[TT Hữu ích] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Trong chuyến đi Mỹ này, mẹ con bà Nhu đến nhà ông bà Chương (bố mẹ bà Nhu) nhưng ông bà Chương từ con, không tiếp, phải không cụ?
Bà Nhu đến Washington, D.C ngày 15 tháng Mười năm 1963
Tối hôm sau, bà Nhu và con gái đến thăm bố mẹ tại nhà riêng
Nhưng ông bà Trần Văn Chương đã lánh mặt người con gái của mình. Ông nói với phóng viên “không muốn biết tin cô ta”.
Ông Chương xem thường con gái mình trong vai trò Đệ nhất Phu nhân. Cô ta “không có thứ quyền lực mà người ta nghĩ là cô có”, ông sụt sịt khi được hỏi về sự vận hành bên trong của chính quyền Sài Gòn. Trong buổi phỏng vấn của CBS được phát trên truyền hình mạng lưới, ông trình bày chi tiết hơn.
Người sếp chín năm của ông, Tổng thống Ngô Đình Diệm, chỉ là người đứng mũi chịu sào. Quyền lực thực sự ở Việt Nam thuộc về em trai ông và là con rể của ông Chương: Ngô Đình Nhu. Bà Nhu có thể đã bị tiêm nhiễm căn bệnh “cuồng điên quyền lực” như chồng mình, nhưng cô ta “chỉ là cái bóng”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Trần Lệ Xuân 1975_5_7 (1).jpg

7-5-1975 – Bà Trần Lệ Xuân nickname "Bà Rồng" từng là nỗi sợ hãi của miền Nam Việt Nam, xuất hiện trên chương trình truyền hình “Tomorrow Show” của NBC-TV tại New York. Bà nói rằng mặc dù Cộng-sản hiện đã tạm thời kiểm soát Sài Gòn, "Nó không thể tồn tại lâu dài"
Bà này chém gió kinh quá
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,244
Động cơ
298,507 Mã lực
Cc cho giải thích giúp tại sao giấy khai tử lại ghi nghề nghiệp thủ thư hay gì đó?

Em liên tưởng cụ Quan Công chết lại dùng chức hán thọ đình hầu của ngụy- tào tháo ban chứ k phải chức của thục- lưu bị phong?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,960 Mã lực
Công nhận nhìn quý phái thật! Đúng kiểu được ăn học bài bản từ bé.
Năm 1940, ngay trước khi gặp ông Ngô Đình Nhu, những nữ sinh trường múa ba lê Madame Parmentier chuẩn bị diễn vở Bạch Tuyết. Trong khi những nữ sinh người Pháp lẫn người Việt đều từ chối đóng vai mụ phù thủy gớm ghiếc thì Trần Lệ Xuân đã nhìn thấy tiềm năng trong vai diễn này. Bà suy đoán hẳn không bao giờ được đóng Bạch Tuyết vì vai đó sẽ vào tay một cô gái Pháp da trắng nên chọn cách tỏa sáng trên sân khấu bằng một vai diễn độc ác xuất sắc. :D đúng là vai diễn ám vào người
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,962
Động cơ
247,947 Mã lực
Bà Xuân và nhiều ông tướng, bộ trưởng thời vnch sao toàn người trẻ nhỉ? Đều ba mấy tuổi. Họ tài thực dự hay thời đó thế nào nhỉ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,456
Động cơ
221,717 Mã lực
Bà Xuân và nhiều ông tướng, bộ trưởng thời vnch sao toàn người trẻ nhỉ? Đều ba mấy tuổi. Họ tài thực dự hay thời đó thế nào nhỉ?
Sau này còn trẻ nữa như Cao Kỳ. Mấy ông già già hoặc theo Tây hoặc bị đảo chính rồi.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Bà Xuân và nhiều ông tướng, bộ trưởng thời vnch sao toàn người trẻ nhỉ? Đều ba mấy tuổi. Họ tài thực dự hay thời đó thế nào nhỉ?
Thời thế nó vậy mà cụ. Cụ nhìn năm 1945 thì như cụ Giáp lúc đó mới chỉ có 34 tuổi thôi mà đã làm bộ trưởng. 42 tuổi ít tuổi hơn mình bây giờ cụ đã chỉ đạo vài vạn quân thắng trận Điện Biên Phủ lừng danh rồi
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,197 Mã lực
Đến thời điểm này mà Mỹ vẫn còn định nhập nhèm chối bỏ vai trò và trách nhiệm trong cuộc đảo chính à?

Và cái lạ là em thấy cụ vẫn có thể tin được mấy cái cãi chày cối nhằm phủ nhận vai trò chỉ đạo của họ?

Thưa với cụ là một khi đã để anh đại sứ tuỳ cơ ứng biến là coi như chốt cả cuộc đảo chính lẫn số phận Diệm Nhu rồi đấy ạ! Còn lúng túng nỗi gì, lúng túng ở chỗ nào ? Khi cho cả một anh Vip CIa ôm tiền đến để triển khai lẫn cgir đạo cuộc đảo chính hả cụ?
- Vài tháng truớc cuộc đảo chính, trong nội các Mỹ đã có những cuộc tranh cãi, người ủng hộ cuộc đảo chính, người phản đối, người muốn giữ cả Diệm và Nhu, người muốn giữ Diệm nhưng ép ông này phải cải tổ và loại bỏ người em của mình, người thì cho Diệm vẫn là lựa chọn tốt nhất, loại Diệm thì hiện ko có ai phù hợp để thay thế cả...
- Trong cuộc họp giữa JFK và các cố vấn vào ngày 29-10, vẫn có những bất đồng về việc có ủng hộ cuộc đảo chính hay không...
- Người mà cụ gọi là VIP CIA chỉ là một liên lạc viên, không có vai trò gì trong việc tổ chức thực hiện cuộc đảo chính.



(https://nsarchive.gwu.edu/briefing-book/vietnam/2020-11-01/new-light-dark-corner-evidence-diem-coup-november-1963)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Ngô Đình Cẩn - Cậu Cẩn - Cậu Út Trầu
1. Đại tang - Sét đánh ngang tai - Sáng ngày 02/11/1963, một hồi chuông reo lên tại tư thất của ông Ngô Đình Cẩn. Đại uý Minh đón nhận cú điện thoại từ Đà Nẵng một cách khá miễn cưỡng. Từ phía bên kia, tướng Đỗ Cao Trí ngập ngừng, nói rời rạc: “Anh thông báo ngay cho Cậu biết, Sài Gòn vừa báo tin cho tôi hay là Tổng thống và ông Cố vấn chánh trị đã tự tử chết rồi. Tôi không hiểu ra sao nữa!?”.
Đại uý Minh thất thần, run run hỏi đi hỏi lại cái tin sét đánh ngang tai đó. Tướng Trí phải xác nhận một lần nữa: “Sài Gòn vừa báo cho tôi hay như vậy!”.
Lúc đó, đại uý Minh (quản gia) mới tin đây là một sự thật khá phũ phàng ngoài sức tưởng tượng.
Khi nhận được hung tin này, ông Cẩn vẫn không tin và lẩm bẩm: “Làm gì có chuyện động trời như vậy…”. Ngay sau đó, ông chỉ thị cho đại uý Minh liên lạc gấp cha Thuận (Nhà dòng Cứu Thế). Khoảng 1 giờ 30 trưa thì đại uý Minh được lệnh ông Cẩn gọi lại tướng Trí và mời tướng Trí ra gấp Huế để tường trình sự việc.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 02 tháng 11, quân Cách mạng do thiếu tá Tuấn đem xe thiết giáp vây nhà ông Ngô Đình Cẩn (Phú Cam / Huế). Tình hình lúc này khá ngột ngạt, ông Cẩn đã mất tinh thần và giao động cực độ. Dù bên cạnh ông vẫn còn một số người thân tín như ông Minh, ông Trọng, ông Độ, và ông Đào Quang Hiển (Giám đốc Nha Công An Trung Phần).
Sau đó, ông Cẩn bèn chạy trốn trong một nhà dòng Chúa Cứu Thế. Qua ngày hôm sau, tướng Trí gọi điện thoại cho biết ông sẽ ra Huế với tư cách đại diện cho Hội đồng Quân Nhân Cách mạng. Lúc đó, ông Cẩn bắt đầu lâm bệnh, mặt mày hốc hác, và thất thần. Ông luôn xúc động trước cái chết của hai ông anh Diệm-Nhu. Gặp ai, ông cũng thều thào thất thần một cách thểu não “Thôi hết rồi! buồn quá …”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Tình hình Huế lúc đó bắt đầu sôi động, các cộng sự viên cũ của ông Cẩn lần lượt bỏ chạy qua phe Cách mạng.
Chiều ngày 3/11, tướng Trí đã vào tới Huế để tiếp kiến ông Cẩn. Trước khi gặp tướng Trí, ông gọi một cộng sự viên tên T. thân tín dặn dò: “Chiếc bao bố ném ở dưới gầm giường… trong đó có 24 kí lô vàng. Chiếc valise gồm một số gia bảo và quý vật… mày lo liệu giữ gìn không thì tụi nó lấy hết. Số bạc mặt tao vẫn để trong tủ… Mày cứ trao cho Trí giữ hộ… Cứ trao cho Trí không sao đâu ….”.
Cuối cùng thì tướng Trí đã đến. Ông Cẩn vẫn nằm vắt chân chữ ngũ, và mắt đỏ hoe vì khóc. Tướng Đỗ Cao Trí vẫn niềm nở và trọng vọng ông Cẩn như ngày xưa. Tướng Trí mở lời:
“Hội đồng Quân Nhân Cách mạng uỷ nhiệm con đến đây để thưa lại với Cậu, tổng thống và ông Cố vấn chết là do tai nạn ngoài ý muốn của các tướng lãnh. Chuyện đã xảy ra như vậy bây giờ biết làm thế nào được. Con cũng xin thưa với cậu, Hội đồng Quân Nhân Cách mạng kính mời Cậu tham gia và xin mời cậu đứng trong thành phần của Hội Đồng”.
Ông Cẩn yên lặng nhìn mọi người trong phòng. Tướng Trí suy nghĩ một chút rồi lại nói tiếp: “Việc đã xảy ra như vậy thì thế nào Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng cũng sẽ áp dụng một số biện pháp đối với cậu như tịch biên tài sản … con nghĩ Cậu nên tính xem thế nào… Cậu có thể đưa cho con giữ hộ”.
Trò chuyện một chút, tướng Trí đem ra bao bố vàng và valise để lên xe Jeep. Sau đó, đoàn xe của tướng Trí từ từ rời khỏi nhà dòng.
Ít ai biết rằng, ngày 02/11 chính là ngày sinh nhật của ông Ngô Đình Cẩn! Lịch sử thật trớ trêu. Ngày 02/11 lại chính là ngày đại tang của hai anh trai của ông!
Các Linh Mục Nhà Dòng Cứu Thế đã đến Toà Lãnh Sự Mỹ ở Huế xin tỵ nạn cho ông Cẩn nhưng không được, vì theo luật quốc tế chỉ có Toà Đại sứ mới có quyền cho tỵ nạn mà thôi. Ông Lãnh sự John Helble xin lệnh Toà Đại sứ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lúc đầu, toà Toà Đại sứ dè dặt chấp thuận, nhưng sau đó ông Cẩn ra điều kiện đem theo thân mẫu (cụ bà Ngô Đình Khả). Sau đó, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra chỉ thị Lãnh sự quán Hoa Kỳ (ở Huế) không cho ông Cẩn tỵ nạn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
2. Vào Sài Gòn
10 giờ 45 sáng ngày 05/11, tướng Trí được lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng đưa ông Cẩn về Sài Gòn cùng với cụ bà Ngô Đình Khả (thân mẫu ông Cẩn).
Ông Lãnh sự Helble kể lại: “Tôi được cho biết là sẽ đưa ông Cẩn ra khỏi nước…?”.
Tướng Trí, một người sĩ quan Mỹ và một số sĩ quan Việt nam Cộng hoà tháp tùng ông Cẩn và thân mẫu lên máy bay đi vào Sài Gòn. Hạ cánh Tân Sơn Nhứt, thay vì gặp một viên chức toà Đại sứ như đã hứa, nhưng nhân viên CIA Lucein Conein đón bắt ông Cẩn ngay và giao cho quân Cách mạng giam giữ tại khám đường Chí Hoà.
Trong lúc chiếc máy bay chở ông Cẩn đang bay, thì Đại sứ Lodge gọi về Washington báo tin là tướng Đôn hứa sẽ cho ông Cẩn được xử án một cách phân minh và công bằng, bởi vậy ông quyết định giao ông Cẩn cho phe Cách mạng. Ông CIA Lucein Conein kể là Đại sứ Lodge dặn: “Tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này và ông phải giải giao người trên phi cơ này cho quân Cách mạng”.
Ông Cẩn được nhốt trong khám Chí Hoà cho đến ngày 20/04/1964. Vào ngày này, ông Cẩn phải ra toà án Cách mạng. Ngồi ghế chánh án là đại tá Đặng Văn Quang. Luật sư bào chữa cho ông Cẩn là Võ Văn Quang.
Đại tá Đặng Văn Quang vốn là con đỡ đầu của thân mẫu đức cha Nguyễn Văn Thuận/chị ruột ông Cẩn). Nhân chứng tố cáo ông Cẩn là bà vợ của ông Nguyễn Đắc Phương. Ông Phương bị người của ông Cẩn xô té từ trên lầu cao trước đây.
Toà tuyên án tử hình ông Cẩn với đủ thứ tội như: thủ tiêu người ở Chín Hầm, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, buôn thuốc phiện, và làm thiệt hại kinh tế quốc gia. Trước toà, ông Cẩn nói: “Tôi quân sự không biết, hành chánh không biết, học tầm thường thì làm sao ra lệnh cho ai được”.
Bốn ngày sau khi tuyên án, ông Cẩn đệ đơn xin ân xá. Hai ngày sau đó, Quốc trưởng Dương Văn Minh bác đơn ân xá. Tướng Nguyễn Khánh, đại sứ Cabot Lodge có xin ân xá giùm nhưng không được chấp thuận.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
3. Ra pháp trường
Buổi sáng ngày ông Cẩn ra pháp trường, con gái bà Ấm (cháu gọi ông Cẩn bằng cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm với sự hiện diện của nhân viên coi tù. Chị giơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là 5 giờ chiều sẽ bị xử tử). Ông Cẩn khẽ gật đầu. Còn cô cháu gái thì khóc lóc lu bù, và không tiếc lời nguyền rủa những ai phản phúc với ông Cẩn. Ông Cẩn thì vẫn điềm đạm nói với cô cháu gái: “Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có ngày như thế này”.
Buổi chiều khoảng 5 giờ, các viên chức đã có mặt đầy đủ gồm có đại tá Trang Văn Chính, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, trung tá Nguyễn Văn Đức, Uỷ viên Chính phủ, luật sư Võ Văn Quang, bà Ấm, chị ruột của ông Cẩn và các viên chức cấp thấp cùng một tiểu đội hành quyết.
Tại trại giam Chí Hoà, người ra bắt đầu đưa ông Cẩn ra pháp trường. Các nhân viên trại giam phải xóc hai vai dẫn ông đi vì ông Cẩn đi đứng không nổi (do bị bệnh sưng khớp, người ông gần như bị tê liệt). Ông cố gắng bình thản nói với chị ông và các cháu (trong đó có bà Trần Trung Dung): “Không việc gì phải khóc lóc hay chửi rủa ai. Cứ cầu nguyện cho người ta. Cậu làm chính trị thì đã nghĩ đến ngày phải như thế này”.
Đại tá Chính và mấy người khác lên tiếng chào ông. Ông Cẩn cúi đầu đáp lễ: “Xin chào các ngài”. Khi bị trói vào cột giữa sân bóng đá của khám Chí Hoà, ông vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Ông đứng hơi nhón gót, mặc áo dài đen, mặc quần trắng, và đeo kiếng trắng. Rồi ông từ chối bị bịt mắt. Nhưng trung tá Đức, uỷ viên Chính phủ, nói: “Đây là luật lệ bắt buộc như vậy”. Ông Cẩn đành chịu, ông cũng không quên lên tiếng xin mọi người tha thứ cho ông. Cha Thính, nhà dòng Cứu Thế đã đọc kinh lạy cha cứu rỗi linh hồn ông Ngô Đình Cẩn “Xin cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ. Và tha tội chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”. Luật sư Võ Văn Quang cũng tiến đến nói vài lời tiễn biệt cuối cùng và xin ông Cẩn cặp kiếng để làm kỷ niệm.
Không khí thật trầm buồn và căng thẳng trong nỗi thê lương. Tiểu đội hành quyết (đứng cách khoảng 15 mét) được lệnh lên đạn sẵn sàng. Tất cả mọi người đều ngấn lệ, nghẹn ngào giây phút tử biệt sinh ly. Rồi một loạt súng nổ, ông Cẩn đã trở về cõi thiên cổ!
Đầu ông gục xuống, lắc lư, máu ở ngục tuôn ra xối xả làm ướt chiếc quần trắng. Một đại uý xạ thủ tới rút súng Colt bắn vào đầu ông Cẩn phát súng ân huệ. Sau đó, xác ông Cẩn được tháo dây trói, phủ tấm vải trắng và đặt trên băng ca để khiêng trở lại khám đường. Người chị ông (bà Ấm) khóc rưng rức khi đi theo đoàn nhân viên coi tù khiêng băng ca. Nhìn tấm vải trắng loang lổ đầy máu, bà lại càng chảy nước mắt giàn giụa trên hai gò má!
Ông Ngô Đình Cẩn (Báo chí VNCH thời sau gọi ông là Lãnh Chúa Miền Trung hay Bạo Chúa Miền Trung) bị xử tử ngày 9 tháng 5 năm 1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật giáo tại Huế. Xác ông được gia đình ông bà Trần Trung Dung đem về chôn ở nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế (Chùa Phổ Quang cạnh Bộ Tổng Tham Mưu) với sự đồng ý của thượng toạ Thích Trí Dũng, trụ trì chùa này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Vụ xử bắn Ngô Đình Cẩn
Trong lịch sử Khám Chí Hoà từ khi xây dựng cho tới năm 1975 đã có hai vụ xử bắn được thực hiện ngay trong khuôn viên khám. Vụ thứ nhất là xử bắn Ngô Đình Cẩn, em ruột Ngô Đình Diệm và vụ thứ hai là xử bắn anh Nguyễn Văn Trỗi. Từ trước đến nay cũng đã có nhiều người kể về hai vụ xử bắn này. Tuy nhiên, việc “tam sao thất bản” là điều thường xảy ra bởi có những người không hề có mặt trong hai buổi thi hành đó mà chỉ được nghe kể nên đã tường thuật lại theo lời người khác, cộng với những suy diễn chủ quan của mình.
Chúng tôi đã gặp may khi tìm được một người đã có mặt trong hai vụ hành quyết đó. Ông chẳng phải là ai xa lạ, mà là một cộng tác viên tích cực của Chuyên đề ANTG từ 13 năm nay với bút danh Lý Nhân. Ông tên thật là Phan Kim Thịnh và là một ký giả không nổi tiếng ở Sài Gòn vào những năm 60 của thế kỷ trước, về những bài báo nhưng lại nổi tiếng là một ông chủ nhiệm tới 5 tờ báo.
Nói về nghề báo của mình, ông Lý Nhân cười hà hà (mà sao ông có nụ cười sảng khoái trẻ trung đến thế, mặc dù năm nay ông đã 73 tuổi): “Ngày đấy chúng tôi làm báo láu cá lắm. Tôi tiếng là chủ bút 5 tờ báo: Tạp chí Văn học; Tạp chí Nhân văn, Báo Mới, Bưu Hoa; và còn là Giám đốc Nhà xuất bản Văn học nhưng những tờ báo mới như tờ Bưu Hoa, Tạp chí Nhân văn mỗi số in không quá 1.000 tờ, nhưng lại móc với công nhân nhà in, khai khống số lượng để rồi mang hoá đơn đó đi mua giấy từ Bộ Thông tin rồi đem bán giấy... Có vậy mới đủ tiền nuôi Nhà xuất bản Văn học và Tạp chí Văn học”.
Khi tôi hỏi ông Nhân về hai vụ tử hình Ngô Đình Cẩn và Nguyễn Văn Trỗi thì ông nói với vẻ ngậm ngùi: “Đúng là tôi được dự hai buổi ấy từ đầu tới cuối và đồng thời cũng có rất nhiều tư liệu, tôi còn lưu giữ được khá nhiều ảnh... Thật ra, loại phóng viên như tôi không bao giờ được Bộ Thông tin Sài Gòn thời ấy cho phép dự những sự kiện quan trọng, nhưng tôi có người anh rể phụ trách lễ tân ở Phủ tổng thống cho nên tôi thường có giấy tới những nơi xảy ra việc lớn. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in buổi xử bắn anh Nguyễn Văn Trỗi và trong thâm tâm tôi luôn kính trọng, khâm phục người anh hùng ấy.
Rồi ông kể cho chúng tôi nghe về vụ xử bắn Ngô Đình Cẩn.
Nhưng trước hết để bạn đọc hiểu rõ thêm những sự việc diễn ra trước đó chúng tôi sẽ cung cấp những tư liệu liên quan đến việc vì sao Ngô Đình Cẩn phải bị tử hình.
Ngày 1/11/1963, một nhóm tướng tá quân đội của chế độ Ngô Đình Diệm được sự xúi giục, giật dây của Mỹ đã làm đảo chính và hạ sát Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Còn Ngô Đình Cẩn lúc đó đang ở Huế, nghe tin hai anh đã bị đảo chính và bị bắt nên chạy trốn vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế.
Trưa ngày 2/11, tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn 1, Vùng 1 chiến thuật từ Đà Nẵng bay ra Huế gặp Ngô Đình Cẩn và thề sống thề chết sẽ đảm bảo tính mạng cho Cẩn. Vì tin lời Đỗ Cao Trí, Ngô Đình Cẩn đã bảo đại uý cận vệ Nguyễn Văn Minh về nhà lấy một túi lớn đựng 24 kg vàng và một valy trong đó có nhiều đôla và đồ trang sức giao cho tướng Trí. Đỗ Cao Trí nhận hai túi trên rồi bay về Đà Nẵng để chờ lệnh từ Sài Gòn.
Trưa ngày 3/11, Lãnh sự Mỹ tại Huế R. Helble và Phó lãnh sự Mullen tới nhà Cẩn gặp đại uý Minh và nhờ Minh thông báo rằng, họ mời Ngô Đình Cẩn tới lánh nạn để bảo toàn tính mạng. Được thông báo lại, Cẩn suy nghĩ lắm bởi vì Cẩn không nỡ bỏ mẹ già ở lại một mình. Cũng phải nói thêm rằng, Ngô Đình Cẩn tuy là người cực kỳ tàn ác, thâm hiểm đối với những người theo cách mạng, nhưng lại là người chí hiếu đối với mẹ, chính vì thế mà việc trông nom mẹ ở Huế được Diệm - Nhu giao cho Cẩn.
Nhưng hai viên lãnh sự Mỹ cũng thề thốt là sẽ đảm bảo an toàn cho Cẩn, nghe bùi tai Ngô Đình Cẩn đã đến Toà Tổng lãnh sự Mỹ lánh nạn. Nhưng ngày hôm sau, Lãnh sự Mỹ trở mặt và giao Cẩn cho Đỗ Cao Trí áp giải vào Sài Gòn. Người ra đón Cẩn tại sân bay chính là viên sĩ quan CIA nổi tiếng Lucien Conein. Và Conein giao Cẩn cho đám an ninh quân đội của Dương Văn Minh. Ngô Đình Cẩn bị đưa ngay vào Khám Chí Hoà.
Tại Khám Chí Hoà, Cẩn bị đưa vào chế độ biệt giam và bị đối xử khá tàn tệ. Tuy không bị tra tấn, đánh đập nhưng ăn uống tồi tệ, nên bệnh tiểu đường và bệnh viêm khớp xương tái phát. Thêm vào đó cộng với việc Cẩn thương nhớ mẹ già không người chăm sóc, thương hai anh đã bị hạ sát một cách dã man nên bệnh đã nặng lại càng nặng thêm. Hầu như Ngô Đình Cẩn không thể đi lại được, những thứ tiếp tế ở ngoài vào cho Cẩn thường chỉ có trầu cau là được nhận, còn đồ ăn, thức uống mười phần bị vứt đi chín, nhiều lúc Ngô Đình Cẩn bị ngất lịm tưởng chết luôn trong Khám Chí Hoà.
Ngày 30/1/1964, tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm lại làm một cuộc đảo chính và bắt giam các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân. Cuộc đảo chính không hề có một tiếng súng nhưng lại có một người chết đó là đại uý Nguyễn Văn Nhung, người đã dùng dao đâm chết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trong xe bọc thép. Nhung bị chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi treo cổ ngay trong trại lính dù Hoàng Hoa Thám. Và tất nhiên cái chết của Nhung được thông báo rằng “do lo sợ bị trừng phạt nên đã treo cổ tự tử”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Làm đảo chính xong, Nguyễn Khánh tự xưng là Chủ tịch Hội đồng quân đội cách mạng, kiêm Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam Cộng hoà và kiêm luôn chức Thủ tướng chính phủ. Ngay sau khi nắm quyền, Khánh cho thiết lập Toà án quân sự đặc biệt đem Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn ra xét xử. Phan Quang Đông là cánh tay đắc lực của Ngô Đình Cẩn, được giao nhiệm vụ phụ trách tình báo, bắt giam và thủ tiêu các cán bộ Cộng-sản và kể cả những người đối lập. Phiên toà xử Phan Quang Đông diễn ra 3 ngày tại Huế, và ngày 28/3/1964, Đông bị kết án tử hình, bị tịch thu toàn bộ tài sản và bồi thường 18 triệu đồng cho các nạn nhân bị hắn sát hại.
Trung tuần tháng 4/1964 thì Toà án quân sự đặc biệt mở phiên toà xét xử Ngô Đình Cẩn tại Huế. Mặc dù trời mưa, nhưng từ 7h sáng trước cửa toà án đã có hàng ngàn người đứng chật cả sân để xem toà xét xử như thế nào. Ông Lý Nhân (tức Phan Kim Thịnh) cũng là người có mặt từ phút đầu tiên trong số gần 40 nhà báo trong và ngoài nước được cấp giấy theo dõi phiên toà. Mọi người hồi hộp chờ đợi và hầu hết đều mong giây phút “hung thần miền Trung” xuất hiện nhưng chẳng thấy gì cả.
Mãi đến 9h mới nghe tiếng ông chánh thẩm truyền lệnh giải bị cáo Ngô Đình Cẩn ra toà. Và ngay lập tức phía ngoài ầm lên tiếng hô “Đả đảo hung thần Ngô Đình Cẩn”. Nhưng cũng chẳng thấy Ngô Đình Cẩn xuất hiện, thế rồi có viên sĩ quan đến nói nhỏ vào tai ông chánh thẩm... Ông chánh thẩm ngồi im lặng hồi lâu rồi tuyên bố toà vào phòng để nghị án. Và nửa giờ sau mọi người nhận được thông báo là toà đình xử án. Hoá ra sau mới biết, chính quyền Nguyễn Khánh thay đổi quyết định đưa Ngô Đình Cẩn về xét xử tại Sài Gòn.
Ngày 16/4/1964, từ lúc 7h30’, dân chúng đã đứng dày đặc trước cửa toà án nằm trên đường Công Lý (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Khoảng 8h thì đoàn xe cảnh sát đi môtô hộ tống một chiếc xe chở tù nhân tới, dân chúng ở ngoài hô “Đả đảo Ngô Đình Cẩn” rền vang. Xe chở tù áp sát vào cửa toà án, và Ngô Đình Cẩn mặc quần áo bà ba trắng được hai hiến binh dìu vì Cẩn không đi được.
Phiên toà xét xử Ngô Đình Cẩn hôm đó gồm những người sau đây: Lê Văn Thu, Chánh thẩm; đại tá Nguyễn Văn Chuân, đại tá Đặng Văn Quang, đại tá Trương Văn Chương và trung tá Dương Hiếu Nghĩa là phụ thẩm. Phụ thẩm nhân dân gồm có: Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Sửu và Bùi Văn Nhu. Trưởng lý là Nguyễn Văn Đức; Lục sự là Nguyễn Văn Tâm và luật sư bào chữa cho Ngô Đình Cẩn là Võ Văn Quan.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Ngô Đình Cẩn không đứng được nên được toà cho ngồi trước vành móng ngựa. Kể ra tướng Nguyễn Khánh cũng là kẻ khá thâm nên đã đưa những người mà trước đây đã từng ra luồn vào cúi Ngô Đình Cẩn, chịu ơn mưa móc gia đình họ Ngô như Đặng Văn Quang tham gia phiên toà xét xử. Trưởng lý Nguyễn Văn Đức đã buộc tội Cẩn là ra lệnh cho các công an viên bắt cóc, tống tiền thủ tiêu nạn nhân...
Còn trong bài bào chữa của mình, luật sư Quan yêu cầu phải đưa ra những hồ sơ, công văn chứng minh rằng Ngô Đình Cẩn đã chỉ huy đội ngũ tay chân thực hiện những vụ tàn sát người vô tội. Với một số người được gọi ra toà với tư cách nhân chứng thì ông luật sư Quan nói thẳng thừng: “Những người được gọi là nhân chứng đây, họ là ai? Họ là những nhân viên công an bị dính líu trong vụ bắt gián điệp Pháp. Rồi để chạy tội cho chính mình, dĩ nhiên họ phải đổ lỗi cho sự quyền uy của anh em tổng thống, và họ đã phải làm những gì họ đã làm để tránh cho được bản án... Mấy nhân chứng này là những người tráo trở, lật lọng quý toà không thể tin vào lời nói của họ được, họ đã từng khúm núm xưng con với người đang bị xét xử đây, họ đã từng nịnh bợ đủ cách để xin xỏ ân huệ. Ngày xưa họ luồn cúi bao nhiêu thì sau cuộc đảo chính họ càng a dua mạt sát, chà đạp những người cũ để mong khoả lấp quá khứ gian nịnh và lập công với chế độ mới…”..
Rồi luật sư Quan cảm thán: “Âu cũng là thói đời đen bạc, lắm kẻ đua nhau phù thịnh, mấy ai đã dám phù suy... sự bội nghĩa của họ tồi tệ đến nỗi khiến họ mặc cảm đối với bị cáo. Trong phòng xử này mỗi lần chạm phải cái nhìn hờn trách của ông Cẩn, họ đã phải hổ thẹn, quay mặt đi chỗ khác. Vậy lời khai của những người gọi là nhân chứng này, lời khai của những người tráo trở, vong ân, bội nghĩa muốn đổ trách nhiệm cho ông Cẩn để mong thoát khỏi số phận như của Phan Quang Đông - lời khai đó có tin được hay không? Hỏi tức là trả lời. Tóm lại với danh vị cố vấn chỉ đạo, ông Cẩn chỉ có quyền cho ý kiến về đường lối chính trị. Và đó chỉ là ý kiến, không có hiệu lực ràng buộc gì hết. Do đó, nếu chủ trương như ông Ủy viên chính phủ đã nói rằng, ông Cẩn ra lệnh cho công an viên bắt bớ, giam cầm, tra tấn, tống tiền, bức tử nạn nhân tức là đi ngược lại văn từ phân minh…”.. Rồi luật sư xin quý toà tuyên tha bổng cho bị can.
Tuy nhiên, khi ra ngoài phiên toà, luật sư Quan nói với các nhà báo rằng: “Tôi thừa biết không bao giờ có một bản án tha cho Ngô Đình Cẩn”. Còn Ngô Đình Cẩn khi được nói trước toà lần cuối đã thong thả khẳng định rằng mình vô tội, vì mình không có quyền để ra lệnh cho các công an viên làm những việc phi pháp. Ngô Đình Cẩn không van xin cầu khẩn nửa lời. Phiên toà hôm đó xét xử từ sớm cho đến đêm khuya đã tuyên án xử tử Ngô Đình Cẩn. Khi toà tuyên án xong, hai cảnh sát xốc nách đưa ông Cẩn ra xe về Khám Chí Hoà. Trước khi lên xe ông Cẩn còn ngoái lại nhìn luật sư Quan như muốn nói lời cảm ơn.
Ngay hôm sau, luật sư Quan đã làm một đơn xin ân xá mang vào Khám Chí Hoà cho ông Cẩn, vì luật sư nghĩ rằng còn nước thì cứ tát. Sau này, luật sư Quan thuật lại cuộc gặp gỡ với Ngô Đình Cẩn như sau: “Khi nói chuyện với tôi, ông Cẩn vẫn bình tĩnh. Ông nắm tay tôi và nói rằng, tôi không ngờ luật sư biết trước rằng sẽ thua mà vẫn tận tâm và can trường biện hộ cho tôi suốt mấy tiếng đồng hồ. Cám ơn luật sư lắm. Luật sư đã nói giùm tôi sự tức giận của tôi đối với bọn vong ân phản phúc, như vậy tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”.
Ngô Đình Cẩn đọc lại lá đơn xin ân xá do luật sư Quan thảo và dứt khoát không chịu ký vì biết cũng vô ích mà thôi. Nhưng luật sư Quan để hoàn thành nhiệm vụ biện hộ của một luật sư cho thân chủ đã cố gắng thuyết phục Ngô Đình Cẩn ký vào lá đơn
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,126
Động cơ
491,314 Mã lực
Nơi ở
VTC1
3. Ra pháp trường
Buổi sáng ngày ông Cẩn ra pháp trường, con gái bà Ấm (cháu gọi ông Cẩn bằng cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm với sự hiện diện của nhân viên coi tù. Chị giơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là 5 giờ chiều sẽ bị xử tử). Ông Cẩn khẽ gật đầu. Còn cô cháu gái thì khóc lóc lu bù, và không tiếc lời nguyền rủa những ai phản phúc với ông Cẩn. Ông Cẩn thì vẫn điềm đạm nói với cô cháu gái: “Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có ngày như thế này”.
Buổi chiều khoảng 5 giờ, các viên chức đã có mặt đầy đủ gồm có đại tá Trang Văn Chính, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, trung tá Nguyễn Văn Đức, Uỷ viên Chính phủ, luật sư Võ Văn Quang, bà Ấm, chị ruột của ông Cẩn và các viên chức cấp thấp cùng một tiểu đội hành quyết.
Tại trại giam Chí Hoà, người ra bắt đầu đưa ông Cẩn ra pháp trường. Các nhân viên trại giam phải xóc hai vai dẫn ông đi vì ông Cẩn đi đứng không nổi (do bị bệnh sưng khớp, người ông gần như bị tê liệt). Ông cố gắng bình thản nói với chị ông và các cháu (trong đó có bà Trần Trung Dung): “Không việc gì phải khóc lóc hay chửi rủa ai. Cứ cầu nguyện cho người ta. Cậu làm chính trị thì đã nghĩ đến ngày phải như thế này”.
Đại tá Chính và mấy người khác lên tiếng chào ông. Ông Cẩn cúi đầu đáp lễ: “Xin chào các ngài”. Khi bị trói vào cột giữa sân bóng đá của khám Chí Hoà, ông vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Ông đứng hơi nhón gót, mặc áo dài đen, mặc quần trắng, và đeo kiếng trắng. Rồi ông từ chối bị bịt mắt. Nhưng trung tá Đức, uỷ viên Chính phủ, nói: “Đây là luật lệ bắt buộc như vậy”. Ông Cẩn đành chịu, ông cũng không quên lên tiếng xin mọi người tha thứ cho ông. Cha Thính, nhà dòng Cứu Thế đã đọc kinh lạy cha cứu rỗi linh hồn ông Ngô Đình Cẩn “Xin cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ. Và tha tội chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”. Luật sư Võ Văn Quang cũng tiến đến nói vài lời tiễn biệt cuối cùng và xin ông Cẩn cặp kiếng để làm kỷ niệm.
Không khí thật trầm buồn và căng thẳng trong nỗi thê lương. Tiểu đội hành quyết (đứng cách khoảng 15 mét) được lệnh lên đạn sẵn sàng. Tất cả mọi người đều ngấn lệ, nghẹn ngào giây phút tử biệt sinh ly. Rồi một loạt súng nổ, ông Cẩn đã trở về cõi thiên cổ!
Đầu ông gục xuống, lắc lư, máu ở ngục tuôn ra xối xả làm ướt chiếc quần trắng. Một đại uý xạ thủ tới rút súng Colt bắn vào đầu ông Cẩn phát súng ân huệ. Sau đó, xác ông Cẩn được tháo dây trói, phủ tấm vải trắng và đặt trên băng ca để khiêng trở lại khám đường. Người chị ông (bà Ấm) khóc rưng rức khi đi theo đoàn nhân viên coi tù khiêng băng ca. Nhìn tấm vải trắng loang lổ đầy máu, bà lại càng chảy nước mắt giàn giụa trên hai gò má!
Ông Ngô Đình Cẩn (Báo chí VNCH thời sau gọi ông là Lãnh Chúa Miền Trung hay Bạo Chúa Miền Trung) bị xử tử ngày 9 tháng 5 năm 1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật giáo tại Huế. Xác ông được gia đình ông bà Trần Trung Dung đem về chôn ở nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế (Chùa Phổ Quang cạnh Bộ Tổng Tham Mưu) với sự đồng ý của thượng toạ Thích Trí Dũng, trụ trì chùa này.
Oái oăm phết nhỉ. Ông Cẩn đàn áp Phật Giáo nhưng khi chết lại nương nhờ cửa Phật!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ “quốc phục” Việt Nam. Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế.
Ngày hôm sau, đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã được chuyển đến tướng Dương Văn Minh là Quốc trưởng. Rồi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá cho tử tội Ngô Đình Cẩn với lý do là Cẩn đang bị bệnh rất nặng, ngày sống chỉ đếm được trên đầu ngón tay cho nên không cần thiết phải hành quyết Cẩn. Nhưng tất cả đều bị Dương Văn Minh bác thẳng thừng.
Tòa án báo cho thân nhân của gia đình Ngô Đình Cẩn là bà Ngô Đình Thị Hiệp, bà Ngô Đình Thị Hoàng (thường gọi là bà cả Lễ…) là đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã bị Quốc trưởng bác bỏ. Ngô Đình Cẩn sẽ bị hành quyết vào lúc 17h ngày 9/5/1964 tại Khám Chí Hòa.
Trước làn sóng phản đối việc kết án tử hình Ngô Đình Cẩn ngày càng lan rộng trong giáo dân, chính quyền Dương Văn Minh - Nguyễn Khánh quyết thi hành án sớm.
Tại Sài Gòn, ngày giờ xử bắn Ngô Đình Cẩn được giữ rất kín. Có hai người được biết trước là luật sư Võ Văn Quan và linh mục Jean Baptiste Lê Văn Thí.
Ngày 8/5, linh mục Thí được vào gặp Ngô Đình Cẩn để làm lễ rước mình Thánh Chúa an ủi người sắp chết. Khi ông Thí vừa vào, chào hỏi xong thì Ngô Đình Cẩn đã hỏi ngay: “Ngày mai, họ đem con đi bắn phải không cha?”. Linh mục Thí im lặng và khẽ gật đầu rồi hỏi lại: “Cậu có sợ không?”. Ngô Đình Cẩn gượng cười, trả lời khá bình thản: “Con không sợ chút mô hết cha à!”.
Linh mục Thí hỏi tiếp: “Cậu có tha thứ cho những người đã làm khổ cậu và gia đình cậu không?”. Ngô Đình Cẩn nói lớn, và rành rẽ: “Con tha thứ”. Rồi Cẩn nói tiếp: “Con cũng mang tên Thánh là Jean Baptiste và cha cũng mang tên Thánh Jean Baptiste. Xin cha nhớ cầu nguyện cho con sớm lên Thiên đàng chầu Chúa và xin mọi người có đạo chứng kiến con chịu chết, xin đọc cho con một kinh lạy cha “Xin cho chúng tôi hàng ngày đủ dùng và tha tội cho chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”.
(Ngô Đình Cẩn là con út trong nhà nên hay được gọi là cậu Cẩn. Sau này khi Ngô Đình Diệm giành được quyền lực thì Ngô Đình Cẩn cũng được coi là nhân vật cực kỳ thế lực ở khu vực miền Trung, cho nên ai đến với Cẩn cũng không dám gọi tên mà chỉ gọi là ông Cậu).
Hôm sau, 10h trưa ngày 9/5, luật sư Võ Văn Quan vào thăm Ngô Đình Cẩn lần cuối cùng. Sau này, ông Quan kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: “Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: “Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết”.
Khi gặp luật sư Quan, ông Cẩn cũng vẫn tỏ thái độ bình thản. Ông Quan cũng không hề biết là chính Ngô Đình Cẩn cũng đã biết rõ ngày giờ thi hành án. Lúc đầu, hai bên chỉ nói chuyện có tính chất xã giao nhưng rồi đột nhiên ông Cẩn tâm sự về thân thế của ông và tiết lộ một số câu chuyện bí mật. Lời nói của ông như là một sự trăng trối khiến luật sư Quan giật mình và thầm nghĩ: “Có lẽ ông Cẩn biết rồi”.
Rồi Ngô Đình Cẩn chuyển sang giãi bày những thủ đoạn chính trị của mình với giọng hùng hồn, hoạt bát, mạch lạc. Ngô Đình Cẩn cũng nhắc lại những cuộc tàn sát đẫm máu đối với những người Cộng-sản khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, và khẳng định làm chính trị thì phải chấp nhận thế thôi. Khi nói đến việc đàn áp những người Cộng-sản, Ngô Đình Cẩn ngẩng cao đầu, mắt sáng long lanh, mặt đỏ bừng và nói như đếm từng tiếng.
Nhìn đồng hồ đã thấy gần 12h trưa, Ngô Đình Cẩn bảo: “Luật sư đưa cho tôi cái danh thiếp của ông”. Ông Quan ngạc nhiên không hiểu lúc này Ngô Đình Cẩn còn muốn có danh thiếp của mình để làm gì. Nhưng chiều ý, ông vẫn lấy danh thiếp đưa cho Ngô Đình Cẩn.
Ngô Đình Cẩn (9).jpg

Ngô Đình Cẩn (10).jpg

Ông Cẩn lấy bút viết vào phía sau danh thiếp: “Xin hết lòng đa tạ” và viết tên Ngô Đình Cẩn. Đưa lại danh thiếp cho luật sư, Ngô Đình Cẩn dịu giọng nói: “Tôi xin gửi lại chút này để cám ơn luật sư đã hết lòng biện hộ cho tôi”. Luật sư Quan bối rối: “Thật sự tôi có giúp được gì cho ông đâu, họ vẫn xử tối đa”. Ông Cẩn khẽ lắc đầu, gượng cười: “Vấn đề không phải ở đó. Viết mấy chữ này, tôi muốn tỏ lòng tri ân đối với người luật sư không từng quen biết, nhưng đã tận tình và can đảm nói lên giữa phiên tòa những gì tôi muốn nói”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Rồi Ngô Đình Cẩn lại bình tĩnh trò chuyện, lấy giấy cuốn thuốc lá theo kiểu sâu kèn, phì phèo hút, rồi lại têm trầu nhàn nhã nhai bỏm bẻm. Ông Quan đứng dậy cáo từ cố giữ nét mặt bình thường. Ngô Đình Cẩn bắt tay luật sư Quan rất chặt và rất lâu, đồng thời luồn bàn tay trái xuống gầm bàn, nhìn xuống đó ra hiệu. Ông Quan thấy bàn tay trái của Ngô Đình Cẩn xòe ra 5 ngón như thể báo hiệu rằng chiều nay vào lúc 5h ông sẽ bị hành quyết.
Sau này, mỗi khi nhớ lại vụ hành quyết Ngô Đình Cẩn, luật sư Quan vẫn tỏ thái độ kính trọng, khâm phục một con người biết cái chết đang đến với mình từng giờ, từng phút mà vẫn ngồi nói chuyện bình tĩnh hàng tiếng đồng hồ.
Cũng phải nói thêm rằng, sau ngày Ngô Đình Cẩn bị hành quyết đã có nhiều tin đồn rằng Ngô Đình Cẩn khi chết đi để lại rất nhiều của cải cho nhiều người thừa hưởng. Ngay chuyện Ngô Đình Cẩn bảo đại úy Nguyễn Văn Minh giao số vàng, đôla, kim loại quý cho tướng Đỗ Cao Trí giữ là “2 bao”… nhưng thực chất đó cũng chỉ là những lời đồn thổi vì chính đại úy Minh cũng không biết có bao nhiêu vàng và tướng Trí khi nhận túi vàng, valy tiền cũng không kiểm đếm.
Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà báo về sau thì số bất động sản do Ngô Đình Cẩn giao cho người khác đứng tên không phải là ít. Năm 1989, tướng ngụy quyền Trần Văn Đôn có viết cuốn hồi ký “Việt Nam nhân chứng”, và khi nói về cái chết của Ngô Đình Cẩn, ông ta viết như sau: “Vài tháng sau ngày chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có phái đại tá Lâm Văn Phát thông qua bà Trần Trung Dung và nhờ chuyển lời nói với ông Cẩn rằng, hãy chuyển số tiền 6 triệu USD mà ông Cẩn có trong một ngân hàng Thụy Sĩ cho tướng Nguyễn Khánh. Đổi lại tướng Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ đưa ông Cẩn đi Singapore. Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng ghi âm khi bà ấy vào khám hỏi ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, Ngô Đình Cẩn không chịu giao số tiền đó cho ông Khánh, rồi hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao cho. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy ngày sau, nhân dịp một vị linh mục vào làm lễ cho ông Cẩn, ông đã ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Giấy ủy quyền được để trong một cuốn kinh Thánh…”.
Như vậy, xem ra sự kiện Ngô Đình Cẩn có mấy triệu đôla là có thể tin được. Nhưng thực sự chuyện Ngô Đình Cẩn chuyển 6 triệu đôla cho nhà thờ cũng có thể rất khó xảy ra, bởi lẽ với một số tiền lớn như vậy không thể cầm tờ giấy ủy quyền có mấy chữ rồi ký tên cho người khác đi lĩnh, đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngay linh mục Lê Văn Thí cũng khẳng định là chẳng làm gì có số tiền đó.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,960 Mã lực
Các cụ ngày xưa công nhận giỏi thật, còn trẻ mà làm được nhiều việc lớn, như nhạc sĩ Văn Cao mới 17-18 tuổi đã sáng tác bài Thiên Thai...
Ngày xưa người giỏi được học hành bài bản ít, nên làm tướng trẻ chăng? bây giờ học đại học nhiều ra không có việc :) thêm bao nhiêu chức tướng mà vẫn không đủ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top