Nhu có thể đã đọc Emmanuel Mounier khi học ở Pháp (personalism), nhưng hình thành học thuyết cần lao nhân vị (labourist personalism) thì ở giai đoạn vào Đà Lạt Sài Gòn 1950, khi đó Nhu lập nhóm "Tinh thần". 1953 Nhu lập "Công nông chánh đảng" (công nông = cần lao = lao động).Đến 1954 mới gọi là "cần lao nhân vị cách mạng đảng". Chứ không phải "cần lao nhân vị" hình thành ở giai đoạn tại Hà Nội.
Có thể khi Diệm về nước, các nội dung cần lao nhân vị mới được gắn thêm sự tương đồng giữa Emmanuel Mounier và Nho giáo về sự tôn trọng chữ "nhân".
Nói thì hay, đây là một đảng một phong trào cho người cần lao (lao động) tôn trọng cá nhân vị nhân, vừa truyền thống (Nho giáo) vừa tân tiến (Emmanuel Mounier); nhưng thực tế e lại làm một nẻo
là công cụ tuyên truyền và đàn áp của Diệm Nhu; và Diệm vẫn có dáng dấp ông vua quan phong kiến hơn là tư tưởng "cần lao nhân vị" như tuyên truyền