[Funland] 6 thiết bị 'ngốn' điện ngoài điều hòa

athanh66

Xe điện
Biển số
OF-518852
Ngày cấp bằng
29/6/17
Số km
3,255
Động cơ
212,036 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Website
chaogangviet.vn
6 thiết bị 'ngốn' điện ngoài điều hòa

Bình nóng lạnh, bếp điện từ, máy sấy quần áo hay máy tính để bàn là những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng trong gia đình.
Theo ước tính của chuyên gia, máy điều hòa là thiết bị tốn điện nhất trong mỗi gia đình tại Việt Nam, chiếm 30-70%. Một mẫu điều hòa công suất phổ thông 9.000 BTU hoạt động khoảng 9 tiếng mỗi ngày có thể tiêu thụ trung bình 200 số điện mỗi tháng. Con số cụ thể phụ thuộc loại máy, như có hoặc không Inverter cũng như điều kiện sử dụng thực tế.
Ngoài ra, một số thiết bị khác cũng có thể chiếm 40-50% điện năng tiêu thụ như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, bình thủy điện...
Bếp điện từ (85-190 số điện mỗi tháng)

Một mẫu bếp điện từ đôi. Ảnh: Bosch
Bếp điện từ ngày càng phổ biến khi thay thế cho bếp gas truyền thống. Bếp từ có loại bếp đơn với thiết kế nhỏ gọn, chủ yếu để các gia đình ăn món lẩu, trong khi loại bếp đôi hoặc ba được đặt cố định trong bếp.
Với mức trung bình sử dụng khoảng ba tiếng mỗi ngày, bếp đơn tiêu tốn 85-95 số điện còn bếp đôi là 170-190 số mỗi tháng. Mức cụ thể còn tùy thuộc công suất sử dụng và loại bếp.
Bình nóng lạnh (70-340 số điện mỗi tháng)

Bình nóng lạnh là một trong những thiết bị tiêu tốn điệu nhiều nhất trong gia đình. Ảnh: Tuấn Hưng
Bình nóng lạnh được sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền bắc do đặc thù khí hậu. Đa số gia đình sử dụng loại bình 20 lít, đủ cho từ 2-4 người sử dụng hàng ngày. Với những nhà có thói quen chỉ bật trước khi sử dụng, thời gian trung bình một tiếng mỗi ngày, mức tiêu thụ vào khoảng 70-80 số điện. Với các gia đình bật liên tục và sử dụng nhiều, mức tiêu thụ có thể lên tới 230-340 số điện, theo thống kê của EVN.
Bình thủy điện (40-100 số điện mỗi tháng)

Bình thủy điện tiêu thụ nhiều điện năng do cơ chế hoạt động đun đi đun lại nhiều lần. Ảnh: Panasonic
Bình thủy điện là thiết bị được nhiều gia đình tại Việt Nam sử dụng để lấy nước nóng hàng ngày. Bình có dung tích 4-6 lít, liên tục đun nước sôi và duy trì sau mỗi 6 tiếng hoặc theo ngưỡng nhiệt độ thấp nhất mà nhà sản xuất cài đặt. Đây là lý do bình này tiêu tốn điện. Công suất của bình khoảng 700-1.200 W tùy nhà sản xuất và dung tích. Nếu cắm liên tục và dùng khoảng 6-8 lít nước nóng mỗi ngày, bình có thể đạt 40-100 số điện mỗi tháng.
Máy sấy quần áo (75-140 số điện mỗi tháng)

Máy sấy quần áo loại bơm nhiệt sẽ ít gây tốn điện hơn. Ảnh: Tuấn Hưng
Máy sấy quần áo ngày càng phổ biến tại Việt Nam nhờ tiết kiệm thời gian, tiện dụng trong những ngày mưa hoặc thời tiết nồm ẩm. Với dòng phổ biến nhất là thông hơi hoặc ngưng tụ loại 8 kg, thời gian sử dụng từ 1-2 tiếng tùy chế độ, tiêu thụ điện năng 75-140 số điện mỗi tháng nếu dùng hàng ngày. Với dòng máy sấy cao cấp hơn là bơm nhiệt, điện năng tiêu thụ sẽ thấp hơn khá nhiều.
Máy tính để bàn (72-75 số điện mỗi tháng)

Một mẫu máy tính với màn hình cong. Ảnh: Lưu Quý
Máy tính để bàn là thiết bị công nghệ phổ biến tại nhiều gia đình với công suất phổ thông khoảng 35-450 W. Một số loại cấu hình cao công suất có thể lên tới 1.000 W. Mức tiêu thụ điện năng trung bình theo EVN cho máy tính để bàn mỗi tháng là khoảng hơn 70 số điện.
Tủ lạnh (10-75 số điện mỗi tháng)

Một mẫu tủ lạnh hai cánh dung tích gần 600 lít. Ảnh: Tuấn Hưng
Tủ là thiết bị không thế thiểu trong các gia đình và thường hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày. Với các dòng tủ mini dung tích dưới 100 lít, mức tiêu thụ điện năng khoảng 10-15 số điện mỗi tháng trong khi loại trung bình khoảng trên dưới 300 lít tốn 30-45 số điện và loại lớn trên 400 lít có thể tiêu thụ 50-75 số điện.
Hoài Anh
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,719
Động cơ
958,486 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Tốt nhất là không dùng điện sẽ không tốn điện ;))
Mua về mà không dùng thì mua làm qué gì.
Mấy thằng lờ báo viết như 4C
 

Marance

Xe điện
Biển số
OF-732755
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
2,171
Động cơ
107,797 Mã lực
Trong 6 loại tbi trên thì nhà em có mỗi bình nước tắm nóng lạnh, mấy thứ còn lại chưa có. Nhà em nghèo quá!😂
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
22,032
Động cơ
3,065,043 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về thời đồ đá đồ đồng là tiết kiệm dc khối tiền điện, góp phần dựng xây đất nước :))
 

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
951
Động cơ
146,767 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
6 thiết bị 'ngốn' điện ngoài điều hòa

Bình nóng lạnh, bếp điện từ, máy sấy quần áo hay máy tính để bàn là những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng trong gia đình.
Theo ước tính của chuyên gia, máy điều hòa là thiết bị tốn điện nhất trong mỗi gia đình tại Việt Nam, chiếm 30-70%. Một mẫu điều hòa công suất phổ thông 9.000 BTU hoạt động khoảng 9 tiếng mỗi ngày có thể tiêu thụ trung bình 200 số điện mỗi tháng. Con số cụ thể phụ thuộc loại máy, như có hoặc không Inverter cũng như điều kiện sử dụng thực tế.
Ngoài ra, một số thiết bị khác cũng có thể chiếm 40-50% điện năng tiêu thụ như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, bình thủy điện...
Bếp điện từ (85-190 số điện mỗi tháng)

Một mẫu bếp điện từ đôi. Ảnh: Bosch
Bếp điện từ ngày càng phổ biến khi thay thế cho bếp gas truyền thống. Bếp từ có loại bếp đơn với thiết kế nhỏ gọn, chủ yếu để các gia đình ăn món lẩu, trong khi loại bếp đôi hoặc ba được đặt cố định trong bếp.
Với mức trung bình sử dụng khoảng ba tiếng mỗi ngày, bếp đơn tiêu tốn 85-95 số điện còn bếp đôi là 170-190 số mỗi tháng. Mức cụ thể còn tùy thuộc công suất sử dụng và loại bếp.
Bình nóng lạnh (70-340 số điện mỗi tháng)

Bình nóng lạnh là một trong những thiết bị tiêu tốn điệu nhiều nhất trong gia đình. Ảnh: Tuấn Hưng
Bình nóng lạnh được sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền bắc do đặc thù khí hậu. Đa số gia đình sử dụng loại bình 20 lít, đủ cho từ 2-4 người sử dụng hàng ngày. Với những nhà có thói quen chỉ bật trước khi sử dụng, thời gian trung bình một tiếng mỗi ngày, mức tiêu thụ vào khoảng 70-80 số điện. Với các gia đình bật liên tục và sử dụng nhiều, mức tiêu thụ có thể lên tới 230-340 số điện, theo thống kê của EVN.
Bình thủy điện (40-100 số điện mỗi tháng)

Bình thủy điện tiêu thụ nhiều điện năng do cơ chế hoạt động đun đi đun lại nhiều lần. Ảnh: Panasonic
Bình thủy điện là thiết bị được nhiều gia đình tại Việt Nam sử dụng để lấy nước nóng hàng ngày. Bình có dung tích 4-6 lít, liên tục đun nước sôi và duy trì sau mỗi 6 tiếng hoặc theo ngưỡng nhiệt độ thấp nhất mà nhà sản xuất cài đặt. Đây là lý do bình này tiêu tốn điện. Công suất của bình khoảng 700-1.200 W tùy nhà sản xuất và dung tích. Nếu cắm liên tục và dùng khoảng 6-8 lít nước nóng mỗi ngày, bình có thể đạt 40-100 số điện mỗi tháng.
Máy sấy quần áo (75-140 số điện mỗi tháng)

Máy sấy quần áo loại bơm nhiệt sẽ ít gây tốn điện hơn. Ảnh: Tuấn Hưng
Máy sấy quần áo ngày càng phổ biến tại Việt Nam nhờ tiết kiệm thời gian, tiện dụng trong những ngày mưa hoặc thời tiết nồm ẩm. Với dòng phổ biến nhất là thông hơi hoặc ngưng tụ loại 8 kg, thời gian sử dụng từ 1-2 tiếng tùy chế độ, tiêu thụ điện năng 75-140 số điện mỗi tháng nếu dùng hàng ngày. Với dòng máy sấy cao cấp hơn là bơm nhiệt, điện năng tiêu thụ sẽ thấp hơn khá nhiều.
Máy tính để bàn (72-75 số điện mỗi tháng)

Một mẫu máy tính với màn hình cong. Ảnh: Lưu Quý
Máy tính để bàn là thiết bị công nghệ phổ biến tại nhiều gia đình với công suất phổ thông khoảng 35-450 W. Một số loại cấu hình cao công suất có thể lên tới 1.000 W. Mức tiêu thụ điện năng trung bình theo EVN cho máy tính để bàn mỗi tháng là khoảng hơn 70 số điện.
Tủ lạnh (10-75 số điện mỗi tháng)

Một mẫu tủ lạnh hai cánh dung tích gần 600 lít. Ảnh: Tuấn Hưng
Tủ là thiết bị không thế thiểu trong các gia đình và thường hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày. Với các dòng tủ mini dung tích dưới 100 lít, mức tiêu thụ điện năng khoảng 10-15 số điện mỗi tháng trong khi loại trung bình khoảng trên dưới 300 lít tốn 30-45 số điện và loại lớn trên 400 lít có thể tiêu thụ 50-75 số điện.
Hoài Anh
Tốn nhất em thấy chỉ có tủ lạnh cứ đều đều ngày 1-2 số. Hoặc là thời đại mới một số nhà có văn hóa đun nước nóng bất kể ngày đêm, đông hè. Ngoài ra còn tivi > 55 inches (nếu này xem quá 180 phút). Còn các thứ còn lại chả tốn mấy, không có tuổi so sánh với điều hòa. Trừ khi nhà nào suốt tháng hầm ninh.... thì ông bếp điện mới nhiều, chứ ngày chắc gì dùng được đến 2 tiếng?
Cả năm đều đều 150kWh, đến mấy tháng hè dùng điều hòa nhoằng cái lên mấy trăm số đủ biết cái gì mới là thiết bị ngốn điện :))
 

riverstrike

Xe hơi
Biển số
OF-411869
Ngày cấp bằng
21/3/16
Số km
127
Động cơ
227,486 Mã lực
Từ hồi dùng máy rửa bát, hoá đơn tiền điện nhà em lên rõ luôn :D Thây mà cũng kệ vì nó đỡ nhiều công sức cho mình quá.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
Bình nước nóng đâu có tốn điện nhiều đâu, dù công suất tiêu thụ điện lớn ( khoảng 1000 W) nhưng nó như cái bình đun nước siêu tốc thôi....Nó đun nước đến 1 nhiệt độ nào đó ( khoảng 40-60 độ C) thì rơ le nó nhảy, ngắt điện....chứ có đun cả 24h 1 ngày đâu ??? ơ kìa....:))
Bếp từ hay bếp điện hay bếp hồng ngoại....cũng tương tự, dù cs lớn....nhưng 1 ngày cũng chỉ dùng nó 3 lần thôi ( sáng, trưa, tối) ...cùng lắm dùng thêm vài lần nữa, với thời gian bật không dài. Có ai bật bếp được 24h trong 1 ngày đâu ...Ơ kìa :))
Tủ lạnh thì công suất TB khoảng 300W ( tùy tủ size to nhỏ khác nhau có cs tiêu thụ điện khác nhau, cũng có tủ loại to SBS có cs tiêu thụ điện max cỡ 400W....nhưng dùng inverter nên không phải là lức nào cũng "ăn" điện hết 400W đâu). Cắm cả 1 ngày 24h liên tục thì hết 0,3 x 24 = 7,2 KWh , tức là 7,2 số điện thôi. Tháng hết hơn 200 số điện.

Xét đi, đếm lại thì ĐH vẫn là thiết bị "ăn" điện nhiều nhất, vì nó có cs tiêu thụ điện lớn nhất, lại phải bật liên tục thời gian nhiều nhất vào mùa hè, TB các gia đình có ĐH phải bật ít nhất là 10h / 1 ngày vào mùa hè.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,023
Động cơ
28,132 Mã lực
Muốn sướng lại không muốn trả tiền điện thì quên đê.
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,246
Động cơ
514,959 Mã lực
Bình nước nóng đâu có tốn điện nhiều đâu, dù công suất tiêu thụ điện lớn ( khoảng 1000 W) nhưng nó như cái bình đun nước siêu tốc thôi....Nó đun nước đến 1 nhiệt độ nào đó ( khoảng 40-60 độ C) thì rơ le nó nhảy, ngắt điện....chứ có đun cả 24h 1 ngày đâu ??? ơ kìa....:))
Bếp từ hay bếp điện hay bếp hồng ngoại....cũng tương tự, dù cs lớn....nhưng 1 ngày cũng chỉ dùng nó 3 lần thôi ( sáng, trưa, tối) ...cùng lắm dùng thêm vài lần nữa, với thời gian bật không dài. Có ai bật bếp được 24h trong 1 ngày đâu ...Ơ kìa :))
Tủ lạnh thì công suất TB khoảng 300W ( tùy tủ size to nhỏ khác nhau có cs tiêu thụ điện khác nhau, cũng có tủ loại to SBS có cs tiêu thụ điện max cỡ 400W....nhưng dùng inverter nên không phải là lức nào cũng "ăn" điện hết 400W đâu). Cắm cả 1 ngày 24h liên tục thì hết 0,3 x 24 = 7,2 KWh , tức là 7,2 số điện thôi. Tháng hết hơn 200 số điện.

Xét đi, đếm lại thì ĐH vẫn là thiết bị "ăn" điện nhiều nhất, vì nó có cs tiêu thụ điện lớn nhất, lại phải bật liên tục thời gian nhiều nhất vào mùa hè, TB các gia đình có ĐH phải bật ít nhất là 10h / 1 ngày vào mùa hè.
E đồng ý với Cụ. Bình nước nóng (tắm) được trang bị vỏ bảo ôn, cách nhiệt tốt nên cũng ko có gì đáng ngại lắm. E ở miền Bắc, mùa đông để bình nước nóng gần như online luôn (trừ lúc vào tắm thì tạm ngắt aptomat để an toàn.
Cái đáng quan tâm là bình thủy (đun nước uống), E đã xếp xó nhiều năm rồi và chuyển sang dùng ấm siêu tốc rồi châm vào phích thủy tinh 1L để dùng, hết lại đun tiếp. Cảm thấy an toàn và cũng đỡ tốn điện hơn.
Ngoài ra, chỉ có máy điều hòa là ngốn nhiều, vì thời gian chạy cũng dài ở mức công suất lớn. Bằng chứng là hóa đơn điện mùa hè luôn to gấp 2-3 lần mùa đông.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
E đồng ý với Cụ. Bình nước nóng (tắm) được trang bị vỏ bảo ôn, cách nhiệt tốt nên cũng ko có gì đáng ngại lắm. E ở miền Bắc, mùa đông để bình nước nóng gần như online luôn (trừ lúc vào tắm thì tạm ngắt aptomat để an toàn.
Cái đáng quan tâm là bình thủy (đun nước uống), E đã xếp xó nhiều năm rồi và chuyển sang dùng ấm siêu tốc rồi châm vào phích thủy tinh 1L để dùng, hết lại đun tiếp. Cảm thấy an toàn và cũng đỡ tốn điện hơn.
Ngoài ra, chỉ có máy điều hòa là ngốn nhiều, vì thời gian chạy cũng dài ở mức công suất lớn. Bằng chứng là hóa đơn điện mùa hè luôn to gấp 2-3 lần mùa đông.
Ý cụ là cái cây nước nóng lạnh ?
1687926658559.png


Các cụ lưu ý, có 2 loại nhé...
Loại thứ 1, là loại dùng chip làm lạnh và làm nóng ....rất tốn ít điện không đáng kể. Vì loại này khi đủ nhiệt ( lanh, hoặc nóng ) thì nó tự ngắt, khi thiếu nhiệt (lạnh hoặc nóng) thì nó lại bật, chứ nó không bật toàn thời gian đâu.
Loại thứ 2 là loại dùng Block làm lạnh, dùng gas như tủ lạnh. Loại này cũng có rơ le tự ngắt khi đủ nhiệt ( lạnh và nóng), nhưng cũng không tốn điện bằng tủ lạnh đâu nhé. Tuy loại này tốn điện hơn loại thứ 1 nhiều, nhưng bền hơn.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,820
Động cơ
538,305 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Bình nóng lạnh tốn điện nhưng thời gian sử dụng lại ít, có khi cả ngày bật chưa đến 1h là đủ cả nhà dùng rồi nên so sánh với điều hòa chạy cả đêm, thậm chí cả ban ngày thì không tương xứng
 

cái dì cũng to

Xe điện
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
2,127
Động cơ
593,703 Mã lực
tủ lạnh xài đến năm thứ 4 thứ 5 mấy cai jong nó lão hóa bị hở . 1 ngày đá 4kw 5kw là chuyện thường nhé. bằng cái máy lạnh1.5 ngựa mở 8 tiếng rồi đấy
 

Alibama

Xe buýt
Biển số
OF-82827
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
792
Động cơ
45,760 Mã lực
Cụ nào đi ô tô điện, xe máy điện vào báo cáo
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
26,462
Động cơ
587,128 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Muốn cắt giảm tiền điện thì cái nên vứt chính là máy giặt , cứ giặt tay vừa đỡ tốn điện tốn nước mà còn tập thể dục :P
 

Cuonglv

Xe tăng
Biển số
OF-57665
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
1,916
Động cơ
460,016 Mã lực
Thiết bị chạy bằng điện thì nó sẽ tiêu tốn điện năng, nếu tiết kiệm điện thì đừng mua về để sử dụng nữa.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,550
Động cơ
209,688 Mã lực
E đồng ý với Cụ. Bình nước nóng (tắm) được trang bị vỏ bảo ôn, cách nhiệt tốt nên cũng ko có gì đáng ngại lắm. E ở miền Bắc, mùa đông để bình nước nóng gần như online luôn (trừ lúc vào tắm thì tạm ngắt aptomat để an toàn.
Cái đáng quan tâm là bình thủy (đun nước uống), E đã xếp xó nhiều năm rồi và chuyển sang dùng ấm siêu tốc rồi châm vào phích thủy tinh 1L để dùng, hết lại đun tiếp. Cảm thấy an toàn và cũng đỡ tốn điện hơn.
Ngoài ra, chỉ có máy điều hòa là ngốn nhiều, vì thời gian chạy cũng dài ở mức công suất lớn. Bằng chứng là hóa đơn điện mùa hè luôn to gấp 2-3 lần mùa đông.
Bác nhầm to.
Để em tính sơ nhé.
Nhà em trung bình 1 ngày xài 100l nước nóng để tắm (nhà em trong SG dùng bình mặt trời không dùng điện)
Nhiệt độ nước đầu ra ước tầm 60 độ. Như vậy nếu dùng điện phải tăng nhiệt độ nước từ 20 độ lên 60 độ là 40 độ C
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg (l)
Như vậy, lượng nhiệt cần đun 100l nước từ 20 độ lên 60 độ là 100x4200x40=16.8 tr J.
Giả sử hiệu suất nhiệt là 100%, thi cần 4.7Kwh / ngày = 140 kwh/tháng.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,550
Động cơ
209,688 Mã lực
Ý cụ là cái cây nước nóng lạnh ?
View attachment 7929897

Các cụ lưu ý, có 2 loại nhé...
Loại thứ 1, là loại dùng chip làm lạnh và làm nóng ....rất tốn ít điện không đáng kể. Vì loại này khi đủ nhiệt ( lanh, hoặc nóng ) thì nó tự ngắt, khi thiếu nhiệt (lạnh hoặc nóng) thì nó lại bật, chứ nó không bật toàn thời gian đâu.
Loại thứ 2 là loại dùng Block làm lạnh, dùng gas như tủ lạnh. Loại này cũng có rơ le tự ngắt khi đủ nhiệt ( lạnh và nóng), nhưng cũng không tốn điện bằng tủ lạnh đâu nhé. Tuy loại này tốn điện hơn loại thứ 1 nhiều, nhưng bền hơn.
Con chip nóng lạnh hiệu suất nhiệt kém xa cái block lạnh nhé bác.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
Bác nhầm to.
Để em tính sơ nhé.
Nhà em trung bình 1 ngày xài 100l nước nóng để tắm (nhà em trong SG dùng bình mặt trời không dùng điện)
Nhiệt độ nước đầu ra ước tầm 60 độ. Như vậy nếu dùng điện phải tăng nhiệt độ nước từ 20 độ lên 60 độ là 40 độ C
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg (l)
Như vậy, lượng nhiệt cần đun 100l nước từ 20 độ lên 60 độ là 100x4200x40=16.8 tr J.
Giả sử hiệu suất nhiệt là 100%, thi cần 4.7Kwh / ngày = 140 kwh/tháng.
Cụ tắm nước nóng 60 độ C cơ á ? Hay 60 độ F ?
Mà ở SG nhiệt độ nước ở tự nhiên là 20 độ C cơ á ? Nước dưới giếng sâu à cụ ?

Tôi tắm nước ấm 40 độ C là cảm thấy nóng lắm rồi. Nóng hơn nữa chịu ko nổi. :D
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
Nhà tôi dùng hết tất cả những thiết bị gia dụng mà Nhà báo nêu trong bài báo.
Nhà tôi, tủ lạnh, bình nước nóng, cây nước nóng bật 24/7, không bao giờ tắt, kể cả khi gia đình đi chơi.

Chỉ thấy mỗi ĐH là tốn điện nhất ( nhà tôi 4 ĐH các loại từ 9000 đến 24000 BTU). Tôi ở HN. Cứ vào mùa hè thì tiền điện phải tăng hơn khoảng 2 tr / tháng so với mùa Đông. ( TB ĐH bật 10h/ ngày).
Do vậy, tôi kết luận, chỉ có ĐH là tiêu tốn nhiều điện năng nhất. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top