Em vào xem mốc lịch sử hào hùng của dân tộc. Cảm ơn Cụ chủ về những tư liệu quý giá này.
Quả nhiên cụ Ngao sinh ra trong gia đình có điều kiện ạKhoe tí
Chiếc nhà bên trái diện tích đất 180 mét vuông, bố em xây 1952
Chiếc nhà bên phải (cụ thấy một nửa cửa sổ) cũng là của nhà em mua trước đó, nhỏ hơn chỉ 150 mét vuông thôi
Nhà to bố em bán 1963 vì miếng ăn cho gia đình 12 người. Nhà nhỏ sau 1955 cho người ta thuê (vì nhà quá rộng) thế là người ta chiếm không đòi được. Nay chỉ còn 1/2 diện tích, hai tầng, em trai đang ở
Bố em là cơ sở bí mật của Thành uỷ. Năm 1959, khánh thành Bảo tàng Hải Phòng, cả gia đình nhà em đến dự, vì nhà em có nhiều đồ được mang vào bảo tàng, trong đó có chiếc cặp của em, anh trai em sử dụng mang tài liệu đi lại cho ông lang Bách (sau làm ở Viện Đông Y, cuối đời ông là nhà thư pháp sống ở Tràng Tiền, em gặp lần cuối 1988, ông Bách quý em, ông kém bố em khoảng 15 tuổi).
Căn "nhà nhỏ" trên từng là nơi nuôi cán bộ Việt Minh trong đó có ông Phạm Hưng (và vợ, nhưng lúc đó chưa lấy nhau) và khoảng vài người nữa, ông Đỗ Mười cũng ghé qua một lần, sau này có người nói bố em mới biết
Bố em làm cho hãng đóng tàu thuỷ CARIC, chủ hãng cấp riêng cho bố em một ô tô công vụ để ra vào cảng Hải Phòng, vì bố em lái được xe, không cần thuê người lái. Nhà em thì khá to và thuộc loại giàu, lại có ô tô đỗ cửa nên người Tây tin tưởng, không nhòm ngó. Sau 1955, dân phố đề nghị nhà nước "tịch thu" nhà em vì giàu. Nhưng không mấy biết nhà em là cơ sở của Việt Minh, và bố em cũng chẳng cần giải thích
Em học trường mẫy giáo "quốc tế" Việt Anh như cách gọi ngày nay, được bố cho đi chơi bằng xe thường xuyên tiếp xúc với nhiều đại gia Hải Phòng
Bố em và gia đình bạn bè ở Đồ Sơn, ông (phải) mặc may ô, đeo kính mát
Anh chị em của em ở Đồ Sơn, anh cả, anh thứ hai.... em được "chị" Kim, cô bảo mẫu trông nom. Lúc này em là con thứ sau, tạm là út vì hai người em lúc đó chưa ra đời
Em và anh trai chụp ở vườn ngôi "nhà nhỏ" thứ hai
Em (phải) ở Tiệp Khắc năm 1981 khi làm việc ở Viện Vô tuyến và Kỹ thuật điện tử, Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc
Vì Sao đưa quân sang thượng Lào vậy cụ ..đòn nghi binh . Đánh thượng Lào trước để tiêu hao hay là bảo toàn ll trước chiến dịch lớn ?Về phía Pháp, họ biết chính xác giờ ta nổ súng, tất cả binh sĩ đã sẵn sàng chiến đấu. Nhưng qua ngày đó vẫn thấy yên tĩnh. Trinh sát đi tìm hiểu, được biết bộ đội ta bỏ cuộc, đối với Pháp đó là một tin buồn
Nhưng buồn hơn nữa là cụ Võ Nguyên Giáp ra lênh cho những Đại đoàn rời Điện Biên Phủ đi sang Thượng Lào, như vậy là hỏng hết cuộc chơi
De Castries rải truyền đơn thách thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quân đội ta và mong “quân đội ta ăn Tết“ trong Đại bản doanh của họ
Bộ tư lệnh Điện Biên Phủ ra lệnh làm gấp con đường từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ (nay là Quốc lộ 279 ) dài 80 km để ô tô tải có thể tiếp cận trận địa. Hậu cần chạy gạo thực phẩm cho đủ, vì phải tính đến đánh lâu dài
Từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ không có đường, Ta phải mở con đường Tuần Giáo-Điện Biên Phủ trong vòng 80 ngày để đưa pháo vào trận địa trên cao
Trang web ấy còn thiếu nhiều bác ạ.E chỉ mong sao sớm hoàn thiện site tra cứu thông tin liệt sĩ, thiếu và khó dùng quá.
Cảm ơn cụ Ngao đã mở chủ đề này.Vì Sao đưa quân sang thượng Lào vậy cụ ..đòn nghi binh . Đánh thượng Lào trước để tiêu hao hay là bảo toàn ll trước chiến dịch lớn ?
Cụ có thể đọc về Đại đoàn 308 - Quân Tiên phong trong chiến dich Điện Biên Phủ ở báo Nhân dân điện tửEm tìm hiểu thì được biết :
Sau khi thay đổi phương án từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc",
Đại đoàn 308 được lệnh tiến gấp sang Thượng Lào đánh vào phòng tuyến sông Xậm Hu nhằm tiêu hao sinh lực địch và đánh lạc hướng phán đoán của chúng...
Hoàn thành nhiệm vụ ở Thượng Lào, ngày 18-2-1954, đại đoàn lại gấp rút hành quân trở về tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Pháp nó biết rõ ngày mình dự định nổ súng.Về phía Pháp, họ biết chính xác giờ ta nổ súng, tất cả binh sĩ đã sẵn sàng chiến đấu. Nhưng qua ngày đó vẫn thấy yên tĩnh. Trinh sát đi tìm hiểu, được biết bộ đội ta bỏ cuộc, đối với Pháp đó là một tin buồn
Nhưng buồn hơn nữa là cụ Võ Nguyên Giáp ra lênh cho những Đại đoàn rời Điện Biên Phủ đi sang Thượng Lào, như vậy là hỏng hết cuộc chơi
De Castries rải truyền đơn thách thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quân đội ta và mong “quân đội ta ăn Tết“ trong Đại bản doanh của họ
Bộ tư lệnh Điện Biên Phủ ra lệnh làm gấp con đường từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ (nay là Quốc lộ 279 ) dài 80 km để ô tô tải có thể tiếp cận trận địa. Hậu cần chạy gạo thực phẩm cho đủ, vì phải tính đến đánh lâu dài
Từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ không có đường, Ta phải mở con đường Tuần Giáo-Điện Biên Phủ trong vòng 80 ngày để đưa pháo vào trận địa trên cao
Em thêm ý cuối: Và thế hệ mai sau phải giữ bằng mọi giá!Kính ghi nhớ công ơn Thế hệ cha anh đã trực tiếp là con người lịch sử cùng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ như Cụ Ông của Lão anh
Em ruột ông ngoại em, chiến đấu ở Điện Biên Phủ, d phó, hy sinh nhưng không còn tìm thấy xác
Nhà nước đã trao Bằng Tổ Quốc ghi công ít lâu sau ngày chiến thắng rồi, nhưng Cụ ngoại em, Mẹ của ông, vẫn đau đáu tin rằng con trai chỉ bị thương nặng, xót Mẹ nên không về, mà ở trại Chăm sóc thương binh nặng nào đó
Vậy là suốt những năm 1960s, đầu những năm 1970s, Cụ bà tằn tiện chắt chiu từng xu, từng hào, từng đồng giữa thời kỳ bom đạn khó khăn ấy, cứ vài ba năm, lại đánh đường đi bộ, đi tàu lên khắp các trại chăm sóc thương binh ở Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Sơn Bình ...để tìm con trai
Đầu những năm 1980s, Cụ mắt mờ, chân yếu không còn đi được nữa
Cụ ra đi khi vẫn khắc khoải chưa gặp được con trai
Độc lập, Tự do của Dân tộc luôn phải giành bằng máu xương, vô giá
Chuẩn CụEm thêm ý cuối: Và thế hệ mai sau phải giữ bằng mọi giá!
Ông Marcel Bigeard sau này lên tướng , ông này rất phục bộ đội ta . Nguyện vọng của ông ta là sau khi chết thì đem tro cốt rải ở ĐBP , và nhà nước Việt Nam cũng chấp nhận nguyện vọng đó
20-11-1953 - Thiểu tá Marcel Bigeard chỉ thị cho Đại uý Du Bouchet (trái) và Trung uý Chartet ngay khi vừa tiếp đất bãi Natacha. Ánh: Daniel Camus
(34).jpg"]https://img.otofun.net/upload/v7/images/7843/7843417-b797b874054954e39b0327aece636974.jpg[/IMG]
20-11-1953 – binh sĩ Tiểu đoàn Dù Thuộc địa 6 của Thiết tá Marcel Bigeard tập hợp đội ngũ sau khi tiếp đất bãi Natacha. Ảnh: Daniel Camus