[TT Hữu ích] 50 năm "Trận Điện Biên Phủ trên không"

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
343
Động cơ
25,852 Mã lực
Tuổi
32
Đến nay là 50 năm đã qua sau Chiến dịch 12 ngày đêm, thông tin đều đã giải mật công bố, các thông tin lý lịch về B52 đều đã được đưa lên mạng, các nhà nghiên cứu phương Tây thậm chí là châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) đều rất quan tâm tìm kiếm thông tin, thậm chí họ đã lập được lý lịch của từng chiếc B52 phiên bản D và phiên bản G (Các phiên bản B52 mang vũ khí thông thường đi ném bom ở VN)...

Em xin kính các cụ thống kê về các máy bay B52 đã bị mất bởi phòng không Việt Nam được Mỹ công nhận theo cách thống kê của Mỹ (Các máy bay bị bắn sau đó rơi không trở về được căn cứ và phải hạ cánh khẩn cấp sau đó hư hại nặng nề không thể bay về căn cứ của B52 tại U-Tapao và Guam được nữa, bị tháo dỡ - Nghĩa là "có đi không có về", "một đi không trở lại"). Tổng cộng có 20 chiếc bị loại khỏi vòng chiến theo cách này...

Ngoài ra chắc chắn còn những chiếc bị bắn thương nặng, lết về được căn cứ của B52, nhưng sau đó hỏng quá nặng cũng không bay lại được nữa, nghĩa là "đi đỏ ngực về xanh cỏ" bị tháo dỡ đem về căn cứ Davis-Monthan trên sa mạc Tucson, Arizona để tái chế. Những chiếc này Mỹ không tính là bị bắn rơi, nhưng thực tế nó hoàn toàn bị hạ bởi hỏa lực phòng không (Ít nhất có 1 chiếc là chiếc B52D số đuôi 56-0678).


 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
343
Động cơ
25,852 Mã lực
Tuổi
32
Về chiếc B52D - 0678 mật danh "Lilac 03":

Tối 18-12-1972, "Lilac 03" nằm trong đội hình 36 B-52 vào đánh ga Đông Anh lúc khoảng 20h. Ngay sau khi tới mục tiêu, chưa kịp ném bom thì "Lilac 03" bị 1 quả tên lửa nổ ngay gần bên trái buồng lái. Vụ nổ làm thủng thùng dầu, hư hỏng hệ thống thả bom, mất điện, thủng ghế của pháo thủ đuôi và mất oxy trong tháp pháo. Mảnh tên lửa xuyên thủng kính buồng lái từ bên này qua bên kia làm phi công chính bị thương ở tay và mắt đến mức gần như mù, phi công phụ bị thương ở cả 2 tay và nắm quyền điều khiển tiếp. Máy bay lết về hạ cánh được ở U-Tapao trong tình trạng rò rỉ nhiên liệu, hệ thống liên lạc ngừng hoạt động và khí xả động cơ (800 độ F) bị dẫn thổi thẳng vào khoang chứa bom 750 pound.

318203174_1502166753614590_5328740413449316320_n.jpg


Theo thống kê của nhân viên kỹ thuật Mỹ: Chiếc B-52D này bị trên 350 lỗ thủng (đếm tới 350 thì không đếm tiếp), 24 khu vực cần thay thế thiết bị với khoảng 60.000 giờ công. Đến 30-7-1973 máy bay mới quay trở lại hoạt động.

Nhưng thực tế là nó đã không bao giờ quay lại hoạt động mà bị tháo dỡ phân xác, đến năm 1978 những phần cuối cùng còn lại được đem về căn cứ Davis-Monthan để tái chế. Một nhân viên nhà thầu đã chụp ảnh lại vào năm 1996 trước 2 tuần khi nó bị đúc xoong hoàn toàn và đưa lên Flickr năm 2016. Hình ảnh cho thấy là buồng lái của nó chả được dặm vá, thay kính vỡ gì cả, còn nguyên vết rạn vỡ kính lái và vết thủng do SAM (Để ý tấm kính hình thang ở 2 bức ảnh)... Chứng tỏ chiếc này hoàn toàn được tính là thiệt hại do phòng không trong chiến dịch Linebacker II. Chỉ khác những chiếc khác là nó còn về được đến sân bay căn cứ mới tắt thở...

16023358627_305a9839f4_o.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,049
Động cơ
113,656 Mã lực
Tuổi
48
Ngoài số lượng B52 bị bắn rơi, số lượng tên lửa Sam2 của quân mình bắn trong đợt này cũng cái nhau chi chóe.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,044
Động cơ
204,097 Mã lực
Tuổi
44
Vâng
Cách tính tổn thất nói chung giữa các bên - kể các khi quyền lợi/trách nhiệm không xung đột thì vẫn có nhiều sai khác mà
Ví dụ số vụ chết vì tai nạn giao thông, thống kê "chính thống" thì đương nhiên là phải chết tại chỗ. Còn với gia đình nạn nhân thì sau đó cả tháng mới chết thì vẫn ghi nhận là chết do tai nạn giao thông. Hay số người chết/ khỏi bệnh giữa số liệu của BV với gia đình bệnh nhân cũng vậy mà; với BV, đa số xuất viện là khỏi bệnh nhưng với gia đình thì chắc gì đã cho là khỏi đâu.

Nên số liệu giữa ta và địch khác nhau thì cũng là chuyện bình thường. Cũng chả nhất thiết là do người ta tô hồng hay che dấu. Mà do tiêu chí hai bên khác nhau mà thôi.

Đến nay là 50 năm đã qua sau Chiến dịch 12 ngày đêm, thông tin đều đã giải mật công bố, các thông tin lý lịch về B52 đều đã được đưa lên mạng, các nhà nghiên cứu phương Tây thậm chí là châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) đều rất quan tâm tìm kiếm thông tin, thậm chí họ đã lập được lý lịch của từ chiếc B52 phiên bản D và phiên bản G (Các phiên bản B52 mang vũ khí thông thường đi ném bom ở VN)...

Em xin kính các cụ thống kê về các máy bay B52 đã bị mất bởi phòng không Việt Nam được Mỹ công nhận theo cách thống kê của Mỹ (Các máy bay bị bắn sau đó rơi không trở về được căn cứ và phải hạ cánh khẩn cấp sau đó hư hại nặng nề không thể bay về căn cứ của B52 tại U-Tapao và Guam được nữa, bị tháo dỡ). Tổng cộng có 20 chiếc bị loại khỏi vòng chiến theo cách này...

Ngoài ra chắc chắn còn những chiếc bị bắn thương nặng, lết về được căn cứ của B52, nhưng sau đó hỏng quá nặng cũng không bay lại được nữa, bị tháo dỡ đem về căn cứ Davis-Monthan trên sa mạc Tucson, Arizona để tái chế. Những chiếc này Mỹ không tính là bị bắn rơi, nhưng thực tế nó hoàn toàn bị hạ bởi hỏa lực phòng không (Ít nhất có 1 chiếc là chiếc B52D số đuôi 56-0678).


Về chiếc B52D - 0678 mật danh "Lilac 03":

Tối 18-12-1972, "Lilac 03" nằm trong đội hình 36 B-52 vào đánh ga Đông Anh lúc khoảng 20h. Ngay sau khi tới mục tiêu, chưa kịp ném bom thì "Lilac 03" bị 1 quả tên lửa nổ ngay gần bên trái buồng lái. Vụ nổ làm thủng thùng dầu, hư hỏng hệ thống thả bom, mất điện, thủng ghế của pháo thủ đuôi và mất oxy trong tháp pháo. Mảnh tên lửa xuyên thủng kính buồng lái từ bên này qua bên kia làm phi công chính bị thương ở tay và mắt đến mức gần như mù, phi công phụ bị thương ở cả 2 tay và nắm quyền điều khiển tiếp. Máy bay lết về hạ cánh được ở U-Tapao trong tình trạng rò rỉ nhiên liệu, hệ thống liên lạc ngừng hoạt động và khí xả động cơ (800 độ F) bị dẫn thổi thẳng vào khoang chứabom 750 pound.

318203174_1502166753614590_5328740413449316320_n.jpg


Theo thống kê của nhân viên kỹ thuật Mỹ: Chiếc B-52D này bị trên 350 lỗ thủng (đếm tới 350 thì không đếm tiếp), 24 khu vực cần thay thế thiết bị với khoảng 60.000 giờ công. Đến 30-7-1973 máy bay mới quay trở lại hoạt động.

Nhưng thực tế là nó đã không bao giờ quay lại hoạt động mà bị tháo dỡ phân xác, đến năm 1978 những phần cuối cùng còn lại được đem về căn cứ Davis-Monthan để tái chế. Một nhân viên nhà thầu đã chụp ảnh lại vào năm 1996 và đưa lên Flickr. Hình ảnh cho thấy là buồng lái của nó chả được dặm vá, thay kính vỡ gì cả, còn nguyên vết rạn vỡ kính lái và vết thủng do SAM. Chứng tỏ chiếc này hoàn toàn được tính là thiệt hại loại khỏi vòng chiến trong chiến dịch Linebacker II.

16023358627_305a9839f4_o.jpg
Ngoài số lượng B52 bị bắn rơi, số lượng tên lửa Sam2 của quân mình bắn trong đợt này cũng cái nhau chi chóe.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,049
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Em cũng vừa hỏi ông cụ về thôn Kính Nỗ. Hơi lạ vì ngày xưa đây là thôn bé tý dọc đường tàu phía đối diện ga ĐA qua đường 3, không có nhà máy xí nghiệp nào ở đó cả. Còn hàng hoá từ hệ thống kho tàng dọc trục Yên Viên- Đông Anh đều được phân tán về các làng xung quanh ga hết, nên thực tế thôn làng nào cũng là một kho hàng.
Có trận địa tên lửa bãi trám gần đó vẫn còn đến những năm 2000 em qua lại suốt mà các cụ bảo không. Kho dự trữ, ga đông anh, nhà máy z153 to nhất sửa chữa xe tăng hồi đó. Uy nỗ là trọng điểm đánh phá hồi đó, mãi 199x vẫn đầy vết tích hố bom
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,429
Động cơ
221,670 Mã lực
Nên số liệu giữa ta và địch khác nhau thì cũng là chuyện bình thường. Cũng chả nhất thiết là do người ta tô hồng hay che dấu. Mà do tiêu chí hai bên khác nhau mà thôi.
nhưng bên Mỹ là đã có tiền sử xóa số liệu lính chết, dời ngày hoặc cho chết ở ngoài VN. Bức tường ghi tên lính Mỹ chết vẫn còn bổ sung liên tục đến ngày nay.
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
3,185
Động cơ
494,831 Mã lực
Có trận địa tên lửa bãi trám gần đó vẫn còn đến những năm 2000 em qua lại suốt mà các cụ bảo không. Kho dự trữ, ga đông anh, nhà máy z153 to nhất sửa chữa xe tăng hồi đó. Uy nỗ là trọng điểm đánh phá hồi đó, mãi 199x vẫn đầy vết tích hố bom
Em chỉ băn khoăn địa danh Kính Nỗ thôi. Kính Nỗ nằm tít phía trên, cách ga Đông Anh cả một đoạn ạ. Chắc cụ nhầm dưới ga Cổ Loa mới có trận địa tên lửa ạ. Tổng kho ngày xưa đều nằm phía dọc từ ga Đông Anh về ga Cổ Loa nên bom chủ yếu đánh dọc theo hướng đó. Ông cụ nhà em những năm chiến tranh hàng ngày đều ra ga làm cửu vạn chuyển hàng đổi công điểm nên nhớ rõ lắm. Thêm nữa là theo lời ông cụ nhà em, khu chỗ em nhà nào to đều nhường cho chuyên gia tên lửa LX vào ở ban ngày ạ. Ban ngày trận địa tên lửa đều là cót hết, xe cộ, đạn phóng đều sơ tán về chân đê Đại Mạch hết, chỉ tối mới di chuyển vào vị trí để đón đánh máy bay Mỹ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,257
Động cơ
261,835 Mã lực
chém thôi cụ chã ạ . quăng thùng dầu phụ đi ..chủ yếu là cho nó nhẹ nợ để chuồn cho nhanh ;;);;);;) chứ lao vào kg chiến thì cần có nhiều nhiên liệu chứ. quăng đi rồi hết cmn nhiên liệu thì đánh đấm gì nữa. ngay chỗ emở có ngay 1 cái MIG 21 . nhìn bé tẹo em ước tính nếu kg có thùng dầu phụ thì bay chắc kg lâu đâu
Em có đọc hồi ký của Lính bay

Đại ý là khi bay từ mặt đất lên thì tốc độ chậm nên ít tốn xăng.

Đến khi lao vào tấn công mục tiêu thì phải bỏ thùng dầu phụ cho nhẹ, để dễ di chuyển. Nhiều khi còn dầu vẫn phải bỏ.

Do xăng trong MB ít, nên khi trực tiếp đánh nhau, thì chỉ 2-3 phút là hết xăng phải thoát ly gấp.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Thế F105 vứt thùng dầu thì để chuồn hay để lao vào đánh nhau?

em cũng đồng ý với cụ . nhưng đoạn quăng thùng dầu phụ đi cho nhẹ máy bay để chuồn cho nhanh là chuyện đương nhiên . trong chiến tranh thắng thua là lẽ bình thường . lúc tiến công lúc tháo chạy là đương nhiên..kg phải cái gì cũng tô màu hồng..
 

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,103
Động cơ
460,817 Mã lực

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,598
Động cơ
904,511 Mã lực
Em có đọc hồi ký của Lính bay
Đại ý là khi bay từ mặt đất lên thì tốc độ chậm nên ít tốn xăng.
Đến khi lao vào tấn công mục tiêu thì phải bỏ thùng dầu phụ cho nhẹ, để dễ di chuyển. Nhiều khi còn dầu vẫn phải bỏ.
Do xăng trong MB ít, nên khi trực tiếp đánh nhau, thì chỉ 2-3 phút là hết xăng phải thoát ly gấp.
Ý ông ấy suy luận là bỏ chạy phải nhanh nên khi phi công Việt Nam thấy máy bay Mỹ xông vào tấn công mà bay nhanh quá là động tác "bỏ chạy"!
Với Mig 17, khắc phục nhược điểm tốc độ chậm, tận dụng khả năng cơ động nên thường kéo máy bay Mỹ vào dogfight, thì cách đánh chính của Mig 21 Việt Nam lại là tận dụng tốc độ, được dẫn đường dưới mặt đất đưa vào vị trí có lợi tấn công rồi thoát ly.
Cả 2 loại khi bay đến vùng trời để tìm mục tiêu có đeo thùng dầu phụ, nhưng khi lao vào đội hình máy bay Mỹ đều cắt bỏ thùng dầu phụ để tăng tính cơ động cho máy bay. Hình như câu cửa miệng của biên đội trưởng Mig 17 khi ra lệnh xông vào công kích là "Bỏ thùng dầu phụ,..."!
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,944
Động cơ
531,654 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
em cũng đồng ý với cụ . nhưng đoạn quăng thùng dầu phụ đi cho nhẹ máy bay để chuồn cho nhanh là chuyện đương nhiên . trong chiến tranh thắng thua là lẽ bình thường . lúc tiến công lúc tháo chạy là đương nhiên..kg phải cái gì cũng tô màu hồng..
Vẫn cay cú vì B52 bị Mig bắn rơi à
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,911
Động cơ
1,029,990 Mã lực
Em ghé lội còm 12 ngày đêm oanh liệt
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
chém thôi cụ chã ạ . quăng thùng dầu phụ đi ..chủ yếu là cho nó nhẹ nợ để chuồn cho nhanh ;;);;);;) chứ lao vào kg chiến thì cần có nhiều nhiên liệu chứ. quăng đi rồi hết cmn nhiên liệu thì đánh đấm gì nữa. ngay chỗ emở có ngay 1 cái MIG 21 . nhìn bé tẹo em ước tính nếu kg có thùng dầu phụ thì bay chắc kg lâu đâu
Càng ngày càng lòi đuôi tam côn xuyên diệp.
Dốt lại hay bi bô, lúc không chiến cần cơ động cao thì người ta mới phải quăng thùng dầu phụ đi. Chứ quăng để chạy thì sao không đeo trong suốt trận chiến, khi nào chạy mới phải quăng. Cái logic cơ bản đấy mà cũng không hiểu bảo sao năm xưa đu càng =)) =)) =))
Bản thân rất nhiều hồi ký đều viết về khẩu lệnh "ném thùng dầu phụ" để lao vào công kích.....
Toàn nói phét nên cãi sống cãi chết Hòn Gai thời đánh Mỹ hoang vu, trong khi bao nhiêu người từng sinh ra và lớn lên ở đất Mỏ thời chiến tranh nói rồi mà vẫn cố cãi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top