- Biển số
- OF-495333
- Ngày cấp bằng
- 7/3/17
- Số km
- 3,413
- Động cơ
- 243,280 Mã lực
- Tuổi
- 44
Dạ, cảm ơn cụ vì sự đồng cảm ạ!Cảm ơn cụ!
Dạ, cảm ơn cụ vì sự đồng cảm ạ!Cảm ơn cụ!
Hôm vừa rồi lão Bùi Công Chức có đến thăm và hỏi chuyện bà cụ không? Có thông tin gì không?Bà cụ họ Nguyễn các bác nhé, ai biết các nhóm họ Nguyễn post hộ bà với ạ!
Thấy bảo anh con trai đi công tác dài ngày, giờ mới về, không biết lão ấy có đến không nữa!Hôm vừa rồi lão Bùi Công Chức có đến thăm và hỏi chuyện bà cụ không? Có thông tin gì không?
Cảm ơn cụ vì sự đồng cảm ạEm hóng nghĩa cử cao đẹp của các cụ. Em ở Nam Định nhưng ở Ý Yên.
Nhớ đc họ Nguyễn thì cũng thu hẹp đc diện tìm kiếm, nếu khai thác thêm đc chút dữ liệu nữa như tên bạn chơi cùng ngày đó, nhà hàng xóm thế nào, + thêm với chi tiết "thầy bu" như cụ mr_luv khẳng định thêm ... thì em tin là các cụ cũng sớm giúp bà tìm lại đc người thân.Bà cụ họ Nguyễn các bác nhé, ai biết các nhóm họ Nguyễn post hộ bà với ạ!
Cảm ơn cụ vì sự đồng cảm, em cũng đồng niên với cụ ạ!Nhớ đc họ Nguyễn thì cũng thu hẹp đc diện tìm kiếm, nếu khai thác thêm đc chút dữ liệu nữa như tên bạn chơi cùng ngày đó, nhà hàng xóm thế nào, + thêm với chi tiết "thầy bu" như cụ mr_luv khẳng định thêm ... thì em tin là các cụ cũng sớm giúp bà tìm lại đc người thân.
Lúc nào cụ có kế hoạch thăm bà hoặc về Nam định tìm thêm dữ liệu thì cho em tham gia với. Em tên Trung (40 tuổi).
Lần tới ghé thăm bà thì cho em đi với nhé.Cảm ơn cụ vì sự đồng cảm, em cũng đồng niên với cụ ạ!
Câu chuyện buồn quá, em có một thông tin cho bác chủ thớt. Chợ Đồn hay Cồn có thể là làng Cồn mục, Đại hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng.Đã 75 năm trôi qua nhưng bà vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai ký ức. Trong giấc ngủ bà vẫn thường mơ về người thân của mình. “Tên tôi là Nguyễn Thị Hòe, sinh năm 1939, ở Văn Trì 4, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội. Cần tìm gia đình thất lạc 1945. Quê quán không nhớ rõ, chỉ nhớ ở Thái Bình hoặc gần đó như Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình…nhà gần chợ Cầu, chợ Đồn (hoặc chợ Cồn) có bán rất nhiều mực tươi, rươi, trước nhà có cái ao to mọc nhiều củ ấu…Bố đẻ làm thợ mộc, mẹ đẻ bán trầu cau. Tôi có 2 người chị tên là Phú và Phí, có cậu em trai tên Tám. Lúc đó tôi tên là Hải. Ông Tuân hàng xóm có con gái là chị Xế. Năm 1945 cả gia đình chạy đói lên đến chợ Nhổn, Hà Nội được người ta xin nuôi rồi từ đó mất liên lạc…Mọi thông tin xin liên lạc với con trai tôi là Sáng, ĐT 0938739999…”.
Dạ, hoặc nếu muốn chủ động về thời gian hơn thì cụ liên hệ với anh Sáng con trai bà nhé!Lần tới ghé thăm bà thì cho em đi với nhé.
Cảm ơn cụ đã cho thông tin, chỗ này xưa em về viết về xuất khẩu cô dâu, xưa năm đói nghe nói cũng chết rất nhiềuCâu chuyện buồn quá, em có một thông tin cho bác chủ thớt. Chợ Đồn hay Cồn có thể là làng Cồn mục, Đại hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng.
Chỗ này vừa sát biển lại có sông, nên có hải sản.
Bán rươi có nghĩa là thuộc khu vực ven biển, nước lợ. Theo như các cụ kể thì Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Những Năm đói thì người Nam Định, Thái Bình là chết đói nhiều nhất, chạy nhiều nhất lên HN. cụ còn nhớ tên các chợ và biết tên tuổi các ACe trong nhà và hàng xóm như vậy thì biết ngày nếu chịu khó tìm. Ngoài ra, cụ xem giọng của bà cụ nhà còn lai gì giọng địa phương ko? Cũng là cách để nhớ“Con đi theo bà này về nhà sẽ được cho ăn cơm”. Bố dỗ dành như vậy nhưng tôi cứ bám chặt lấy đùi ông: “Con không thích ăn cơm, con ở đây với thầy bu cơ”. Ông kiên quyết gỡ tay tôi ra, cầm lấy 2 hào người ta đưa rồi bà kia dắt tôi từ chợ Nhổn (Hà Nội) về nhà. Mẹ nuôi đầu tiên tên là Thịnh-một địa chủ. Vì quá bé nên tôi chỉ làm được mỗi việc quét sân nhưng ở một thời gian ngắn thì bị bệnh kiết lị. Sợ chết mẹ đem tôi cho bà Miên-một địa chủ khác. Uống xong một ấm thuốc của cụ lang trong làng thì tôi khỏi hẳn…”.
Đã 75 năm trôi qua nhưng bà vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai ký ức. Trong giấc ngủ bà vẫn thường mơ về người thân của mình. “Tên tôi là Nguyễn Thị Hòe, sinh năm 1939, ở Văn Trì 4, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội. Cần tìm gia đình thất lạc 1945. Quê quán không nhớ rõ, chỉ nhớ ở Thái Bình hoặc gần đó như Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình…nhà gần chợ Cầu, chợ Đồn (hoặc chợ Cồn) có bán rất nhiều mực tươi, rươi, trước nhà có cái ao to mọc nhiều củ ấu…Bố đẻ làm thợ mộc, mẹ đẻ bán trầu cau. Tôi có 2 người chị tên là Phú và Phí, có cậu em trai tên Tám. Lúc đó tôi tên là Hải. Ông Tuân hàng xóm có con gái là chị Xế. Năm 1945 cả gia đình chạy đói lên đến chợ Nhổn, Hà Nội được người ta xin nuôi rồi từ đó mất liên lạc…Mọi thông tin xin liên lạc với con trai tôi là Sáng, ĐT 0938739999…”.
Em là nhà báo đã viết loạt bài về năm đói (xin xem link bên dưới, bà Hòe ở bài đầu tiên), nay muốn nhờ sức mạnh của cộng đồng mạng, các cụ mợ hãy cùng nhau chia sẻ để cho bà có cơ hội được tìm thấy chị em, người thân năm đói, trước khi tất cả đều nhắm mắt, xuôi tay. PS: Bà nhớ là mình họ Nguyễn ạ!
Đăng nhập Facebook
Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.www.facebook.com
Thế bằng tuổi nó bây giờ cụ có biết bật điều hoà, sử dụng điện thoại, chơi điện tử như tụi nó ko? Khà khà! Mỗi thời mỗi khác cụ ạ! Giống bố mẹ mình nói thời mình sướng ấy?Bây giờ bọn trẻ sướng quá . Ko hiểu hết giá trị của lao động và hạt gạo . Con gái em học lớp 3 hôm chủ nhật em cho về quê tránh dịch , cũng nhân tiện cháu được nghỉ học dài ngày .em đưa ra đồng chỉ vào cây lúa hỏi đây là cây gì nó bảo cây thóc . Bằng tuổi ấy ngày xưa em đã đi cấy giúp ông bà rồi ko có đồng hồ mẹ bảo khi nào nghe tiếng mìn phá đá nổ từ phía núi thì về nấu cơm , mìn nổ là lúc 10h
Bà bị bán đi từ hồi bé tí, làm gì còn giọng quê nữa ạ? 75 năm rồi còn gì ạ?Bán rươi có nghĩa là thuộc khu vực ven biển, nước lợ. Theo như các cụ kể thì Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Những Năm đói thì người Nam Định, Thái Bình là chết đói nhiều nhất, chạy nhiều nhất lên HN. cụ còn nhớ tên các chợ và biết tên tuổi các ACe trong nhà và hàng xóm như vậy thì biết ngày nếu chịu khó tìm. Ngoài ra, cụ xem giọng của bà cụ nhà còn lai gì giọng địa phương ko? Cũng là cách để nhớ
Chuyện của cụ kể đọc buồn thê lương quá, đúng là dân tộc ta quá đau khổ...Bác hàng xóm nhà em, tới 80 tuổi vẫn nhớ như in cái chết của mẹ mình.
Bác ấy kể năm đói, bố chết rồi, mẹ dắt con gái năm ấy 6-7 tuổi gì đó đứng trước ngõ nhà cô em gái lấy chồng giàu. Bà mẹ cứ gào lên năn nỉ " dì ơi, cho cháu bát cơm", ý là xin em gái mình cho cháu miếng cơm. Mà bác ấy nhớ như in gia đình dì ở trong nhà im bặt, cổng đóng, có con chó cứ xồ ra sủa ầm ĩ.
Cuối cùng bà mẹ dắt bác ấy dọc đê lên đoạn Nhạn Tái, Đông Anh thì chết đói ở điếm canh đê. Bác ấy thì được một gia đình trong làng nhận làm con nuôi. Sau này lớn, cũng được dựng vợ gả chồng, giờ sống khá giả.
Duy có điều không bao giờ bác ấy tìm về với bà con. Mà quê cũng ngay Gia Lâm thôi, không xa. Bác ấy bảo hồi ấy đói quá, chắc người dì cũng cũng sợ cho chị với cháu ít cơm thì con mình thiếu bớt một bữa. Nhưng hận thì không tránh khỏi. Nên không tìm về quê để nỗi đau khỏi bùng lên.
Nỗi đau kinh khủng.
Quá khứ kinh khủng.
Dân tộc ta quá đau khổ.
Các cụ là nòng cốt, em chỉ tham gia mang tính cổ vũ thôi ah.Dạ, hoặc nếu muốn chủ động về thời gian hơn thì cụ liên hệ với anh Sáng con trai bà nhé!