[TT Hữu ích] 65 năm Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

3-1954 – bộ đội kéo pháo vào trận địa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


2-1954 – bộ đội kéo pháo vào trận địa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


3-1954 – bộ đội kéo pháo vào trận địa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


2-1954 – bộ đội phá đá mở đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ


2-1953 - Đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ dài 80 km được làm trong một tháng


12-1953 - dân công gánh gạo lên Điện Biên Phủ


12-1953 - dân công gánh gạo lên Điện Biên Phủ


12-1953 - dân công gánh gạo lên Điện Biên Phủ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

12-1953 – dân công thồ gạo lên Điện Biên Phủ


12-1953 – dân công thồ gạo lên Điện Biên Phủ


12-1953 – dân công thồ gạo lên Điện Biên Phủ


12-1953 – dân công thồ thuốc lên mặt trận Điện Biên Phủ





12-1953 – chở đạn lên Điện Biên Phủ bằng xe trâu


Bộ đội hậu cần đưa lợn ra chiến trường cung cấp thịt tươi cho chiến sĩ ở Điện Biên Phủ


Đoàn xe tái 1,5 tấn 4x4 GAZ-63 "Molotova" chở hàng lên Điện Biên Phủ (có lẽ dựng lại vì trong Chiến dịch xe chưa có bảng số)


12-1953 – bộ đội vận tải trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


3-1954 – xe tải 1,5 tấn 4x4 GAZ-63 "Molotova"chở đạn pháo đến Điện Biên Phủ


1-1953 – xe tải 1,5 tấn 4x4 GAZ-65 “Molotova" chở hàng và vũ khi đến Điện Biên Phủ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

“Bếp Hoàng Cầm" do đồng chi Hoàng Cầm sáng tạo đun không toả khói trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


Bộ đội ta ăn cơm dưới chiến hào mặt trận Điện Biên Phủ


Bộ đội ta ăn cơm dưới chiến hào mặt trận Điện Biên Phủ





3-1954 – Trạm y tể dã chiến của bộ đội ở Điện Biên Phủ


1954 – bộ đội Việt Nam sinh hoạt dưới chiến hào ờ Điện Biên Phủ

 

mmxhung

Xe container
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
5,023
Động cơ
302,809 Mã lực
em có thắc mắc chút: xem va đọc thì thấy chi phí cho chiến tranh của Pháp cũng rất lớn (máy bay, xe, pháo ....) trong khi thu về là tài nguyên, vàng ... ở các thuộc địa không hiểu được bao nhiêu ? có nhiều hơn chi phí bỏ ra không ?

còn cái nữa: em không hiểu lính Thái ở đây là Thái Lan hay người Thái ở Điện Biên ?
Nếu chỉ vào cướp tiền vàng, tài nguyên... rồi về thì chẳng đủ chi phí. Nhưng một khi đã nắm được chính quyền của một quốc gia thuộc địa thì tha hồ sử dụng các nguồn lực của quốc gia đó như: thuê lao động giá rẻ mạt, chiếm hữu đất đai sản xuất, phát hành và lưu thông tiền tệ, độc quyền buôn bán hàng hoá dịch vụ, đánh thuế lên mọi đối tượng nhằm tối đa hoá lợi ích... Làm như vậy mới thu được lợi nhuận lớn và lâu dài.
Tất nhiên, trong quá trình cai trị và kinh doanh đó, kẻ xâm lược cũng phải đầu tư vốn, nhân lực, khoa học kỹ thuật... vào thuộc địa như: mở đường xá, xây cầu, làm đường sắt, khai hoang, xây dựng các công trình kiến trúc, sản sinh ra các nghành công nghiệp mới, mở trường học để đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho dân bản địa nhằm tăng năng suất lao động... Kết quả là chỉ trong 80 năm dưới sự cai trị của kẻ xâm lược phương Tây, xứ thuộc địa đã có được một cơ sở hạ tầng xuyên suốt toàn quốc hơn hẳn cả nghìn năm độc lập tự xây dựng trước đó, đồng thời sản sinh ra lực lượng nhân lực được tiếp thu khoa học kỹ thuật và văn minh phương Tây, làm cơ sở cho việc xây dựng lực lượng cho các cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự chủ của người dân bản địa sau đó.
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,577
Động cơ
549,934 Mã lực
Nhờ các cụ Ngao và các cụ lý giải, hay cung cấp quan điểm, tư liệu (dù em cũng đã đọc mà chưa thông lắm), vì sao Pháp và VM buộc phải kéo nhau vào rừng xanh núi đỏ Điện Biên Phủ để nện nhau chí tử:
- Pháp có buộc phải xây dựng cứ điểm ĐBP không, ý nghĩa quân sự của ĐBP lớn đến mức nào?
- VM có thể mặc kệ cho Pháp có một cứ điểm ĐBP như thế, không thèm tấn công, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của VM không? Thực tế là VM cũng đã chủ động thời điểm đánh, có vẻ như không ở tình thế buộc phải đánh.
- Ý nghĩa về quân sự hình như bị xếp sau ý nghĩa về tinh thần? Phải chăng hai bên thách thức nhau ở ĐBP, nên buộc phải chơi nhau ở đây để phân định thắng thua? Tức là lý do tinh thần là chính chứ không phải lý do quân sự?
 

HuongCrv

Xe điện
Biển số
OF-590561
Ngày cấp bằng
17/9/18
Số km
2,663
Động cơ
163,834 Mã lực
Hôm qua xem bộ phim tài liệu này nhiều lúc mắt em cũng ướt các bác ạ.

Cụ going em quá! hôm chủ nhật em ngồi xem mà nước mắt cứ chảy, cảm động, tự hào và ngưỡng mộ ý chí của cha ông! Em xem hết cả ba tập luôn, xong mắt hoe! hihi!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Bộ đội Đại đoàn 312 vượt suối trong Chiến dịch Điện Biên Phủ


Pháo phòng không 37 mm của bộ đội ta tại Điện Biên Phủ


Súng phòng không 14,7 mm


Bộ đội ta vượt qua phi trường Mường Thanh


4-1954 – Trung đội trưởng Nguyễn Quốc Trị tại mặt trận Điện Biên Phủ
Sau này ông Nguyễn Quốc Trị là Anh hùng Quân đội


3-1954 – Bộ đội ta với súng Reibel (Đức sán xuất 1931) tấn công cụm cứ điểm D1, D2, Điện Biên Phủ


Nguyễn Văn Bách, người nổ khối bộc phá 960 kg đồi A1 tối 6-5-1954
 

Dương Vô Cương

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508641
Ngày cấp bằng
6/5/17
Số km
2,113
Động cơ
200,140 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Ủy ban chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em
Tay Trump từng bảo tt Pháp: khi quân Mĩ sắp tới, người Pháp chuẩn bị học tiếng Đức. :D

Thắng đội quân kém cỏi như thế này cũng mất uy danh ta thật :)) Pháp là đại quốc mà bị Đức nó chiếm dễ như ăn kẹo.

Nhìn bọn người Việt đứng bên cạnh bọn Ăng lê mà khó chịu thật. Nhìn nó không ra con người nữa.

Bên m Bắc họ gọi Ngụy ko sai tí nào về bản chất, đấy là cách nhìn trung lập của em.
Khi Đức tiến vào, đúng là Pháp đầu hàng ngay không phản kháng. Việc này là nỗi nhục khiến các nước đồng minh bêu riếu đến tận bây giờ, chính phủ Pháp cũng không chối.
Nhưng ở 1 khía cạnh khác, khi đó trên nước Pháp có quá nhiều công trình kiến trúc giá trị, chính quyền Pháp đã lựa chọn bảo tồn chúng, thay vì chấp nhận bị phá hủy phần lớn như Anh.
Dân Pháp giờ có khi vẫn cảm ơn quyết định đầu hàng đó cũng nên
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Khi Đức tiến vào, đúng là Pháp đầu hàng ngay không phản kháng. Việc này là nỗi nhục khiến các nước đồng minh bêu riếu đến tận bây giờ, chính phủ Pháp cũng không chối.
Nhưng ở 1 khía cạnh khác, khi đó trên nước
Pháp có quá nhiều công trình kiến trúc giá trị, chính quyền Pháp đã lựa chọn bảo tồn chúng, thay vì chấp nhận bị phá hủy phần lớn như Anh.
Dân Pháp giờ có khi vẫn cảm ơn quyết định đầu hàng đó cũng nên
Em nghĩ cái cụ vừa nói, có thể như người ta nói: ngụy biện. :D
Thế nhỡ thằng Đức, đến người nó còn giết cả triệu, huống chi mấy công trình nó đổi nết. Nó thụt hết thì sao ?
 

mihkun

Xe điện
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Câu chuyện về Trung tá pháo binh Piroth

Trong Thế chiến 2, Piroth có biệt tài phản pháo. Nếu đối phương khai hoả, thì Piroth chỉ cần nghe và quan sát sẽ tính toán chính xác vị trí pháo của đối phương và ông phản pháo, bắt pháo đối phương câm họng. Ông bị cụt cánh tay trái trong Thế chiến 2
Vì quen biết với Navarre, ông xin sang phục vụ ở Việt Nam và được điều động là Chỉ huy trưởng pháo binh Điện Biên Phủ, ngồi căn hầm bên cạnh De Castries ở Phân Khu Trung tâm Mường Thanh.
Tháng 2-1954, trong một lần đến thăm Điện Biên Phủ, Tướng Cogny gợi ý với Piroth rằng: "còn một ít pháo 155 mm ở Bạch Mai, hay là mang nốt lên đây". Piroth vẻ khó chịu đáp: "Mới có từng này pháo mà Việt Minh đã không dám đánh, mang thêm nữa pháo thì Việt Minh bỏ chạy hết à? Họ chỉ cần bắn ba phát đạn là tôi cho chúng câm họng"
Ngày 13-3-1954 trong trận mở màn Him Lam, pháo của ta đã bắn trúng Sở chỉ huy của Pháp ở Him Lam và số lượng đạn ngoài sức tưởng tượng của người Pháp. Piroth thẫn thờ, luôn miệng lẩm bẩm: "Tôi không bảo vệ được chiến sĩ của tôi…." Hai hôm sau ông nổ lựu đạn tự tử trong hầm chỉ huy của mình
Em xin góp thêm lý do thất bại của Piroth cũng chính là lý do mà người Pháp thua tại Điện Biên: coi thường những người lính Việt Minh nhỏ bé dẫn đến kiêu căng và bị bất ngờ. Piroth và người Pháp không phải là không biết Việt Minh sẽ có pháo ở Điện Biên, nhưng họ lại cho rằng chỉ sau vài phút phản pháo là đối phương “hết vốn”. Ngay khi có mặt tại Điện Biên, Piroth đã cho lính pháo tập luyện thành thục việc phản pháo lên các vị trí giả định trên núi. Piroth thậm chí còn phản đối bổ sung thêm pháo vào thời điểm 3 tuần trước khi chiến dịch Điện Biên phủ bắt đầu vì sợ ... Việt Minh không dám đánh. Tuy nhiên khi trận tấn công bắt đầu (ban đêm), pháo Piroth không thể tiêu diệt đối phương vì họ giấu kỹ trong hầm tránh pháo. Ngay cả việc tấn công bằng bom napal vào ban ngày cũng không hiệu quả do đối phương xây dựng các trận địa giả không thể phân biệt được nếu nhìn từ trên cao vì rừng che, cũng có khói như vừa bắn xong.
Piroth đã có 2 ngày đi khắp các sở chỉ huy tiểu đoàn để thanh minh giải thích, cuối cùng vì nhục nhã, ông ta tự sát bằng cách nằm lên một quả lựu đạn.
Trong tất cả sĩ quan của Pháp, chỉ duy những ai từng chạm súng trực tiếp với Việt Minh nhiều lần như Langlái hay Bigeard mới hiểu sự nguy hiểm của đối phương vào thời điểm 1954 hoàn toàn khác so với giai đoạn mới bắt đầu kháng chiến. Tuy nhiên những người này chỉ là chỉ huy trận địa, còn sai lầm chết người nằm ở sự lúng túng ở tận bộ tổng chỉ huy của tướng Navare. Ngay việc chỉ định De Castries làm chỉ huy trưởng cứ điểm Điện Biên cũng là một việc rất sai lầm. Có tin cho rằng ông này được chỉ định để làm vui lòng tổng thống Mỹ - người viện trợ cho Pháp lúc đó - chứ không phải do tài năng của ông này. Kết quả là một đại tá thiết giáp phải chỉ huy bộ binh phòng ngự, và thực chất việc điều hành chiến đấu thuộc về hai phó: trung tá không vận Langlais và Bigeard đại uý tiểu đoàn dù 6 (trong việc hoạch định các trận phản kích).
 

TrinityBear_

Xe tải
Biển số
OF-594299
Ngày cấp bằng
11/10/18
Số km
347
Động cơ
134,392 Mã lực
Tuổi
39
Em nghĩ cái cụ vừa nói, có thể như người ta nói: ngụy biện. :D
Thế nhỡ thằng Đức, đến người nó còn giết cả triệu, huống chi mấy công trình nó đổi nết. Nó thụt hết thì sao ?
Cụ nhầm nhá. Thằng nazi Đức nó đối xử với dân châu Âu khá là văn minh nhá, ko đốt phá tí nào. Có thể tìm dọc về ww2 để biết chi tiết.
Còn chúng nó chỉ diệt chủng người Do Thái và giết người Nga phía Đông thôi.
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Cụ nhầm nhá. Thằng nazi Đức nó đối xử với dân châu Âu khá là văn minh nhá, ko đốt phá tí nào. Có thể tìm dọc về ww2 để biết chi tiết.
Còn chúng nó chỉ diệt chủng người Do Thái và giết người Nga phía Đông thôi.
Thế là có giặc xâm lăng, sợ nhà cửa hư, nên đầu hàng phỏng ?

Người nó còn giết, có cái gì quí bằng mạng người, mà nó bỏ vào phòng hơi ngạt, cả phụ nữ trẻ em.

Vậy mà cụ còn dành cho từ văn minh thì em cg hơi ngạc nhiên.
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,926
Động cơ
957,483 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Cụ nhầm nhá. Thằng nazi Đức nó đối xử với dân châu Âu khá là văn minh nhá, ko đốt phá tí nào. Có thể tìm dọc về ww2 để biết chi tiết.
Còn chúng nó chỉ diệt chủng người Do Thái và giết người Nga phía Đông thôi.
Đúng là Đức xử sự với dân châu Âu bị chiếm đóng khá lịch sự. Nhưng đặc biệt ghét dân Do Thái và Nga.
Còn vụ nước Pháp đầu hàng, em không đọc nên chả hiểu.
 

Gap373

Xe điện
Biển số
OF-32158
Ngày cấp bằng
24/3/09
Số km
2,685
Động cơ
501,837 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế lái
Em xin phép cụ Ngao5 cho em copy ảnh được không ạ
 

mihkun

Xe điện
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Nhờ các cụ Ngao và các cụ lý giải, hay cung cấp quan điểm, tư liệu (dù em cũng đã đọc mà chưa thông lắm), vì sao Pháp và VM buộc phải kéo nhau vào rừng xanh núi đỏ Điện Biên Phủ để nện nhau chí tử:
- Pháp có buộc phải xây dựng cứ điểm ĐBP không, ý nghĩa quân sự của ĐBP lớn đến mức nào?
- VM có thể mặc kệ cho Pháp có một cứ điểm ĐBP như thế, không thèm tấn công, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của VM không? Thực tế là VM cũng đã chủ động thời điểm đánh, có vẻ như không ở tình thế buộc phải đánh.
- Ý nghĩa về quân sự hình như bị xếp sau ý nghĩa về tinh thần? Phải chăng hai bên thách thức nhau ở ĐBP, nên buộc phải chơi nhau ở đây để phân định thắng thua? Tức là lý do tinh thần là chính chứ không phải lý do quân sự?
Cụ tìm hiểu các vấn đề sau:
1. Pháp sử dụng các dân tộc Thái - Mèo để chiến đấu với Việt Minh sau khi họ rút lên đó để tiến hành kháng chiến ra sao. Điện Biên có vai trò ra sao trong việc ngăn chặn hướng tiến của các đại đoàn Việt Minh sang phía Lào và hướng xuống phía Nam.
2. Hàng viện trợ cho Việt Minh đến từ hướng nào.
3. Mặc dù chỉ có 10% lực lượng ở Điện biên nhưng lại là toàn bộ lực lượng cơ động tinh nhuệ của Pháp để đối phó với Việt Minh: lê dương và dù.
4. CHính Pháp đã cố biến nó thành công cụ tiêu truyền và thu hút sự quan tâm của cả nước cũng như viện trợ. Sau đó càng bị yếu thế lại càng đổ thêm quân lực vào đó dẫn đến thua là mất tinh thần.
5. Kinh tế cũng không thể cáng đáng nổi: việc ấn định tỉ giá đồng Đông Dương với franc dẫn đến buôn lậu và thao túng; chi phí cuộc chiến cực kỳ lớn trong khi Pháp còn đang phải tái thiết sau W2.
6. Pháp đã lúng túng khi phải đố phó và có tư tưởng chủ bại từ sau khi quân Việt Minh lớn mạnh rất nhanh kể từ năm 1949. Mỹ cũng gây sức ép đáng kể buộc Pháp rời đi cho VNCH thay thế với mục đích lâu dài là qua đó nhảy vào Đông Dương.
 
Chỉnh sửa cuối:

mmxhung

Xe container
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
5,023
Động cơ
302,809 Mã lực
Nhờ các cụ Ngao và các cụ lý giải, hay cung cấp quan điểm, tư liệu (dù em cũng đã đọc mà chưa thông lắm), vì sao Pháp và VM buộc phải kéo nhau vào rừng xanh núi đỏ Điện Biên Phủ để nện nhau chí tử:
- Pháp có buộc phải xây dựng cứ điểm ĐBP không, ý nghĩa quân sự của ĐBP lớn đến mức nào?
- VM có thể mặc kệ cho Pháp có một cứ điểm ĐBP như thế, không thèm tấn công, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của VM không? Thực tế là VM cũng đã chủ động thời điểm đánh, có vẻ như không ở tình thế buộc phải đánh.
- Ý nghĩa về quân sự hình như bị xếp sau ý nghĩa về tinh thần? Phải chăng hai bên thách thức nhau ở ĐBP, nên buộc phải chơi nhau ở đây để phân định thắng thua? Tức là lý do tinh thần là chính chứ không phải lý do quân sự?
Lúc đó, Pháp vẫn là kẻ cai trị ở xứ này, còn VM là lực lượng vũ trang chống Pháp đang lớn mạnh và đã dành được một số thắng lợi quân sự trước Pháp trong các chiến dịch Việt Bắc, Biên giới, Tây Bắc trước đó. VM liên tục quấy rối khiến Pháp không thể yên ổn cai trị làm ăn, hơn nữa nền kinh tế Pháp đã suy yếu nhiều sau chiến tranh thế giới 2 nên không đủ tiền để cứ giằng co lâu dài mãi với VM. Vì vậy, Pháp tập trung quân đội tại ĐBP rồi thách thức VM lên đó đánh nhau nhằm giải quyết sớm và dứt điểm mâu thuẫn. Còn VM lúc này đã được trang bị súng ống, đạn pháo tương đối rồi nên cũng muốn thử sức nhằm sớm tiêu diệt kẻ thù.
Chiến thắng ĐBP của VM đã buộc Pháp phải rút khỏi miền Bắc, giành lại quyền tự chủ về cho người Việt.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Nhờ các cụ Ngao và các cụ lý giải, hay cung cấp quan điểm, tư liệu (dù em cũng đã đọc mà chưa thông lắm), vì sao Pháp và VM buộc phải kéo nhau vào rừng xanh núi đỏ Điện Biên Phủ để nện nhau chí tử:
- Pháp có buộc phải xây dựng cứ điểm ĐBP không, ý nghĩa quân sự của ĐBP lớn đến mức nào?
- VM có thể mặc kệ cho Pháp có một cứ điểm ĐBP như thế, không thèm tấn công, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của VM không? Thực tế là VM cũng đã chủ động thời điểm đánh, có vẻ như không ở tình thế buộc phải đánh.
- Ý nghĩa về quân sự hình như bị xếp sau ý nghĩa về tinh thần? Phải chăng hai bên thách thức nhau ở ĐBP, nên buộc phải chơi nhau ở đây để phân định thắng thua? Tức là lý do tinh thần là chính chứ không phải lý do quân sự?
Cụ Giáp có bộ 3 quyển hồi ký, các cụ tìm đọc để hiểu thêm công cuộc đánh Pháp từ 1946.
- Theo 1 số nguồn thì Nava lập Điện Biên Phủ để chặn quân ta tiến sang Lào, sau đó tăng quân mở rộng để thành cứ điểm khủng. Nếu ĐBP thất thủ thì thua ngay, không phải vì vị trí của ĐBP mà vì tổn thất lớn quá, lực lượng tinh nhuệ đều ở hết ở đấy rồi!
- Cụ Giáp ngay từ khi thấy Pháp nhảy dù xuống là đã thấy ngay cơ hội bao vây tiêu diệt toàn bộ rồi, nhưng còn phải tính toán lực lượng, hậu cần.
Tây Bắc là vùng ta mới chiếm cuối năm 1952. Sau đó quân ta tiến sang Lào khoảng 1 sư đoàn, thắng lợi rất dễ dàng, đánh đúng điểm yếu của Pháp! Có lẽ những đơn vị tốt nhất của Pháp đều tập trung ở miền Bắc.
- Đối với ĐBP ta có thể kệ cho địch đóng quân cũng được, chỉ vây lỏng; và vẫn có thể sang đánh ở Lào. Tuy nhiên đây là cơ hội khi địch tự chui vào rọ ở rừng núi! Đến thời điểm này đa số các vùng rừng núi phía Bắc ta đã giải quyết hết, muốn đánh Pháp nữa thì phải tiến xuống đồng bằng nơi quân Pháp có ưu thế mạnh về hỏa lực.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Những nhân vật tai to mặt lớn Pháp, Mỹ tới thị sát Điện Biên Phủ đều nhận định đây là một "Căn cứ bất khả xâm phạm"


22-11-1953 – Tướng Gilles, Tư lệnh quân Dù Đông Dương, ra tận chân thang máy bay DHC-2 Beaver đón Thiếu tướng Cogny, Tư lệnh lực lượng Pháp ở Bắc Bộ, thăm Điện Biên Phủ. Ảnh: Daniel Camus


22-11-1953 – Tướng Cogny nói chuyện với Thiếu tá Marcel Bigeard Chỉ huy Tiểu đoàn Dù thuộc địa số 6. Tướng Gilles là người quay lưng lại


22-11-1953 – tại Điện Biên Phủ, Trung tướng René Cogny, Tư lệnh Lực lượng Pháp ở Bắc Bộ, bắt tay Tourret, Chỉ huy Tiểu đoàn Dù xung kích số 8, phía sau là Tướng Gilles


Ảnh màu gốc: 29-11-1953 – Đại tướng Navarre (Tư lệnh Pháp ở Đông Dương), Trung tướng Cogny (Tư lệnh Pháp ở Bắc Bộ) và Thiếu tướng Gilles, Tư lệnh dù Đông Dương, kiểm tra việc cố thủ Điện Biên Phủ. Ảnh: Raoul Coutard


17-12-1953 – Đại tá de Castries (giữa), Thiếu tướng Cogny (phải) tháp tùng Đại tướng Navarre thăm Điện Biên Phủ


17-12-1953 – Tướng Gilles, Đại tướng Navarre, Trung tướng Cogny tại Điện Biên Phủ


17-12-1953 – Đại tá de Castries cùng Trung tướng René Cogny kiểm tra Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ


19-2-1954 – Đại tá Castries đưa B.ộ trưởng quốc phòng René Pléven thăm Điện Biên Phủ. Thiếu tướng René Cogny (Tư lệnh Pháp ở Bắc Bộ) ngồi băng sau. Ảnh: Georges Liron


19-2-1954 – De Castries (giơ tay) hướng dẫn René Pléven (B.ộ trưởng quốc phòng): Pierre de Chevigné (Quốc vụ khanh chiến tranh); Bodet (Tư lệnh không quân Bắc Kỷ): và O’Daniel (Tổng thanh tra lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương) thăm Điện Biên Phủ. Ảnh: Georges Liron


19-2-1954 – Điện Biên Phủ, B.ộ trưởng Quốc phòng René Pléven gắn huân chương lên lá cờ Tiểu đoàn dù hải ngoại số 1. Ảnh: Georges Liron


19-2-1954 – B.ộ trưởng Quốc phòng René Pléven bắt tay Trung tá Gaucher, Chỉ huy Tiểu đoàn cơ động 9 ở Him Lam, bên cạnh là Trung tá pháo binh Piroth. Một tháng sau, Gaucher từ trận hôm 13-3-54 ở Him Lam, còn Piroth tự sát rạng sáng 15-3-54. Ảnh: Georges Liron
 
Chỉnh sửa cuối:

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,285
Động cơ
515,576 Mã lực
E đợi các cụ biên tiếp, hiểu thêm nhiều các ngóc nghách cuộc chiến ~o)
 

BMW350i

Xe máy
Biển số
OF-87985
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
63
Động cơ
408,034 Mã lực
Cảm ơn cụ! Những bức ảnh đẹp quá. Mai kia cháu lên đó, nghĩ đến 9-10tieg lái xe mà oải quá ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top