[Funland] 41 Quy tắc khi ngồi ăn hồi xưa, có cầu kỳ không các Cụ? nên bỏ cái nào?

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,939
Động cơ
868,156 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Hắn chu cái miệng lại rồi cầm hai cái đũa quẹt ngang sang trái, rồi sang phải. Với tay lấy cái ấm tích, rót 1 chén nước chè đặc lại đưa lên miệng hớp 1 hớp rõ dài. Hắn xúc miệng òng ọc mấy cái rồi trợn mắt lên như con gà nuốt con nghóe đánh ực 1 cái hụm nước chè vào bụng.
Với tay lấy cái tăm với dáng điệu khoan thai hắn đưa lên mồm, không quên lấy cái nữa dắt vành tai.
Rồi hắn ngồi bệt đít xuống cái chõng tre, giơ hai chân lên xoa xoa hai bàn chân, rồi lại dùng hai chân ấy đập đập cho hết cát bửn. Xong xuôi, dường như mãn nguyện, hắn lăn kềnh ra, đánh 1 giấc đến chiều.
Hắn lăn kềnh ra định oánh 1 giấc đến chiều thì thấy avatar của Lão Dũng Ốc đi vào ...

Chệp
 

NguyenBan360

Xe hơi
Biển số
OF-507025
Ngày cấp bằng
27/4/17
Số km
169
Động cơ
185,474 Mã lực
Nhiều quá, nền VH mỗi nước một khác, cái gì thấy hợp lí thì ta học.
VD bên JAV hôm nọ em xem cái văn hóa ẩm thực, nó ăn cái mì gì, Soba thì phải, khi ăn nó phải tạo tiếng động xoàm xoạp cáng to chúng nó cáng khoái.
Cho nên nhập gia tùy tục, cư xử đúng mức, ko bất lịch sự là được. chứ 41 quy tắc kia chắc nhớ đc 1/3 :)
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cái Quy tắc trên Em thấy Các Cụ xưa ở Miền Bắc hay dạy con cái thế. Chứng tỏ các Cụ xưa kỹ về lễ giáo và giữ ý tứ.
Giờ có thể lược bớt một số, riêng cái vụ người làm gắp úp tay em mới nghe nói.
Ở Tàu thì ăn húp xì xụp mới hay. Ở Tây thì ăn đĩa, không nói rồi.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Lễ nghĩa Khi ăn

1– Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
2– Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
3– Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
4– Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
5– Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
6– Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
7– Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
8– Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
9– khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
10– Khi nhai tối kỵ chép miệng.

11– Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
12– Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
13– Không gõ đũa bát thìa.


an com ngay xuaCảnh một bữa ăn thời xưa ở một gia đình dư giả

14– Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
15– Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
16– Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
17– Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
18– Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
19– Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
20– Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

21– Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
22– Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
23– Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
24– Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
25– Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
26– Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
27– Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
28– Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
29– Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
30– Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

31– Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
32– Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
33– Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
34– Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
35– Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
36– Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
37– Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
38– Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
39– Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
40– Không được phép quá chén.
41– Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
Thực hiện được thì cũng tốt nhưng mà khó
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
em thấy các cụ xưa lắm quy tắc, nhưng ăn uống luộm thuộm bỏ xừ. Về ăn uống cứ phải học tập bọn tây, đặc biệt là bọn ăng lê mới trang nhã, sang trọng và hợp vệ sinh.
 

ChacuaTit

Xe tăng
Biển số
OF-725343
Ngày cấp bằng
13/4/20
Số km
1,159
Động cơ
87,192 Mã lực
E oánh dấu cụ phát dùng dạy con cháu thời @
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,101 Mã lực

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Nếu đc rèn từ nhỏ thì mấy quy tắc này là bình thường, em xin bổ sung là kg đc nối đũa, kg đc cầm đũa xong lấy môi chan canh, khg đc lấy đùa vớt thức ăn trong bát canh. ngồi mâm khg đc ngồi sát mâm.
Có thời gian em phải ngồi ăn với mấy chị thợ, như tra tấn luôn, đầu tiên nhắc con mình để đá xa nhắc khéo, sau nói thẳng luôn mà vẫn vậy, mút đũa xong khoắng. hình như ăn vào máu khó sửa.
Tiếp thức ăn thì nên trở đầu đũa.
Người giúp việc trong nam thì đơn giản tự họ biết ăn riêng hoặc ăn sau, còn giúp việc ngoài này phải nhà nào cực có đk nuôi mấy người một lúc mới tổ chứ ăn riêng đc cho họ, còn thì đa số nể nang cho ăn chung, cái này thực sự là tra tấn. em thà rốn làm còn hơn thuê gv.
Một người mà bắt ăn riêng thì cũng khó lại sinh bụng...
Nhà em đợt thuê gv còn phải sắm thêm cái tủ đông,đi chợ toàn phải chợ đầu mối, trong khi cả nhà ăn như mèo, vớ phải gv ăn khỏe.
có cái thay đổi để thoải mái hơn điều 17, đi ăn cỗ cưới cả bàn kg ăn rau nộm với canh, mà cụ chỉ thích mấy món đó thì ăn cũng đc chứ sao.
Điều 35 khách khí quá bỏ, chồng con khen ngon ăn hết là oki rồi.
Điều 15 giờ cũng bỏ,trẻ nó ăn trc còn học bài, già chưa đói chưa ăn, khg nên câu nệ quá
Nhà nào tập con cháu hành xử như được như này là nhà có gia phong và phong cách quý phái (theo xưa là giới quan cách, thượng lưu, có chữ...) .Em nghĩ thế. Em nhớ trước đây có bài báo 1 cô VN làm dâu Gia đinh bên Ý , trúng ngay nhà Quý tộc xưa, dù nhà nghèo, dạng trung bình nhưng họ cũng dạy trong nhà kiểu cách đủ thứ.

...
" Chị Tố Nga cho biết, những quy tắc lịch sự của gia đình chồng chỉ được coi là khắt khe với những ai không được giáo dục kỹ lưỡng, không quan tâm học hỏi còn với chị đã chịu sự giáo dục còn khắt khe hơn thế của bố mẹ ở Việt Nam nên việc học hỏi nhập gia tuỳ tục rất dễ dàng, chị cũng không phải nỗ lực học hỏi.
Những lời bố dạy ngày xưa: "Chỉ nghe một câu là đủ biết trình độ học vấn của bạn, chỉ cần quan sát một phút ở bàn ăn là biết văn hoá ứng xử của bạn" đã khiến chị học hỏi được rất nhiều điều và giúp chị chiếm được cảm tình của gia đình anh Marco ngay lần gặp đầu tiên"

 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,865
Động cơ
655,741 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Cơ bản nhà em là: ăn là phải mời, bắt đầu ăn mời, ăn xong mời.
Ko vừa cầm đũa vừa cầm thìa. Thìa/muôi trong bát canh phải để úp. Không nối đũa. Gắp thức ăn phải qua bát mình xong mới đưa vào mồm, ko được vừa gắp ở mâm lên phang vào mồm luôn.
Gia đình phải ăn cùng nhau, ko kiểu dọn ra ai thích ăn trước thì ăn, ko thì ăn sau.

Còn các thứ còn lại như ko nhai tóp tép, ko lọ ko chại thì nó là thường thức cuộc sống rồi.
E cũng được dạy như cụ, mẹ e trước trong quân ngũ mấy năm nên biết phép tắc cơ bản. E bổ sung thêm là k được bới thức ăn, định gắp miếng nào thì chỉ chạm miếng đó, e rất k thích bới bới tìm miếng vừa ý gắp
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cảm ơn các Cụ bổ sung!

E cũng được dạy như cụ, mẹ e trước trong quân ngũ mấy năm nên biết phép tắc cơ bản. E bổ sung thêm là k được bới thức ăn, định gắp miếng nào thì chỉ chạm miếng đó, e rất k thích bới bới tìm miếng vừa ý gắp
Nếu đc rèn từ nhỏ thì mấy quy tắc này là bình thường, em xin bổ sung là kg đc nối đũa, kg đc cầm đũa xong lấy môi chan canh, khg đc lấy đùa vớt thức ăn trong bát canh. ngồi mâm khg đc ngồi sát mâm.
Có thời gian em phải ngồi ăn với mấy chị thợ, như tra tấn luôn, đầu tiên nhắc con mình để đá xa nhắc khéo, sau nói thẳng luôn mà vẫn vậy, mút đũa xong khoắng. hình như ăn vào máu khó sửa.
Tiếp thức ăn thì nên trở đầu đũa.
Người giúp việc trong nam thì đơn giản tự họ biết ăn riêng hoặc ăn sau, còn giúp việc ngoài này phải nhà nào cực có đk nuôi mấy người một lúc mới tổ chứ ăn riêng đc cho họ, còn thì đa số nể nang cho ăn chung, cái này thực sự là tra tấn. em thà rốn làm còn hơn thuê gv.
Một người mà bắt ăn riêng thì cũng khó lại sinh bụng...
Nhà em đợt thuê gv còn phải sắm thêm cái tủ đông,đi chợ toàn phải chợ đầu mối, trong khi cả nhà ăn như mèo, vớ phải gv ăn khỏe.
có cái thay đổi để thoải mái hơn điều 17, đi ăn cỗ cưới cả bàn kg ăn rau nộm với canh, mà cụ chỉ thích mấy món đó thì ăn cũng đc chứ sao.
Điều 35 khách khí quá bỏ, chồng con khen ngon ăn hết là oki rồi.
Điều 15 giờ cũng bỏ,trẻ nó ăn trc còn học bài, già chưa đói chưa ăn, khg nên câu nệ quá

Cơ bản nhà em là: ăn là phải mời, bắt đầu ăn mời, ăn xong mời.
Ko vừa cầm đũa vừa cầm thìa. Thìa/muôi trong bát canh phải để úp. Không nối đũa. Gắp thức ăn phải qua bát mình xong mới đưa vào mồm, ko được vừa gắp ở mâm lên phang vào mồm luôn.
Gia đình phải ăn cùng nhau, ko kiểu dọn ra ai thích ăn trước thì ăn, ko thì ăn sau.

Còn các thứ còn lại như ko nhai tóp tép, ko lọ ko chại thì nó là thường thức cuộc sống rồi.
 

ngaivacham

Xe tải
Biển số
OF-335049
Ngày cấp bằng
16/9/14
Số km
379
Động cơ
282,758 Mã lực
Kể cho các bác câu chuyện vui của ông bô e hồi xưa đi công nhân cầu đường,trong đội có 1 ông tên là Phu,ông ấy răng yếu + rụng khá nhiều,ae cùng đội chơi khăm mua toàn xương về nấu,bữa đầu thì ô ấy chịu,đến bữa sau ông chơi bài ko ăn đc thì mút,cứ thủng thẳng gắp miếng xương đưa lên mồm mút xong lại vất ra mâm,thản nhiên như không,cũng chả ăn lẹm sang phần của ai,vậy thôi mà mấy ae phải chịu thua cái bài ấy đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top