[Funland] 6 thiết bị 'ngốn' điện ngoài điều hòa

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Cụ tắm nước nóng 60 độ C cơ á ? Hay 60 độ F ?
Mà ở SG nhiệt độ nước ở tự nhiên là 20 độ C cơ á ? Nước dưới giếng sâu à cụ ?

Tôi tắm nước ấm 40 độ C là cảm thấy nóng lắm rồi. Nóng hơn nữa chịu ko nổi. :D
Không rõ sao bác lại hỏi vậy.
60 độ là dùng để pha nước tắm.
Nhiệt độ nước bình thường thủy cục tầm 20-25 độ C
Giờ bác thích số nào cứ đưa lên đi, để em tính bài toán nhiệt, chứng tỏ cái bình nước nóng để tắm đốt rất nhiều điện
Mà có 2 loại bình nóng để tắm, bình trực tiếp và bình gián tiếp nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,175
Động cơ
515,094 Mã lực
Bác nhầm to.
Để em tính sơ nhé.
Nhà em trung bình 1 ngày xài 100l nước nóng để tắm (nhà em trong SG dùng bình mặt trời không dùng điện)
Nhiệt độ nước đầu ra ước tầm 60 độ. Như vậy nếu dùng điện phải tăng nhiệt độ nước từ 20 độ lên 60 độ là 40 độ C
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg (l)
Như vậy, lượng nhiệt cần đun 100l nước từ 20 độ lên 60 độ là 100x4200x40=16.8 tr J.
Giả sử hiệu suất nhiệt là 100%, thi cần 4.7Kwh / ngày = 140 kwh/tháng.
Có thể do nhà E ít người nên tiêu thụ nước nóng ko nhiều như Cụ tính toán. Nhưng vào mùa hè thì các phòng đều phải chạy máy lạnh nên tiền điện tăng ác liệt luôn.
Ý cụ là cái cây nước nóng lạnh ?
View attachment 7929897

Các cụ lưu ý, có 2 loại nhé...
Loại thứ 1, là loại dùng chip làm lạnh và làm nóng ....rất tốn ít điện không đáng kể. Vì loại này khi đủ nhiệt ( lanh, hoặc nóng ) thì nó tự ngắt, khi thiếu nhiệt (lạnh hoặc nóng) thì nó lại bật, chứ nó không bật toàn thời gian đâu.
Loại thứ 2 là loại dùng Block làm lạnh, dùng gas như tủ lạnh. Loại này cũng có rơ le tự ngắt khi đủ nhiệt ( lạnh và nóng), nhưng cũng không tốn điện bằng tủ lạnh đâu nhé. Tuy loại này tốn điện hơn loại thứ 1 nhiều, nhưng bền hơn.
Ý của E là cái phích điện đun nước như kiểu này Cụ ah:
Binh dun nuoc.jpg

Cái bình thủy (phích đun) điện này ko có vỏ bảo ôn cách nhiệt nên nó âm thầm tiêu điện để bù nhiệt cũng khá đấy các Cụ ah.
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Không rõ sao bác lại hỏi vậy.
60 độ là dùng để pha nước tắm.
Nhiệt độ nước bình thường thủy cục tầm 20-25 độ C
Giờ bác thích số nào cứ đưa lên đi, để em tính bài toán nhiệt, chứng tỏ cái bình nước nóng để tắm đốt rất nhiều điện
OK cụ.

Nhưng cụ xem lại cách tính toán.
Bình nước nóng không thể tiêu thụ 4,7 KWh ( tương đương 4,7 số điện / 1 ngày được. thế thì tương đương 1 cái tủ lạnh cỡ lớn bật 24h / ngày á ? :D
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,658
Động cơ
757,612 Mã lực
Tủ lạnh thì công suất TB khoảng 300W ( tùy tủ size to nhỏ khác nhau có cs tiêu thụ điện khác nhau, cũng có tủ loại to SBS có cs tiêu thụ điện max cỡ 400W....nhưng dùng inverter nên không phải là lức nào cũng "ăn" điện hết 400W đâu). Cắm cả 1 ngày 24h liên tục thì hết 0,3 x 24 = 7,2 KWh , tức là 7,2 số điện thôi. Tháng hết hơn 200 số điện.
cụ nói oan cho TỦ LẠNH rồi, 1 tháng cỡ 100kwh là cao
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Có thể do nhà E ít người nên tiêu thụ nước nóng ko nhiều như Cụ tính toán. Nhưng vào mùa hè thì các phòng đều phải chạy máy lạnh nên tiền điện tăng ác liệt luôn.

Ý của E là cái phích điện đun nước như kiểu này Cụ ah:
Binh dun nuoc.jpg
Phích điện này cũng đâu có tốn điện nhiều, nhà tôi cũng đang dùng mà.
Nó đun nước đến sôi, sau đó tự ngắt, nó giữ nhiệt như 1 cái phích.....được khá lâu. Khi nhiệt độ nước giảm xuống đến dưới 90 độ C thì Rơ le lại tự động bất, đun nước, đến khi sôi ....lại tắt.
Tôi cũng không để ý, nhưng ...chắc ngày hết vài số điện thôi.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,658
Động cơ
757,612 Mã lực
Bác nhầm to.
Để em tính sơ nhé.
Nhà em trung bình 1 ngày xài 100l nước nóng để tắm (nhà em trong SG dùng bình mặt trời không dùng điện)
Nhiệt độ nước đầu ra ước tầm 60 độ. Như vậy nếu dùng điện phải tăng nhiệt độ nước từ 20 độ lên 60 độ là 40 độ C
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg (l)
Như vậy, lượng nhiệt cần đun 100l nước từ 20 độ lên 60 độ là 100x4200x40=16.8 tr J.
Giả sử hiệu suất nhiệt là 100%, thi cần 4.7Kwh / ngày = 140 kwh/tháng.
Cụ tính cẩn thận nhưng quên mất là nước 60 độ kia còn pha với nước lạnh nên tỉ lệ dùng nước nóng là 1/3 lượng nước tắm thôi.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
cụ nói oan cho TỦ LẠNH rồi, 1 tháng cỡ 100kwh là cao
Tôi đang tính cái tủ lạnh công suất 300W, loại mono không inverter và loại tủ khá lớn tầm 600 lít đó cụ.

Chứ như tủ lạnh nhà tôi đang dùng 550 Lít, công suất tiêu thụ max có 170W, mà là loại Inverter, nên hiếm khi đạt cs max. Ngày hết có : 0,17 x 24 = 4,08 KWh ( tương đương Max 4,08 số điện) thôi. Thực tế chỉ hết khoảng 2 số điện, do máy nén điều khiển Inverter hoạt động rất tối ưu, rất hiếm khi tiêu thụ công suất MAX 170W.
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,175
Động cơ
515,094 Mã lực
Phích điện này cũng đâu có tốn điện nhiều, nhà tôi cũng đang dùng mà.
Nó đun nước đến sôi, sau đó tự ngắt, nó giữ nhiệt như 1 cái phích.....được khá lâu. Khi nhiệt độ nước giảm xuống đến dưới 90 độ C thì Rơ le lại tự động bất, đun nước, đến khi sôi ....lại tắt.
Tôi cũng không để ý, nhưng ...chắc ngày hết vài số điện thôi.
Vậy giờ Cụ thử quan tâm lại đến nó xem sao? E nghĩ rằng nó sẽ tốn hơn so với cách đun bằng ấm thường rồi tích vào phích theo kiểu truyền thống ngày xưa. Hơn nữa, vì nhà E hay đi vắng trong ngày, nên ko dùng nó cũng cảm thấy an toàn (cháy, nổ...) hơn...
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
OK cụ.

Nhưng cụ xem lại cách tính toán.
Bình nước nóng không thể tiêu thụ 4,7 KWh ( tương đương 4,7 số điện / 1 ngày được. thế thì tương đương 1 cái tủ lạnh cỡ TB bật 24h / ngày á ? :D
Nó đốt nhiêu điện thì lại phụ thuộc bác xài nhiêu nước nóng, khoảng nhiệt độ để gia nhiệt.
1kwh điện sinh ra nhiệt 3.6tr J (hiệu suất 100%), tương đương tăng nhiệt 60l nước thêm 15 độ C (tầm từ 25 độ lên 40 độ để tắm).
Bác tăm bao nhiêu cái 60l đó thì sẽ ra bấy nhiêu kwh.
Đây là lượng nước trung bình 1 lần tắm. Nhà bác 4 người thì cũng hòm hòm 4kwh rồi
1687938312020.png
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,365
Động cơ
80,547 Mã lực
Nhà em có 6 loại trên, gần như không bao giờ tắt trừ bếp từ. thì tháng hết 400k tiền điện (thêm phần chiêu sáng+ ti vi... khoảng 150k nữa.)
Vào mùa hè thì tháng hết 700k-1tr cho điều hòa, mặc dù rất tuân thủ tiết kiệm điện, không bật dưới 27 độ vào buổi trưa, 29 dộ vào buổi tối
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,175
Động cơ
515,094 Mã lực
Không rõ sao bác lại hỏi vậy.
60 độ là dùng để pha nước tắm.
Nhiệt độ nước bình thường thủy cục tầm 20-25 độ C
Giờ bác thích số nào cứ đưa lên đi, để em tính bài toán nhiệt, chứng tỏ cái bình nước nóng để tắm đốt rất nhiều điện
Mà có 2 loại bình nóng để tắm, bình trực tiếp và bình gián tiếp nhé
Cái bình đun trực tiếp nó bé con con nhưng công suất lớn gấp 2-3 lần cái bình to. Thêm nữa vì lý do an toàn (dù đã được thiết kế/tính toán...) bảo vệ rồi nhưng E vẫn cảm giác ghê ghê, và ko dám chơi Cụ ạ. Hơn nữa, đủ 1 bình to rồi tắm thì thấy cả nước và nhiệt độ nước ổn định, yên tâm hơn. Kể cả khi đang tắm mà bị mất điện...
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Vậy giờ Cụ thử quan tâm lại đến nó xem sao? E nghĩ rằng nó sẽ tốn hơn so với cách đun bằng ấm thường rồi tích vào phích theo kiểu truyền thống ngày xưa. Hơn nữa, vì nhà E hay đi vắng trong ngày, nên ko dùng nó cũng cảm thấy an toàn (cháy, nổ...) hơn...
Nhà tôi đang dùng cái phích thủy Tiger 4 L, công suất tiêu thụ điện khi đun là 928W, khi giữ ấm là 65W.

Vậy tính sơ sơ, công suất tiêu thụ điện nếu cắm 24h / 1 ngày là:
Điện năng tốn do giữ ấm : 0,065 x 24 = 1,56 KWh
Điện năng tốn do đun : 0,928 x 1 ( tính sơ sơ 1 ngày nó chỉ bật đun 1 giờ thôi, vì cơ chế đun sôi lại tự tắt, và bật sang giữ ấm) = 0,928 KWh
Vị chi nó tiêu tốn khoảng 2,5 số điện / 1 ngày ( nếu cắm cả ngày ) thôi. Bình thủy này dung tích 4 Lít, nó như cái bình đun nước siêu tốc cỡ lớn + chức năng giữ nhiệt của phích. Nó đun nhanh sôi lắm, ù ù khoảng 2-3 phút là sôi, sôi cái nó tắt chức năng đun, chuyển qua chức năng giữ nóng, ngày nó bawtj đun vài chục lần thôi. :))

Phích nhà cụ tôi nhìn ảnh cụ post lên công suất đun Max có 700W thôi, còn nhỏ hơn phích nhà tô, nên chắc còn ăn ít điện hơn tôi tính.:D

P/S : tuy nhiên nhà tôi gần đây ko dùng phích này, do nhà tôi ưa dùng cây nước nóng-lạnh, úp 1 bình nước Lavie trên, dùng tiện hơn. Cũng đun nước nóng ( nhưng chỉ đến 90 độ C ) thôi, cũng không tốn điện mấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,175
Động cơ
515,094 Mã lực
Nhà tôi đang dùng cái phích thủy Tiger 4 L, công suất tiêu thụ điện khi đun là 928W, khi giữ ấm là 65W.

Vậy tính sơ sơ, công suất tiêu thụ điện nếu cắm 24h / 1 ngày là:
Điện năng tốn do giữ ấm : 0,065 x 24 = 1,56 KWh
Điện năng tốn do đun : 0,928 x 1 ( tính sơ sơ 1 ngày nó chỉ bật đun 1 giờ thôi, vì cơ chế đun sôi lại tự tắt, và bật sang giữ ấm) = 0,928 KWh
Vị chi nó tiêu tốn khoảng 2,5 số điện / 1 ngày ( nếu cắm cả ngày ) thôi. Bình thủy này dung tích 4 Lít, nó như cái bình đun nước siêu tốc cỡ lớn + chức năng giữ nhiệt của phích. Nó đun nhanh sôi lắm, ù ù khoảng 2-3 phút là sôi, sôi cái nó tắt chức năng đun, chuyển qua chức năng giữ nóng, ngày nó bawtj đun vài chục lần thôi. :))

P/S : tuy nhiên nhà tôi gần đây ko dùng phích này, do nhà tôi ưa dùng cây nước nóng-lạnh, úp 1 bình nước Lavie trên, dùng tiện hơn. Cũng đun nước nóng ( nhưng chỉ đến 90 độ C ) thôi, cũng không tốn điện mấy.
E rất hiểu về nguyên lý hoạt động của cái phích đun điện này. Và so sánh vè công suất tiêu thụ điện thì nó chỉ bằng 1/2 đến 1/3 cái ấm đun siêu tốc thôi. Ý của E là nó "âm thầm" ngốn điện trong lúc "ủ nóng" duy trì nhiệt độ kia. Ở xứ Bắc, vào mùa đông nó nhanh nguội nước nên tiêu điện ác luôn
 

athanh66

Xe điện
Biển số
OF-518852
Ngày cấp bằng
29/6/17
Số km
3,064
Động cơ
211,769 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Website
chaogangviet.vn
Vậy giờ Cụ thử quan tâm lại đến nó xem sao? E nghĩ rằng nó sẽ tốn hơn so với cách đun bằng ấm thường rồi tích vào phích theo kiểu truyền thống ngày xưa. Hơn nữa, vì nhà E hay đi vắng trong ngày, nên ko dùng nó cũng cảm thấy an toàn (cháy, nổ...) hơn...
phíc đó cạn nước nguy cơ cháy chập là có , nhà mình bị rồi
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Nó đốt nhiêu điện thì lại phụ thuộc bác xài nhiêu nước nóng, khoảng nhiệt độ để gia nhiệt.
1kwh điện sinh ra nhiệt 3.6tr J (hiệu suất 100%), tương đương tăng nhiệt 60l nước thêm 15 độ C (tầm từ 25 độ lên 40 độ để tắm).
Bác tăm bao nhiêu cái 60l đó thì sẽ ra bấy nhiêu kwh.
Đây là lượng nước trung bình 1 lần tắm. Nhà bác 4 người thì cũng hòm hòm 4kwh rồi
View attachment 7930294
Ý tôi là cách cụ tính ra 4,7 KWh ....cụ tính thế nào ?

Tôi tính thử cho cụ nhé:
Bình Ariston 20L , công suất max 2500W, nước được đun đến nhiệt độ max là 80 độ C.
Điện năng tiêu thụ MAX để đun 20 L nước đến nhiệt độ 80 độ C, trong khoảng thời gian 5 phút là :
2,5 KW x 0,12 h = 0,3 KWh ( tương đương 0,3 số điện ).
Với 20 L nước 80 độ C là cụ pha ra tắm thoải mái cho 1 người rồi.

Nếu cụ bật cả ngày thì bình cũng chỉ bật đun khoảng 10 lần thôi, tôi tính sơ sơ như vậy, vì bình giữ nhiệt khá tôt ( như 1 cái phích nước nóng ), khi đun đủ 80 độ C, nó ngắt không đun nữa, nếu không xả nước ra thì nhiệt sẽ giữ được cỡ 1 giờ ...mới giảm nhiệt xuống tầm 60 độc C, lức này bình mới lại tự động bật để đun nước lên nhiệt độ 80 độ C...cứ thế cứ thế....mà cs để đun lại nước từ 60 độ C lên 80 độ C nó tốn ít hơn nhiều và thời gian đun cũng nhanh hơn nhiều....

Túm lại, bình nước nóng bật cả ngày cũng chỉ tiêu tốn khoảng vài số điện thôi. ( chắc chắn ít hơn con số 4,7 của cụ tính ). :)
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
E rất hiểu về nguyên lý hoạt động của cái phích đun điện này. Và so sánh vè công suất tiêu thụ điện thì nó chỉ bằng 1/2 đến 1/3 cái ấm đun siêu tốc thôi. Ý của E là nó "âm thầm" ngốn điện trong lúc "ủ nóng" duy trì nhiệt độ kia. Ở xứ Bắc, vào mùa đông nó nhanh nguội nước nên tiêu điện ác luôn
Thì tôi đã tính cho cụ đấy thây.
Công suất "âm thầm" ủ nóng là 65W ....cụ "ủ nóng" cả ngày 24h thì mới hết có 0,065 x 24 = 1,56 KWh, tức là 1,56 số điện....:D

Báo chí nhiều khi viết tào lao bí đao lắm.

Xưa, không biết đọc báo để biết.
Nay, phải biết mới đọc báo được, chứ đọc báo để mở mang kiến thức thì không ổn đâu. :))
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,175
Động cơ
515,094 Mã lực
phíc đó cạn nước nguy cơ cháy chập là có , nhà mình bị rồi
Vâng Cụ. E cũng như các Cụ đều biết nhà sản xuất (phích đun điện) họ đều tính toán, thiết kế và kiểm định kỹ lưỡng về an toàn rồi mới ra thị trường cho người dùng. Tuy nhiên, trong thực tế thì xác suất rủi ro vẫn có thể xảy ra. Vì thế nên E đã chọn phương án khác phù hợp với mình hơn. Và cái phích đun điện này chỉ để dự phòng khi có việc thôi...
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,458
Động cơ
209,291 Mã lực
Ý tôi là cách cụ tính ra 4,7 KWh ....cụ tính thế nào ?

Tôi tính thử cho cụ nhé:
Bình Ariston 20L , công suất max 2500W, nước được đun đến nhiệt độ max là 80 độ C.
Điện năng tiêu thụ MAX để đun 20 L nước đến nhiệt độ 80 độ C, trong khoảng thời gian 5 phút là :
2,5 KW x 0,12 h = 0,3 KWh ( tương đương 0,3 số điện ).
Với 20 L nước 80 độ C là cụ pha ra tắm thoải mái cho 1 người rồi.

Nếu cụ bật cả ngày thì bình cũng chỉ bật đun khoảng 10 lần thôi, tôi tính sơ sơ như vậy, vì bình giữ nhiệt khá tôt ( như 1 cái phích nước nóng ), khi đun đủ 80 độ C, nó ngắt không đun nữa, nếu không xả nước ra thì nhiệt sẽ giữ được cỡ 1 giờ ...mới giảm nhiệt xuống tầm 60 độc C, lức này bình mới lại tự động bật để đun nước lên nhiệt độ 80 độ C...cứ thế cứ thế....mà cs để đun lại nước từ 60 độ C lên 80 độ C nó tốn ít hơn nhiều và thời gian đun cũng nhanh hơn nhiều....

Túm lại, bình nước nóng bật cả ngày cũng chỉ tiêu tốn khoảng vài số điện thôi. :)
Bác tính sai rồi.
Bình công suất 2500w, bác đun trong 5 phút, sinh ra lượng nhiệt 2500x5x60=750000J
Với 20l nước (tương đương 20kg), nhiệt dung riêng nước là 4200J/kg.độ, thì với 750000J, bác nâng nhiệt độ thêm 750000/(20x4200)=9 độ C. Làm gì lên được 80 độ thế bác.
Nước là chất có nhiệt dung riêng lớn top đầu trong tự nhiên. Nên việc nâng nhiệt độ nước cực kì tốn năng lượng.
 

athanh66

Xe điện
Biển số
OF-518852
Ngày cấp bằng
29/6/17
Số km
3,064
Động cơ
211,769 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Website
chaogangviet.vn
Vâng Cụ. E cũng như các Cụ đều biết nhà sản xuất (phích đun điện) họ đều tính toán, thiết kế và kiểm định kỹ lưỡng về an toàn rồi mới ra thị trường cho người dùng. Tuy nhiên, trong thực tế thì xác suất rủi ro vẫn có thể xảy ra. Vì thế nên E đã chọn phương án khác phù hợp với mình hơn. Và cái phích đun điện này chỉ để dự phòng khi có việc thôi...
mấy ngày tết dùng nó tiện phết
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Nhà ai em không biết, nhưng ở nhà em thì chỉ mấy cái điều hòa quyết định độ cao của hóa đơn tiền điện. Cứ trời mát là hóa đơn thấp, nhiệt độ cao thì hóa đơn tăng lên trông thấy luôn.

Tháng 4
Tien Dien 04.JPG


Tháng5
Tien Dien 05.JPG


Tháng 6
Tien dien 06.JPG


Nhưng khi sưởi nóng (nhiệt độ thấp khi trời lạnh) mới tăng khủng

Tien dien 2 022.JPG
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top