Khoảng giữa thập kỷ 2000 trở lại đây, tại hải ngoại nổi lên một luồng dư luận: quay lại ca ngợi Ngô Đình Diệm và Nền cộng hòa thứ nhất. Tập trung vào các thành tựu trong 5 năm đầu tiên (1955-1960) mà họ gọi là "Năm năm vàng son của VNCH" và xây dựng hình ảnh Diệm như một lãnh tụ anh minh, liêm chính và cần kiệm. Tôi có 1 vài lời bàn về các nội dung này.
Về "5 năm vàng son" 1955-1960: Trong 5 năm này, quả thực chính quyền VNCH do Diệm đứng đầu đã làm được 1 số việc:
- Xây dựng được bộ máy chính quyền tương đối hoàn bị. dẹp tan các quân phiệt cát cứ, làm yên ổn xã hội.
- Xây dựng được nền giáo dục quốc gia tương đối nhân văn, cởi mở và nghiêm túc (Đây có lẽ là thành tựu tự thân lớn nhất của chính quyền Ngô Đình Diệm và chế độ VNCH mà cho đến nay người dân Miền Nam cũ vẫn tự hào).
- Phát triển tương đối khá hệ thống giao thông toàn quốc.
- Hình thành nền công nghiệp quốc gia từ thực trạng rất nhỏ yếu (Lúc chia cắt thì công nghiệp VN chủ yếu nằm ở Miền Bắc).
- Cho đến 1961 thì nông nghiệp (đặc biệt trồng lúa) phát triển tương đối khá. Sản lượng cao nhất 1960 từng đạt 5,6 triệu tấn thóc cho 17 triệu dân
Câu hỏi đặt ra là: tại sao một lãnh đạo từng đạt những thành tựu như vậy mà chỉ vài năm sau lại có thể bị toàn dân phản đối và chính những tay chân của mình lật đổ và sát hại? Không cần đến 1963 mà ngay 1960, tức là vẫn còn trong thời kỳ "5 năm vàng son", Diệm Nhu đã bị đảo chính chút nữa mất mạng.