong Cuộc tấn công Trân Châu Cảng hôm 7 tháng 12 năm 1941
Ông là người Mỹ da đen đầu tiên được trao tặng Huân chương cao nhất cho lòng dũng cảm trong chiến đấu sau Huân chương Danh dự
Miller phục vụ trên thiết giáp hạm West Virginia , bị đánh chìm bởi máy bay ném ngư lôi Nhật Bản trong cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Trong cuộc tấn công, ông đã giúp đỡ một số thủy thủ bị thương, và sử dụng khẩu súng máy phòng không (mà anh chưa hề được đào tạo) đã bắn rơi một số máy bay Nhật Bản.
Hành động của Miller đã mang lại cho anh ta huy chương, và kết quả là sự công khai của Miller trên báo chí đen đã khiến anh ta trở thành một biểu tượng mang tính biểu tượng của cuộc đấu tranh vì dân quyền cho người Mỹ da đen.
Hôm 24 tháng 11 năm 1943, Miller hy sinh khi đang phục vụ trên tàu sân bay hộ tống Liscome khi bị đánh chìm bởi một tàu ngầm Nhật Bản trong trận Makin ở quần đảo Gilbert .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Tên của Doris Miller được đặt cho khu trục hạm hạng nhẹ USS Miller (DE-1091) (được phân loại lại thành tàu khu trục nhỏ vào tháng 6 năm 1975), phục vụ từ năm 1973 đến năm 1991
Trân Châu Cảng (281).jpg

Ngày 19 tháng 1 năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Gerald R. Ford CVN-81, sẽ được đặt tên của Doris Miller
Con tàu dự kiến được đặt đóng vào năm 2023 và hạ thủy vào năm 2028
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trân Châu Cảng (275a).jpg

27-5-1942, trên boong tàu sân bay USS Enterprise, Đô đốc Nimitz gắn huy chương cho Doris Miller vi hành động anh hùng trên Thiết giáp hạm West Virginia (BB-48) trong cuộc tập kích Trân Châu Cảng hôm 7/12/1941
Trân Châu Cảng (276).jpg
Trân Châu Cảng (277).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Người Mỹ có biết trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng không?
Câu trả lời là không
Nhưng người Mỹ biết chắc chắn Nhật Bản sẽ tấn công Philippines vào thời gian đó, nhưng chưa biết ngày nào.
Lý do là: sau khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc hôm 7/7/1937, Mỹ không hài lòng với chính sách bành trướng của Nhật Bản. Mỹ bắt đầu hạn chế bán nguyên vật liệu cho Nhật Bản.
Vì là nước thiếu nguyên liệu, nhưng lại đang đà phát triển mạnh, buộc Nhật Bản phải tìm nơi có nguyên liệu, đó là khu vực Đông Nam Á.
Năm 1940, sau khi Pháp đầu hàng Đức, chính quyền Pháp ở Đông Dương tuân lệnh chính quyền bù nhìn Vichy (Pháp), mở cửa cho Nhật Bản vào Đông Dương.
Người Mỹ và Anh cho rằng Nhật Bản lấn xuống Việt Nam là có ý đồ thôn tính Đông Nam Á. Thuộc địa Anh ở Đông Nam Á lúc đó là Malaysia (Singapore lúc đó chỉ là một hòn đao của Malayýia, mãi tới 1965 mới tách ra thành một đảo quốc), Thái Lan, Myanmar, và xa hơn là Ấn Độ
Để chặn ý đồ của Nhật Bản, Mỹ trừng phạt bằng bách hạn chế bán dầu mỏ (không cấm vận)
Nhật Bản đứng trước vấn đề sinh tử: nếu chấp nhận không bành trướng, thì mãi lẹt đẹt phụ thuộc vào Mỹ, mà bành trướng thì va chạm với Anh-Mỹ. Nhật Bản đã chọn cách thứ hai là đánh nhau với Anh-Mỹ. Khi quân đội Nhật Bản tiến vào Sài Gòn, thì câu chuyện đã rõ ràng: Nhật Bản đe đoạ Malaysia, Thái Lan, Myanmar, thuộc địa/vùng ảnh hưởng của Anh (tạm coi như thế)
Để chở nguyên liệu từ Đông Nam Á về nước, tàu thuỷ phải đi qua vùng biển Philippines, đó là lý do Nhật Bản phải đánh chiếm Philippines
Mỹ và Anh biết chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh với Nhật Bản, nên Anh điều thiết giáp hạm đến Singapore. Còn Mỹ, lúc này giữ thái độ "trung lập", không muốn tuyên chiến trước với Nhật Bản, nên tập trung 170 tàu chiến ở Trân Châu Cảng, và Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại đây được coi là hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Trong đầu người Mỹ, đụng đâu thì đụng, chứ người Nhật Bản phải tránh Trân Châu Cảng (Hawaii)
Mặt khác Hoa Kỳ tăng cường binh sĩ phòng thủ Philippines, chờ đợi Nhật Bản tuyên chiến trước với mình tại Philippines.
Để úp sọt Trân Châu Cảng, Nhật Bản rất khôn ngoan, một mặt họ chuẩn bị tấn công Philippines và Malaysia, một mặt họ cửa đặc phái viên sang đàm phán với Hoa Kỳ. Cả Mỹ vv Nhật Bản đều không tin thành công của cuộc đàm phán này. Nhưng người Nhật Bản "thuốc" người Mỹ rằng họ bắt đầu cuộc chiến bằng cách tấn công Philippines (ngay sau Trân Châu Cảng, họ tấn công thật). Người Mỹ biết chắc chắn sẽ chiến tranh với Nhật Bản, nhưng để Nhật Bản rút gươm khỏi vỏ trước, rồi thì Hạm đội hùng mạnh của Hoa Kỳ sẽ dậy cho Nhật Bản bài học
Đó là lý do Nhật Bản phải úp sọt Hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng, không còn con đường nào khác.
Người Mỹ không bao giờ tin rằng Nhật Bản sẽ tấn công Trân Châu Cảng nên mới ngã ngửa ra


Đo
 
  • Vodka
Reactions: ITI

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, 18 giờ GMT một tin tức kinh hoàng làm chấn động thế giới. Đối với cả thế giới đã chai đá vì chiến tranh này, sự loan báo một cuộc tấn công bằng không quân của Nhật vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng là một đại biến cố khó tin. Đấy là một biến cố có tầm mức quan trọng đến nỗi, trong tất cả mọi quốc gia, các Quốc trưởng, các Thống chế, Đại sứ, Bộ trưởng đều được báo tin ngay tức khắc. Tuỳ viên và thư ký hấp tấp đến gặp họ, người thì đang ăn, kẻ đang ngủ, đang chơi golf hay ở đâu đó, vì quả thật 18 giờ ngày 7 tháng 12 tại Paris và London, là 19 giờ tại Berlin, 21 giờ tại Moscow, 2 giờ sáng 8 tháng 12 tại Trùng Khánh và 3 giờ cùng ngày tại Tokyo.

Tham khảo, múi giờ của một số địa danh
Hawaii (Trân Châu Cảng) -10 GMT
Washington DC -4 GMT
Paris London 0 GMT
Berlin +1 GMT
Moscow =3 GMT
Hà Nội +7 GMT
Thượng Hải, Bắc Kinh +8 GMT
Tokyo +9 GMT
Vladivostok (Nga) +10 GMT
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trên quần đảo Hawaii, nơi xuất phát nguồn tin, lúc đó là 8 giờ sáng chủ nhật 7 tháng 12, tiếng bom nổ như sấm do các máy bay Nhật ném xuống căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng như chiếc búa của người nhắc tuồng đã vén màn cho cảnh đầu tiên của vở tuồng chiến tranh trên Thái Bình Dương. Chắc chắn là một nhát búa mạnh mẽ rồi; nhưng trong tầm mức của sân khấu vĩ đại ấy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Vài phút sau, vô số điện tín được gửi đi ào ào như tuyết băng bằng bạch văn (không mã hoá) và lập tức được tất cả các thông tấn tiếp chuyển đi nữa. Một vài điện tín chuyển các câu nói lẫn lộn khó nghe đã mang tính cách trung thực không còn chối cãi gì được, khi thì ghi câu nói từ một đài kiểm soát chỉ vào các máy bay đang sà xuống: “Nhiều máy bay lạ tấn công phi trường”, khi thì ghi câu nói từ một bộ chỉ huy được lặp đi lặp lại bằng giọng lo âu: “Trân Châu Cảng bị không kích! Đây không phải là một cuộc diễn tập!” ("Air raid Pearl Harbor. This is not drill") được gửi từ sở chỉ huy Không đoàn Thám sát 2, từ viên chỉ huy cao cấp đầu tiên tại Hawaii.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Ngay cả trước khi các sĩ quan trực tại Lầu Năm Góc kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra, toàn thể thế giới đã biết rằng một cuộc không tập táo bạo và rộng lớn đến sửng sốt, đã được khởi động trên căn cứ Hải quân lớn lao của Mỹ tại Thái Bình Dương. Toàn thế giới… ngoại trừ toà Nhà Trắng như xưa nay vẫn vậy, vốn dường như là nơi cuối cùng được báo tin, vì chiều cao của các bậc thang ở khắp nơi và luôn luôn như thế, đưa đến vị lãnh đạo tối cao, cũng như vì các nhân vật hữu trách sợ làm rối loạn niềm say sưa chiến thắng đang ngự trị nơi đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Lúc Tổng thống Roosevelt đang ăn trưa với Harry Hopkins trong căn phòng hình trái xoan, bàn phiếm đến điều này điều nọ chẳng ăn nhập gì đến chiến tranh, trước 14 giờ một chút, thì Bộ trưởng Hải quân Frank Knox điện thoại đến báo cáo rằng người ta vừa trình cho ông một công điện vừa nhận được loan báo một cuộc không tập đang xảy ra tại Oahu và rằng đấy không phải là một cuộc diễn tập..
Hopkins quả quyết tuyên bố rằng đấy là một sự lầm lẫn và rằng “Nhật Bản không bao giờ tấn công Honolulu”. Tổng thống đồng ý và bắt đầu lại chuyện bỏ dở, đề cập đến các nỗ lực của ông để giữ cho nước Mỹ đứng ngoài vòng chiến tranh, những nỗ lực của ông muốn theo đuổi cho đến khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt. Rồi cuộc điện đàm với Frank Knox lại trở lại trong trí ông, ông nhìn Hopkins và nói: “Người Nhật chuyên môn tìm cách châm ngòi chiến tranh một cách bất ngờ và đúng lúc họ đang thương thuyết hoà bình! Trong trường hợp ấy ít ra là tôi cũng được rảnh tay, họ đã quyết định thay tôi!”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đến 14 giờ 05, ông gọi điện thoại cho Ngoại trưởng Cordel Hull, báo cho ông ta biết về bức công điện và yêu cầu ông ta thay mặt ông tiếp các sứ thần đặc biệt Nhật, Đô đốc Nomura và Công sứ toàn quyền Kurusu, mà ông đã hẹn tiếp vào lúc 15 giờ và đối xử lễ độ với họ mà không cần ám chỉ đến bản công điện.
Lúc 14 giờ 28, đến phiên Đô đốc Stark, tư lệnh hành quân biển, gọi điện thoại cho Tổng thống và xác nhận rằng quả có một cuộc tấn công vào hạm đội và rằng người ta phàn nàn về nhiều tổn thất nhân mạng. Ông ta hỏi Tổng thống phải làm gì, Roosevelt trả lời rằng mọi sự sắp đặt đã có sẵn, chỉ còn chuyển đến cho các Tư lệnh Lục quân và Hải quân, mệnh lệnh yêu cầu thi hành các biện pháp đã tiên liệu trong trường hợp chiến tranh khai mào trên Thái Bình Dương. Một lát sau Tổng thống soạn một thông cáo cho báo chí và cho triệu tập vào lúc 15 giờ Bộ trưởng Chiến tranh Stimson, Bộ trưởng Hải quân Konx, Đô đốc Stark và tướng Marshall, lần lượt là Tư lệnh Hải quân và Tư lệnh Lục quân.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Dường như mãi đến lúc đó Roosevelt vẫn còn rất nghi ngờ giá trị của tin tức do Konx chuyển trình và tầm quan trọng của cuộc tấn công do quân Nhật chủ xướng. Cuộc hội nghị do Tổng thống triệu tập với hai Bộ trưởng và hai vị Tư lệnh đã diễn ra trong một không khí bình tĩnh. Trong hội nghị người ta nói về sự cần thiết phải chiến thắng chế độ độc tài Hitler bằng vũ khí, điều này bắt buộc trước sau gì cũng phải tham chiến. Mỗi người đều phát biểu ý kiến rằng nếu Nhật tạo cho Mỹ một cái cớ thì lại càng tốt hơn.
Cuộc hội nghị không ngớt bị gián đoạn vì tiếng chuông điện thoại mà Tổng thống chỉ im lặng nghe, nét mặt ghi dấu một mối âu lo ngày càng lớn. Tuy nhiên để trả lời cho một trong các cuộc điện đàm ấy, người ta nghe ông đã trả lời bằng một giọng cương quyết: “Giờ đây chúng ta là kẻ đồng hội đồng thuyền. Ngày mai tôi sẽ triệu tập Quốc hội…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đó là Churchill từ London gọi ông. Thủ tướng Anh biết tin lúc đang ăn tối tại Chequers với Đại sứ Winant và Averell Harriman. Một chiếc máy thu thanh xách tay nhỏ -quà của Harry Hopkins - để trên bàn và trong bản tin 21 giờ, giọng nói thản nhiên của xướng ngôn viên đài BBC đã làm rối loạn cuộc tiếp xúc giữa ba nhân vật. Lập tức Churchill rời khỏi bàn và bước qua căn phòng ăn để bước vào phòng các thư ký, ông yêu cầu dùng đường dây liên lạc đặc biệt với Washington và ông được nói chuyện lúc hội nghị đang họp.
“Thưa Tổng thống, có chuyện gì xảy ra với người Nhật thế?
“Họ vừa tấn công chúng tôi tại Trân Châu Cảng. Giờ đây chúng ta là kẻ cùng thuyền”.
Churchill đã nhắc lại cuộc đàm thoại này trong tập Hồi ký của ông và thêm vào lời bình phẩm này:
“Lúc đó chúng tôi trở lại phòng ăn và cố tập trung ý tưởng để suy nghĩ về biến cố quốc tế ấy vốn bất ngờ đến nỗi đã làm hụt hơi ngay cả những kẻ trong cuộc”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Lúc cơn lốc tin tức ấy được chuyển đến dinh Thủ tướng tại Berlin là 22 giờ, nơi đây đặc biệt lại có mặt Adolf Hitler, vừa từ Tổng hành dinh của ông tại Đông Phổ trở về hôm trước. Vừa nghe tin đài phát thanh, ông chạy như gió vào phòng hành quân nơi tướng Jodl và Thống chế Keitel làm việc. Cả hai người giật nẩy mình khi biết tin cuộc tấn công của Nhật. Hitler tức giận điên cuồng và đánh giá sự khởi xuống cuộc chiến mà ông không hề được biết trước này là “Sự không đứng đắn không tha thứ được” và là “chiến lược sai lầm”. Ông cũng không quên ra lệnh cho Hải quân từ ngày mai phải tấn công bất cứ chiến hạm nào của Mỹ bị bắt gặp “trong bất cứ khu vực nào”. Vậy thì chiến tranh giữa Đức và Mỹ đã được âm thầm tuyên bố.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Tin chiến tranh giữa Nhật và Hoa Kỳ bùng nổ bay đến Berlin một cách đột ngột trong lúc Hitler Đ đang tập trung mọi sự chú ý vào mặt trận phía Đông, nơi Hồng quân Liên Xô đã phản công mãnh liệt đẩy lùi quân Đức trước Moscow.
Liền đó, cũng trong ngày 8 tháng 12, Quốc trưởng Adolf Hitler đã nhận được thông điệp của chính phủ Nhật, yêu cầu Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ theo như cam kết trong Hiệp ước Tam cường. Đêm ngày 9 tháng 12, cả Hitler lẫn Mussolini đã điện trả lời chính phủ Nhật rằng cam đoan cả ba nước sẽ chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, không giảng hòa riêng rẽ nhưng vẫn né tránh việc tuyên chiến với Hoa Kỳ.
Trưa ngày 10 tháng 12, đại sứ Nhật Oshima đã trình lên Quốc trưởng một thông điệp mới của chính phủ Nhật trả lời điện văn nói trên của Đức và Ý. Thông điệp này bày tỏ hi vọng quân đội Đức sẽ tiến ngay vào Trung Cận Đông với ngụ ý Đức nên tuyên chiến.
Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop cố gắng thuyết phục Hitler không nên tuyên chiến với Hoa Kỳ vì theo Hiệp ước Tam Cường, Đức sẽ chiến đấu bên cạnh Nhật chỉ khi Nhật bị một nước khác tấn công.
Tuy nhiên, vào lúc ấy, bộ ngoại giao Đức lại nhận được điện của tham tán ngoại vụ Hans Thompson ở Washington D.C rằng 24 giờ nữa Hoa Kỳ sẽ tuyên chiến hoặc cắt quan hệ ngoại giao với Đức.
Chụp lấy cơ hội này, Hitler vội vã triệu tập Quốc hội vào ngày 11 tháng 12 và chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ. Cùng trong ngày hôm ấy, Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức. Hitler đã phát biểu trong dịp này như sau:
"Sự kiện Chính phủ Nhật Bản, vốn đã thương lượng trong nhiều năm cùng con người này Franklin D. Roosevelt, cuối cùng đã trở nên mệt mỏi vì bị ông ta chơi xấu một cách vô ơn, đã khiến cho tất cả chúng ta, dân tộc Đức, cùng tất cả các dân tộc có lương tri khác trên thế giới, cảm thấy vô cùng thất vọng... Đức và Ý, sau khi xem xét tất cả các điều này và vì sự trung thành với Hiệp ước ba bên, cuối cùng đã buộc phải tiến hành cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và Anh Quốc, hiệp cùng và sát cánh với Nhật Bản để bảo vệ và từ đó duy trì sự tự do và độc lập của các quốc gia và vương quốc của họ... Là kết quả của sư bành trướng chính sách của Tổng thống Roosevelt, vốn nhắm vào việc chinh phục thế giới và độc tài vô giới hạn, Hoa Kỳ cùng với Anh Quốc đã không ngần ngại sử dụng mọi phương cách để tranh chấp các quyền lợi của các quốc gia Đức, Ý và Nhật Bản thậm chí đến quyền sinh tồn... Không chỉ vì chúng ta là đồng minh của Nhật Bản, mà còn vì Đức và Ý có đủ sáng suốt và sức mạnh để nhận thức rằng, trong khoảnh khắc lịch sử này, sự tồn tại hay biến mất của các quốc gia, có thể được quyết định mãi mãi."
1941 Hitler (1).jpg

11-12-1941 - Thủ tướng Adolf Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ trước Quốc hội Đức. Ảnh: Schwahn
1941 Hitler (1a).jpg

1941 Hitler (2).jpg

11-12-1941 - Thủ tướng Adolf Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ trước Quốc hội Đức. Ảnh: Schwahn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top