[TT Hữu ích] 40 tuổi có thể học đàn Piano không ạ?

Anh yêu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-321898
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
130
Động cơ
290,500 Mã lực
Có vẻ như cụ chủ hòi xong để đấy chả thấy vào trả lời gì, lại 1 thớt câu viu :P
 

Hoahahoa

Xe tải
Biển số
OF-307447
Ngày cấp bằng
12/2/14
Số km
261
Động cơ
302,397 Mã lực
Nhà cháu cũng đầu 4 rồi, cháu rất mê nhạc, gần như thuộc lòng tất cả các bản nhạc, nhưng không biết một nốt nhạc nào, cháu cũng có ước mơ tự mình chơi nhạc cho mình nghe, nhưng trí nhớ cháu không tốt lắm nên không dám quyết tâm học
 

bjboyn00b

Xe điện
Biển số
OF-23594
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
2,818
Động cơ
520,133 Mã lực
Cháu có năng khướu nghe 1 lần 1 bài hát bất kỳ là hát lại karaoke ko sai 1 nốt ( :)) hoặc hăng quá ko biết sai nốt nào ko =)) ) , ko biết các cụ U40 trong topic này đã đi học chưa ạ. Em cũng đang tính đi học mà thấy bảo nhớn rồi cứng tay không học đc.
 

XPEL

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-371429
Ngày cấp bằng
24/6/15
Số km
586
Động cơ
256,070 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội.
Website
xpelvietnam.vn
học được chứ cụ, nhưng em nghĩ sẽ chỉ là học để giải trí cho biết thôi.... chứ để pro hay chuyên nghiệp thì hơi khó cụ ạ... vì tay cụ đã cứng rồi :)
 

Aziz Nesin

Xe điện
Biển số
OF-373307
Ngày cấp bằng
11/7/15
Số km
2,289
Động cơ
267,527 Mã lực
Tầm này em nghĩ cứ chơi cái món piano 2 phím với pedan ở háng là ngon nhứt! Chỉ cần kỹ năng thành thạo là chơi tốt ev'ry where roài!:)):)):))
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Hầu hết là các bạn ai giỏi lắm thì có thể hát hay không sai nốt những bài hát có sẵn (đã biết rõ ca từ, giai điệu và từng nghe nhiều lần tới mức thuộc lời, thuộc giai điệu nhạc) hay giỏi hơn nữa thì đọc đúng những nốt trong ký âm có sẵn. Cái này thì cánh trẻ cứ 1 lớp sinh viên trường ngoài ngành nghệ thuật 9x 30 đứa thì thể nào cũng có 1 đứa làm được

Còn hợp âm thì phải học từ bé nhiều nhất là trước 15 tuổi thì mới biết được để bài nào chỉ cần nhìn nốt tay phải thậm chí nghe là đánh lại được, có bài đánh 2,3 kiểu hợp âm, nhịp khác nhau rất là khó không phải là đơn giản mà bọn nó phải học gần 10 năm nhạc viện đâu.
 

Tac ke

Xe buýt
Biển số
OF-209962
Ngày cấp bằng
13/9/13
Số km
929
Động cơ
318,040 Mã lực
E học được hơn tháng, sau bỏ ko kiên trì dc. Nghĩ cũng tiếc :(
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,602
Động cơ
587,792 Mã lực
Học mạnh chứ cụ tuy nhiên sẽ gà mờ không giỏi bằng bọn trẻ con học từ tấm bé. Đầu óc mình hiểu nhạc lý cơ bản nhanh hơn chúng nó nhưng sau thì chậm hơn, tay cũng kém linh hoạt hơn. Cụ có thời gian tập 4-5h/ngày thì mới mong giỏi được.
Kiếm được cô giáo nèo xinh xinh luyện cho thì chắc học cũng nhanh đới cụ nhỉ!
 

kimcuong_bvh

Xe tải
Biển số
OF-152567
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
362
Động cơ
358,000 Mã lực
Học piano cần ngón tay dài cụ ạ, cụ cầm quả cam xem ngón tay cụ chụm đc đến đâu, các đầu ngón tay càng sát nhau càng tốt, ngón tay cụ mà ngắn thì cụ học pinano cần một nỗ lực lớn, nếu cụ ngón tay ngắn thì có thể xem xét những loại nhạc cụ khác, cá nhân em rất thích flute

P/s cái: cụ 40 tuổi là đàn ông thì em khuyến khích học saxophone, rất men và quyến rũ.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
4,845
Động cơ
332,240 Mã lực
Cụ chủ học được chưa ợ, em cũng đang suy tính (học cùng con gái) :D
 

pLS38yM9

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-183074
Ngày cấp bằng
3/3/13
Số km
811
Động cơ
341,100 Mã lực
Học piano cần ngón tay dài cụ ạ, cụ cầm quả cam xem ngón tay cụ chụm đc đến đâu, các đầu ngón tay càng sát nhau càng tốt, ngón tay cụ mà ngắn thì cụ học pinano cần một nỗ lực lớn, nếu cụ ngón tay ngắn thì có thể xem xét những loại nhạc cụ khác, cá nhân em rất thích flute

P/s cái: cụ 40 tuổi là đàn ông thì em khuyến khích học saxophone, rất men và quyến rũ.
Cháu U40 roài và tay ngắn nữa mà học guitar cũng thấy ổn phết :)
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,473
Động cơ
389,435 Mã lực
Kiếm được cô giáo nèo xinh xinh luyện cho thì chắc học cũng nhanh đới cụ nhỉ!
Học piano cần ngón tay dài cụ ạ, cụ cầm quả cam xem ngón tay cụ chụm đc đến đâu, các đầu ngón tay càng sát nhau càng tốt, ngón tay cụ mà ngắn thì cụ học pinano cần một nỗ lực lớn, nếu cụ ngón tay ngắn thì có thể xem xét những loại nhạc cụ khác, cá nhân em rất thích flute

P/s cái: cụ 40 tuổi là đàn ông thì em khuyến khích học saxophone, rất men và quyến rũ.
Em tưởng dài hay ngắn không quan trọng, cần nhất là kỹ thuật chứ =))
 

vanvuong

Xe điện
Biển số
OF-144813
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,618
Động cơ
369,821 Mã lực
Chả biết nói sao, có anh bạn biên bài bên fb, tuy biên cho trẻ học nhạc, nhẽ cũng phù hợpvới cụ :
Học nhạc

Chút lời nói đầu: Làm cha làm mẹ thì ai chẳng muốn điều tốt nhất cho con cái mình? Chuyện học nhạc của con trẻ hẳn cũng thế. Ai cũng muốn con cái mình lớn lên phát triển toàn diện, và trong khả năng của mình cố gắng lấp đầy kiến thức cuộc sống cho chúng. Nhưng cũng cái vụ học nhạc ấy nhiều khi chỉ do ý muốn chủ quan của cha mẹ rồi vô tình dẫn tới sự lãng phí rất lớn: lãng phí tài chánh, lãng phí công sức cha mẹ, lãng phí tài nguyên xã hội... Và tệ hại nhất là lãng phí tâm sức của đám trẻ, nhiều lúc thành ra còn làm khổ tụi nó nữa.

Mình viết bài này để chia sẻ góc nhìn cá nhân về việc học nhạc của tụi nhỏ: Nên hay không nên? Nếu học thì nên học thế nào để, với cùng một sức học tụi nhỏ bỏ ra, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho tụi nó. Như mình nói, bài viết chỉ mang tính chia sẻ góc nhìn cá nhân.

1. Chuyên nghiệp hay nghiệp dư?

Các bậc phụ huynh có khả năng cho con theo học nhạc hầu hết đều có công việc ổn định. Theo góc nhìn của mình, công sức các bậc phụ huynh bỏ ra học để theo được nghề mình sống, với hầu hết các nghề nghiệp như kế toán, marketing, kinh doanh, kỹ thuật..., nếu nhìn nhận lại thì thực chất chỉ cần bỏ một đến hai năm (hình như hơi nhiều quá đấy) là có thể học hết những gì chúng ta đang sử dụng để theo nghề kiếm sống, dù rằng chúng ta có bỏ bốn năm năm trong đại học và bỏ không ít thời gian trải nghiệm ở các môi trường làm việc khác nhau.

Học nhạc... khó hơn thế. Để đạt được trình độ có thể chơi nhạc kiếm sống, dù chỉ ở mức bán chuyên nghiệp, thời gian công sức bỏ ra cho việc tập luyện thường nhiều hơn nhiều. Một người nhạc công trình độ trung bình chơi trong một ban nhạc tiệc cưới, thời gian bỏ ra tập luyện chắc chắn không thể ít hơn một người bỏ ra để học nghề... kế toán. Vậy mà nghề kế toán dễ kiếm việc và có thu nhập ổn định hơn rất nhiều so với nghề nhạc công. Thời gian công sức bỏ ra đối với một nhạc công đạt tới trình độ bán chuyên nghiệp thường nhiều hơn rất nhiều so với một nhân viên văn phòng trung bình đã từng học ra... một cái bằng đại học.

Vậy mà trong hàng chục vạn người từng bỏ sức ra học nhạc, tập nhạc, có bao nhiêu người có thể... thành nghề? Càng ít hơn nữa là có bao nhiêu người có thể... sống bằng nghề? Rồi cuối cùng còn có bao nhiêu người có thể thành các nhạc sỹ thành danh, các nhạc công danh tiếng? Mình nghĩ xác xuất ấy nhỏ lắm, chắc cũng chả nhỉnh hơn xác xuất mua vé số và trúng số độc đắc là bao.

Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn cho con cái chúng ta học nhạc nếu có điều kiện? Nhiều lý do lắm. Chúng ta muốn tụi nhỏ phát triển toàn diện... Chúng ta tin rằng âm nhạc làm tụi nhỏ thông minh hơn.. Chúng ta muốn tụi nhỏ có cơ sở kiến thức toàn diện để sau này tận hưởng cuộc sống...

Và nhất là âm nhạc luôn có sự đam mê.

Vậy thì, nếu có điều kiện, chúng ta vẫn cho con cái của chúng ta đi học. Nhưng, như mình chia sẻ góc nhìn cá nhân của mình ở trên, nên chăng chúng ta cho chúng học trước hết ở mục đích nghiệp dư, học vì chúng nó sau nay chứ... đừng học vì sở thích... của cha mẹ.

2. Xác định trước tâm lý khi cho con đi học nhạc

Điểm tiếp theo mình muốn chia sẻ là, dù xác định cho tụi nhỏ học nhạc không vì mục đích chuyên nghiệp, nhưng nếu cho tụi nhỏ đi học nhạc mà không xác định việc học đó cũng là một môn học chính, phải đầu tư thời gian thực sự (thời gian công sức của tụi nhỏ lẫn của ba mẹ bỏ ra khoảng ba năm) thì có lẽ tốt nhất là không nên đi học. Vì sao vậy? Vì học nhạc không dễ. Hao tổn thời gian, tiền bạc, tâm sức. Và nếu học lỡ cỡ, chưa đạt đến một trình độ nhất định để có thể thẩm nhạc rồi thích nhạc mà dừng lại thì những kiến thức học được ấy sẽ rơi rớt rất nhanh theo thời gian, có thể chưa tới mức về số không, nhưng cũng chỉ hơn số không một chút và chẳng mang lại giá trị gì cho cuộc sống sau này của tụi nhỏ cả.

Thật tốt nếu các bậc phụ huynh là người đã từng tập nhạc, có thể ở nhà hướng dẫn tụi nhỏ tập thêm theo yêu cầu của thầy cô. Nhưng với những bậc phụ huynh chưa từng tập qua nhạc cụ nào, mình nghĩ nên đăng ký... học cùng với lũ trẻ. Để làm gì? Để về nhà có thể tập cùng với tụi nó. Tập nhạc không dễ và tụi nhỏ ở tuổi mình cho tụi nó đi học nhạc thường... cả thèm chóng chán. Thích thì thích đấy, rồi chán ngay. Mình kẹp tụi nó (nếu biết nhạc) hoặc tập cùng tui nó (nếu không biết nhạc) cũng giống như mình chơi cùng tụi nó và nuôi sở thích cho tụi nó thời gian đầu vậy. Nhất là phải tập ở nhà cùng tụi nhỏ. Việc tập ở nhà vô cùng quan trọng, còn quan trọng hơn thời gian trên lớp nữa. Không nên để thời gian công sức của mình và tụi nhỏ trên lớp trở thành thời gian tập lại bài cũ, trong khi lẽ ra thời gian trên lớp là để thầy cô dạy bài mới, chỉ kỹ thuật mới. Mình chứng kiến rất nhiều bé học ba bốn năm một nhạc cụ mà chả bằng được các bé chỉ học chỉ khoảng nửa năm. Một sự lãng phí vô cùng lớn. Không chỉ lãng phí thời gian đi lại, tiền bạc, công sức của bé và gia đình mà còn là sự uể oải của thầy cô nữa. Chả thầy cô nào thích dạy những học trò như thế, dù họ vẫn dạy. Vì học phí. Nhiều khi tụi nhỏ học kiểu đó không còn thích học nữa, lớn lên còn... ghét nhạc. Tại ba mẹ cứ ép học. Tội cho tụi nó. Chả phải tụi nó không có năng khiếu, vì năng khiếu chỉ dành cho những tài năng chuyên nghiệp. Chỉ là vì... học không đúng cách. Và lỗi thường là từ cha mẹ.

Mình tự đánh giá thời gian học đúng cách như thế khoảng ba năm với một loại nhạc cụ (mỗi tuần hai hoặc ba buổi, có sắp xếp thời gian tập đều ở nhà hàng ngày). Lúc này tụi nhỏ tố chất trung bình đã đủ trình độ thẩm nhạc nhất định, đã vượt qua mức có thể rơi rớt. Sau này muốn học lại sẽ rất dễ. Khi đó mình nghĩ tự tụi nó cũng đủ năng lực cơ bản để xây dựng cho tụi nó sở thích cá nhân và phát triển nó mà không cần sự "kìm kẹp" tiếp theo của ba mẹ.

Nếu các bậc phụ huynh không xác định trước được tâm lý về thời gian, công sức sẽ phải bỏ ra như trên, mình nghĩ tốt nhất... đừng cho con theo học nhạc. Cho tụi nó học thể thao hoặc một môn ngoại khóa gì đấy, sẽ hiệu quả hơn với tụi nó, dù là tập ít tập nhiều. Học võ, học đá banh, học múa, học hát hay học nấu ăn... Học gì cũng được, nhưng đừng học nhạc. Chỉ phí công sức tiền bạc thôi mà chả mang lại cái gì cho con cái cả.

3. Chọn cho bé nhạc cụ gì?

Thường thì ba mẹ lần đầu cho con học nhạc hay chọn một trong ba thứ nhạc cụ sau: organ, piano và guitar. Các nhạc cụ khác mình không rành lắm, nhưng ít thấy xuất hiện ở các lớp dạy nhạc phổ thông bên ngoài.

Mình bình góc nhìn cá nhân về organ trước. Nó hơi... tiêu cực chút. Thú thực là mình không thích organ. Có thể nhiều người không đồng ý với mình, nhưng theo góc nhìn của mình, organ là nhạc cụ điện tử, chơi nhạc... như máy. Để tụi nhỏ chơi organ ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với nhạc sẽ... giết chết cảm giác nhạc của tụi nó mất. Còn nữa, phụ huynh không biết nhạc nghe tụi nhỏ mình chơi một bài nhạc tập được từ organ, thấy hay và... tưởng là thành công lắm. Thực ra, tu dưỡng thực sự của trẻ trong bài nhạc chơi trên organ đó ít hơn rất nhiều so với các nhạc cụ khác. Cái hay mà phụ huynh không rành nhạc nghe và tưởng hay, đó là do máy chứ không phải là do người chơi. Quanh đi quẩn lại vài tiết tấu nhạc điện tử độc lập, vài kiểu te, vài kiểu fill in-out... mình cảm giác nó giống như vị ngon của thịt mỡ khi đói. Người đói hoặc chưa từng ăn thì thấy thơm ngon, nhưng người ăn cứ phải ăn hoài... ăn hoài..., ko bao giờ chế biến, ko bao giờ thay đổi. Tại sao vậy? Tại vì cái món ăn đó... làm từ máy.

Một điểm nữa là khi tụi nhỏ tập một nhạc cụ khác tới một mức nhất định rồi, chuyển sang organ rất dễ, gần như không phải tập bao nhiêu. Các bài nhạc tụi nhỏ chơi tốt được trên nhạc cụ khác, hầu hết đều gần như chơi được ngay trên organ. Nền cơ bản nhạc lý y chang. Chụp kỹ thuật của nhạc cụ đã tập lên cây đàn organ, tự điều chỉnh một chút xíu kỹ thuật ngón và các phối giữ giai điệu – tiết tấu... Vậy là xong.

Trong khi học organ rồi mới sang nhạc cụ khác, thường tụi nhóc sẽ thấy nhạc cụ mới rất khó. Và hầu như tụi nhỏ tuyệt đại bộ phận sẽ nản và muốn bỏ.

Góc nhìn cá nhân tích cực của mình rơi vào hai nhạc cụ phổ thông còn lại: piano và guitar.

Piano rõ ràng là nhạc cụ vương giả trong các nhạc cụ. Chơi được mọi phong cách, mọi dòng nhạc, đặc biệt hay với các dòng nhạc cổ điển thính phòng. Mình không hồ nghi gì về ứng dụng thẩm nhạc của piano. Nó là số một. Không nhạc cụ nào địch lại piano về luyện thẩm âm cho người mới học. Chỉ là, với piano thì sau này cơ hội mang nhạc vô cuộc sống sẽ ít hơn guitar nhiều. Tụi trẻ đầu tư thời gian công sức cho việc tập piano, lúc đi sinh hoạt dã ngoại chẳng hạn, không thể... xách cây đàn piano theo được.

Piano lại mang phong cách quý tộc. Nếu xác định môi trường giao tiếp sau này của tụi nhỏ là môi trường thượng lưu, học piano rất đáng và rất tốt.

Đương nhiên một điểm mang tính chất "quý tộc" của piano là học phí. Chi phí cho việc học, bao gồm cả học phí và nhạc cụ, mắc hơn rất nhiều so với các nhạc cụ khác.

Nhiều khi mình cảm giác nhiều phụ huynh cho con cái theo học piano giống như chính mình chỉ muốn... thể hiện đẳng cấp, thể hiện... mình có tiền và con cái mình thuộc giới thượng lưu quý tộc. Thực ra thì nhạc cụ nào cũng có nét hay, nét đẹp, nét quyến rũ riêng. Nhạc cụ nào cũng đáng học cả. Đừng học nhạc vì tiêu chí... thể hiện.

Cuối cùng, mình bình về guitar. Phổ thông, trẻ trung, hoài cổ, cổ điển... đều chơi được. Bình dị, gần gũi với cuộc sống. Học phí và nhạc cụ đều rẻ, đặc biệt đến một trình độ nhất định thì rất dễ tìm bạn bè cùng sở thích và cùng trình độ để tập cùng và... học lẫn nhau. Tài liệu tự học cũng phong phú hơn rất nhiều, không nhất định phụ thuộc vào thầy dạy.

Điểm mình thích nhất của guitar là... ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Sinh hoạt lớp, một cây guitar có thể gây dựng phong trào. Đi du lịch, dã ngoại... một cây guitar đeo trên lưng, đi cùng trời cuối đất. Những lúc buồn xách cây guitar lên sân thượng, chế bài solo mình thích, một mình hoài cổ... Luận về sự tiện dụng, guitar luôn là số một.

Có thể mình tập guitar nhiều hơn các nhạc cụ khác một chút nên ưu ái nhiều hơn cho guitar chăng?

4. Học nhạc cổ điển hay nhạc trẻ?

Thường lúc mới tập một nhạc cụ, vấn đề theo dòng nhạc trẻ hay nhạc cổ điển không quan trọng lắm. Trường nào, lớp nào, nhạc cụ nào thì thầy cô nào cũng phải trang bị cho học trò kiến thức cơ bản về nhạc lý và thao tác đặc thù trên nhạc cụ. Tuy nhiên, lúc phát triển lên một trình độ nhất định, ba mẹ nên xác định cho con hướng phát triển tiếp theo: nên đầu tư tiếp theo dòng nhạc cổ điển hay nhạc trẻ?

Bài viết này mình không bình luận về cái hay hay cái dở của nhạc cổ điển và nhạc trẻ. Thứ nhất, với trình độ nghiệp dư của mình cũng chưa cảm được hết cái hay cái dở của mỗi dòng nhạc. Thứ hai, đi quá chi tiết vào đề tài này, chắc chắn mình sẽ bị các tín đồ nhạc cổ điển hay nhạc trẻ ném đá không thôi.

Điều mình muốn bình luận trong bài viết này là trên phương diện đầu tư. Ba mẹ đầu tư thời gian tiền bạc, con cái đầu tư thời gian, công sức. Mục đích mình nhắm tới là gì? Nhiều khi các bậc cha mẹ sẽ tư vấn từ... thầy cô dạy nhạc. Điều này cũng nhác nhác như bạn đi mua đồ và xin tư vấn từ người bán hàng. Người bán hàng có món hàng gì, hoặc họ mạnh về món hàng gì, họ sẽ tư vấn cho bạn món hàng đó. Bạn cho cục cưng của bạn học piano trong nhạc viện quốc gia, chi phí mắc, thầy cô giỏi... khẳng định bạn sẽ được tư vấn tập nhạc hướng chuyên nghiệp, dòng cổ điển với tấm gương lừng lẫy Đặng Thái Sơn chẳng hạn. Cũng cùng một ý như mình viết khúc trên, bạn thử nghĩ mà xem liệu có tỷ lệ bao nhiêu phần trăm những người tập nhạc theo được nghề, thành nhạc công chuyên nghiệp, hoặc nhạc sỹ, nghệ sỹ piano? Những bài nhạc cổ điển kinh điển trên piano là những tác phẩm hoàn mỹ, chúng ta tôn thờ nhiều hơn. Nhưng... tập trọn vẹn được một bài kinh điển như thế... có dễ không? Mình đã từng... bị tra tấn ba bốn tháng vì một cô bé hàng xóm tập piano, tập đi tập lại một bài nhạc cổ điển. Lúc đầu... nghe cũng hay lắm. Sau thì... nhức đầu khốn khổ. Giống như một món cao lương mỹ vị, nếu ngày ngày bạn phải ăn, rồi bạn cũng ngán tới tận cổ. Nhưng nếu bạn nghe cô bé hàng xóm đó hôm nay tập solo bài Hà Nội Mùa Này Vắng Những Cơn Mưa, vài ngày sau bạn nghe cô bé tập Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên... cũng như những món ăn quê mùa dân dã ấy, tách riêng một món ăn ra không thể so được với cao lương mỹ vị, nhưng đều đặn thay đổi món, bạn sẽ không bao giờ thấy chán.

Mình hơi thiên vị nhạc trẻ mất rồi. Nhưng mình chia sẻ quan điểm ở đây trên cơ sở cho con cái tập nhạc không phải theo hướng chuyên nghiệp và góc nhìn cá nhân của mình dựa trên những gì thực dụng mang lại sau này cho tụi nhỏ nhiều nhất từ việc hiện tại cho tụi nó đi tập nhạc. Từ góc nhìn ấy, mình đánh giá nhạc trẻ cao hơn.

Mình thấy một điểm nữa thế này. Nếu cho tụi trẻ học solo một bài nhạc trẻ, có thể công sức đầu tư tập luyện của tụi nó không khác nhau bao nhiêu so với tập solo một bài cổ điển mà bài nhạc thường không hay bằng bài nhạc cổ điển, nhưng các kỹ thuật chơi của bài nhạc trẻ ấy ứng dụng được vào rất nhiều các bài nhạc trẻ khác. Còn nhạc cổ điển, mỗi tác phẩm cổ điển tuyệt tác... hầu như đều là độc nhất vô nhị. Đó là tinh hoa nhân loại. Các kỹ thuật tập được từ bài nhạc cổ điển ấy... rất khó ứng dụng cho các bài nhạc khác. Một cách so sánh khác, với các kỹ thuật nhạc trẻ, học một biết bảy tám là chuyện rất bình thường, nhưng với các kỹ thuật nhạc cổ điển, học một biết hai đã là... thật giỏi. Một so sánh khác nữa... chúng ta hẳn không nhiều người có thể coi và say mê Đặng Thái Sơn chạy piano cổ điển một cách thực sự trên TV. Nhưng mình dám đảm bảo trong chúng ta rất nhiều người thích thú nhạc sỹ Hồ Hoài Anh đệm độc tấu một cây piano cho các ca sỹ nghiệp dư hát trong các chương trình trò chơi âm nhạc. Mà về trình kỹ thuật piano nếu đem Hồ Hoài Anh so sánh với Đặng Thái Sơn thì có vẻ như quá là... khập khiễng.

Từ góc nhìn của mình, nhạc cổ điển và nhạc trẻ khác nhau ở điểm đó đấy.

Đương nhiên, tập dòng nhạc nào cũng vậy, nếu đã lên tới đỉnh cao thì người chơi nhạc ứng dụng được hết các kỹ thuật chơi từ dòng này qua dòng khác. Tuy nhiên, đặt câu hỏi nếu tụi nhỏ chúng ta chưa tập được lên tới mức đỉnh cao thì sao? Một xác xuất và một tỷ lệ cực lớn con cái chúng ta sẽ không đạt được mức ấy đâu. Vậy cứ coi tụi nhóc sẽ tập và sẽ dừng ở mức... lưng chừng, những gì còn lại tốt cho tụi nhóc, cá nhân mình nhận định nhạc trẻ sẽ hơn rất nhiều.

Mình lạc đề kể chuyện cá nhân mình hồi học sinh một chút. Hồi cấp III mình cũng có một thời gian tập guitar cổ điển. Để rồi lúc mới lên đại học, lần đầu đi sinh hoạt dã ngoại cùng với bạn bè, mình... ngưỡng mộ nhìn thằng bạn amateau... quạt chả phừng phừng ("quạt chả" là đệm nhạc hợp âm chùm để hát, một thuật ngữ bình dân trong giới tập guitar hồi đó). Rồi mình đổi qua tập lại nhạc trẻ, tập rất nhanh, và tận hưởng được cái thú chơi nghiệp dư guitar từ hồi đó tới giờ. Những gì còn lại của nhạc cổ điển... chỉ là vài khúc, vài đoạn nhạc rời rạc của những bài cổ điển tuyệt tác mà, ngay hồi mình còn có khả năng chơi toàn bài và chơi tốt nhất, cũng chả có mấy ai chịu nghe. Và nếu có ai đó chịu nghe hết mình chơi một bài nhạc cổ điển mà không quay sang nói chuyện với người bên cạnh, mình đã... cảm kích lắm lắm. Trong khi nhạc trẻ... sinh hoạt vui nhộn... mình chả đầu tư bao nhiêu vào việc tập luyện... quạt chả phừng phừng... tiếng hát át tiếng đàn... và... tất cả mọi người đều vui vẻ. Nhiều người còn khen mình chơi đàn hay, có tài lẻ nữa (ngượng vãi), dù rằng cá nhân mình thật sự chẳng thấy mình chơi đàn hay chút nào. Muốn chơi hay phải đầu tư thời gian công sức để thiết kế bài hát và tập luyện, chứ cứ... quạt chả phừng phừng mấy hợp âm cơ bản cho mọi người hát hò gào thét thì dễ ẹc và có... hay ho gì cơ chứ? Nhưng mà... khổ nỗi... như thế... lại nhiều người thích. Với lại, nói gì thì nói, dù hơi phi nghệ thuật tí, nhưng như thế nó... mới vui.

Một điểm nữa... nhạc cổ điển muốn chơi tốt được thì phải thường xuyên văn ôn võ luyện. Nhạc trẻ đương nhiên cũng cần nhưng yêu cầu văn ôn võ luyện ít hơn nhiều.

Về chuyện tư vấn hướng học tiếp từ các thầy dạy nhạc, các bạn chú ý đừng nên chỉ nghe mấy thầy dạy nhạc tư vấn về chuyện học nhạc cổ điển hay nhạc trẻ nhé, nhất là với piano. Guitar thì đỡ hơn vì phần nhiều các thầy dạy nhạc trẻ. Mình thấy thế. Lý do là phần lớn các thầy dạy piano chỉ muốn dạy những gì các thầy mạnh, các thầy tự tin. Với lại hình như là các thầy muốn dạy lâu dài, muốn... thu được nhiều học phí. Nhạc cổ điển khó, học cả đời không hết. Còn học thì còn thu học phí dài dài. Hơn nữa, một vài bài nhạc cổ điển cần câu cơm, các thầy thuộc lòng, dạy ngon lành vì... ngày nào chẳng dạy những bài đó... học trò nào chẳng dạy những bài đó. Nhưng chưa chắc các thầy đã tự thẩm âm để đệm nổi một bài nhạc tự do chỉ định ngẫu nhiên. Vậy khi bạn xin tư vấn thầy dạy nhạc học nhạc trẻ hay nhạc cổ điển, các thầy sẽ tư vấn cho con bạn học cái gì? Chắc tự bạn đã tự đoán ra rồi. Vậy nên mình bảo không nên chỉ nghe các thầy tư vấn là vì vậy. Cũng giống như mình bảo khi đi mua hàng không nên chỉ nghe tư vấn hàng từ... người bán hàng.

Vậy, mình kết luận lại góc nhìn cá nhân của mình khi so sánh nhạc cổ điển và nhạc trẻ thế này. Nếu định hướng chuyên nghiệp, tập gì cũng được, và có lẽ cho tụi nó tập nhạc cổ điển tốt hơn. Còn nếu định hướng tập nhạc nghiệp dư để cuộc sống sau này của tụi trẻ phong phú hơn nhờ có âm nhạc, thì có lẽ nên cho tụi nó tập nhạc trẻ.

5. Mua nhạc cụ gì lúc mới tập?

Với những bậc phụ huynh... tiền nhiều như nước, mình chả dám nhiều chuyện chia sẻ. Nhưng với phần lớn chúng ta, chi phí cho lũ trẻ học nhạc... cũng là một chi phí, thì mình khuyên không nên đầu tư tiền sắm nhạc cụ xịn, hàng hiệu... cho tụi nhóc từ đầu. Các bạn không nên nghe những người bán đàn tư vấn... một nhạc cụ tốt sẽ giúp bé hứng thú tập nhạc hơn, thẩm âm từ bé chuẩn hơn, tốt hơn, tương lai đàn nhạc của bé sẽ tiến bộ nhiều hơn... Thực chất, với người mới tập nhạc, nhạc cụ xịn với nhạc cụ trung bình, thậm chí trung bình yếu, tác dụng chẳng khác nhau bao nhiêu. Những người bán nhạc cụ đó họ muốn... bán hàng cho bạn. Các thầy cô dạy nhạc tư vấn nhạc cụ cho bạn nhiều khi cũng có... hoa hồng. Vậy mình nghĩ lúc mới tập chỉ nên mua nhạc cụ mức trung bình cho tụi nhóc. Chờ đến khi tụi nó khá hẳn, biết phân biệt thanh âm một cái đàn hàng hiệu với một cái đàn... chợ, biết trân quý nhạc cụ hàng hiệu mà mình có trong tay, lúc đó hãy đầu tư cho tụi nó, và việc đầu tư ấy hoàn toàn xứng đáng.

Mình có vài người quen lúc con cái mới tập piano, bỏ tiền sắm cho con những cây đàn cơ hàng hiệu thật xịn thật xịn. Con cái học không thành, chán nhạc, thấy nhạc cụ như muốn đổ đi. Ba mẹ thì không biết chơi. Cây đàn xịn thành... đồ trang trí trong phòng khách. Không biết người khác nghĩ gì, nhưng mình nhìn cây đàn xịn đó làm vật trang trí trong phòng khách mà cả gia đình không ai chơi được một bài nhạc cho ra hồn, mình cảm giác như có chút gì... trưởng giả. Nếu là mình, mình bán quách, mua đồ trang trí khác cho phòng khách hợp lý hơn. Cái vị trí đó trong phòng khách, cái số tiền đó, đầu tư để đó... một cái tủ rượu ngoại... có khi hợp lý hơn nhiều.

6. Các khó khăn ban đầu và cách khắc phục trở ngại

Tụi nhỏ thường cả ham chóng chán, không chịu kiên trì. Mà tập nhạc như mình nói, nó không hề dễ. Giả sử cha mẹ không biết nhạc, cho con theo học nhạc cổ điển mà một bài nhạc cổ điển không biết nghe, cũng chẳng bao giờ chịu đi mua đĩa hay download trên mạng về để nghe một bài nhạc cổ điển... vậy mình đã nhìn ngay ra được tương lai nhạc nhẽo của đứa bé.

Nếu cha mẹ biết chút nhạc, kẹp con cái theo hướng dẫn của thầy cô thời gian đầu. Nếu không biết nhạc, tốt nhất... học cùng với tụi nhóc. Hãy đi cùng với tụi nhóc qua hết giai đoạn cả ham chóng chán của tụi nó. Lúc đó, bạn có thể tự lùi ra. Âm nhạc rất dễ khiến con người ta say mê. Tới một trình độ nhất định, phần nhiều tự tụi nhóc đã có đam mê nhất định và tự tập, tự tiến bộ mà không cần sự giục giã của các bậc phụ huynh nữa. Với lại, các bạn nếu chưa từng học nhạc, đi học cùng với con cái một chút, biết thêm chút kiến thức về âm nhạc, mình nghĩ cũng vui và bổ ích đấy.

Riêng với đàn guitar, thời gian đầu tập nhạc thường rất đau ngón tay. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ, thường hay xót con. Điều đó không cần thiết. Đau thời gian đầu thôi, rồi ngón tay sẽ lên chai, hết đau. Hoặc giả các bậc phụ huynh lo tụi nhỏ, nhất là con gái, chai tay sẽ xấu. Yên tâm hoàn toàn. Tập một thời gian, chai tay sẽ lặn, ngón tay lại mềm mại nữ tính như thường thôi. Bấm phím đàn không thấy đau nữa. Còn luận về nữ tính của một cô gái chơi đàn, cá nhân mình chả thấy khác nhau bao nhiêu giữa một cô gái ôm guitar hát Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu với một cô gái ngồi piano gõ phím Thư Gửi Emily. Thật thế.

Kết luận: Bài viết hơi dài, đề tài rộng nên mình không viết được hết ý. Vậy mình xin được tóm tắt lại vài góc nhìn cơ bản của mình mà mình đã chia sẻ: 1. Cho con cái học nhạc thì xin cân nhắc vì tụi nó, đừng vì cái sự thích của cha mẹ; 2. Nếu đi học, xác định đầu tư một đoạn thời gian ban đầu một cách thực sự, đừng... vừa học vừa chơi, đến đâu thì đến...; 3. Mình so sánh một số nhạc cụ và phát biểu quan điểm cá nhân là không nên cho con cái từ đầu học cái thứ nhạc cụ dễ chơi nhất là đàn organ điện tử; 4. Mình so sánh nhạc trẻ với nhạc cổ điển và hơi thiên vị nhạc trẻ một chút...; 5. Cuối cùng, mình cho rằng thời gian đầu lũ trẻ tập nhạc, nên luôn luôn đi cùng với tụi nó.

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ này.
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,545
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Em 40 cũng đang đi học đây. Em học ở nhà thờ, xơ trực tiếp dạy, vừa học vừa hỏi chuyện, thích lắm ạ!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,602
Động cơ
587,792 Mã lực
Em 40 cũng đang đi học đây. Em học ở nhà thờ, xơ trực tiếp dạy, vừa học vừa hỏi chuyện, thích lắm ạ!
Em dân ngoại đạo (cả đạo tín ngưỡng lẫn đạo piano) không biết các seur có dạy không?
 

khoai tây chiên

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-75429
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
770
Động cơ
428,969 Mã lực
Chả biết nói sao, có anh bạn biên bài bên fb, tuy biên cho trẻ học nhạc, nhẽ cũng phù hợpvới cụ :
Học nhạc

Chút lời nói đầu: Làm cha làm mẹ thì ai chẳng muốn điều tốt nhất cho con cái mình? Chuyện học nhạc của con trẻ hẳn cũng thế. Ai cũng muốn con cái mình lớn lên phát triển toàn diện, và trong khả năng của mình cố gắng lấp đầy kiến thức cuộc sống cho chúng. Nhưng cũng cái vụ học nhạc ấy nhiều khi chỉ do ý muốn chủ quan của cha mẹ rồi vô tình dẫn tới sự lãng phí rất lớn: lãng phí tài chánh, lãng phí công sức cha mẹ, lãng phí tài nguyên xã hội... Và tệ hại nhất là lãng phí tâm sức của đám trẻ, nhiều lúc thành ra còn làm khổ tụi nó nữa.

Mình viết bài này để chia sẻ góc nhìn cá nhân về việc học nhạc của tụi nhỏ: Nên hay không nên? Nếu học thì nên học thế nào để, với cùng một sức học tụi nhỏ bỏ ra, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho tụi nó. Như mình nói, bài viết chỉ mang tính chia sẻ góc nhìn cá nhân.

1. Chuyên nghiệp hay nghiệp dư?

Các bậc phụ huynh có khả năng cho con theo học nhạc hầu hết đều có công việc ổn định. Theo góc nhìn của mình, công sức các bậc phụ huynh bỏ ra học để theo được nghề mình sống, với hầu hết các nghề nghiệp như kế toán, marketing, kinh doanh, kỹ thuật..., nếu nhìn nhận lại thì thực chất chỉ cần bỏ một đến hai năm (hình như hơi nhiều quá đấy) là có thể học hết những gì chúng ta đang sử dụng để theo nghề kiếm sống, dù rằng chúng ta có bỏ bốn năm năm trong đại học và bỏ không ít thời gian trải nghiệm ở các môi trường làm việc khác nhau.

Học nhạc... khó hơn thế. Để đạt được trình độ có thể chơi nhạc kiếm sống, dù chỉ ở mức bán chuyên nghiệp, thời gian công sức bỏ ra cho việc tập luyện thường nhiều hơn nhiều. Một người nhạc công trình độ trung bình chơi trong một ban nhạc tiệc cưới, thời gian bỏ ra tập luyện chắc chắn không thể ít hơn một người bỏ ra để học nghề... kế toán. Vậy mà nghề kế toán dễ kiếm việc và có thu nhập ổn định hơn rất nhiều so với nghề nhạc công. Thời gian công sức bỏ ra đối với một nhạc công đạt tới trình độ bán chuyên nghiệp thường nhiều hơn rất nhiều so với một nhân viên văn phòng trung bình đã từng học ra... một cái bằng đại học.

Vậy mà trong hàng chục vạn người từng bỏ sức ra học nhạc, tập nhạc, có bao nhiêu người có thể... thành nghề? Càng ít hơn nữa là có bao nhiêu người có thể... sống bằng nghề? Rồi cuối cùng còn có bao nhiêu người có thể thành các nhạc sỹ thành danh, các nhạc công danh tiếng? Mình nghĩ xác xuất ấy nhỏ lắm, chắc cũng chả nhỉnh hơn xác xuất mua vé số và trúng số độc đắc là bao.

Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn cho con cái chúng ta học nhạc nếu có điều kiện? Nhiều lý do lắm. Chúng ta muốn tụi nhỏ phát triển toàn diện... Chúng ta tin rằng âm nhạc làm tụi nhỏ thông minh hơn.. Chúng ta muốn tụi nhỏ có cơ sở kiến thức toàn diện để sau này tận hưởng cuộc sống...

Và nhất là âm nhạc luôn có sự đam mê.

Vậy thì, nếu có điều kiện, chúng ta vẫn cho con cái của chúng ta đi học. Nhưng, như mình chia sẻ góc nhìn cá nhân của mình ở trên, nên chăng chúng ta cho chúng học trước hết ở mục đích nghiệp dư, học vì chúng nó sau nay chứ... đừng học vì sở thích... của cha mẹ.

2. Xác định trước tâm lý khi cho con đi học nhạc

Điểm tiếp theo mình muốn chia sẻ là, dù xác định cho tụi nhỏ học nhạc không vì mục đích chuyên nghiệp, nhưng nếu cho tụi nhỏ đi học nhạc mà không xác định việc học đó cũng là một môn học chính, phải đầu tư thời gian thực sự (thời gian công sức của tụi nhỏ lẫn của ba mẹ bỏ ra khoảng ba năm) thì có lẽ tốt nhất là không nên đi học. Vì sao vậy? Vì học nhạc không dễ. Hao tổn thời gian, tiền bạc, tâm sức. Và nếu học lỡ cỡ, chưa đạt đến một trình độ nhất định để có thể thẩm nhạc rồi thích nhạc mà dừng lại thì những kiến thức học được ấy sẽ rơi rớt rất nhanh theo thời gian, có thể chưa tới mức về số không, nhưng cũng chỉ hơn số không một chút và chẳng mang lại giá trị gì cho cuộc sống sau này của tụi nhỏ cả.

Thật tốt nếu các bậc phụ huynh là người đã từng tập nhạc, có thể ở nhà hướng dẫn tụi nhỏ tập thêm theo yêu cầu của thầy cô. Nhưng với những bậc phụ huynh chưa từng tập qua nhạc cụ nào, mình nghĩ nên đăng ký... học cùng với lũ trẻ. Để làm gì? Để về nhà có thể tập cùng với tụi nó. Tập nhạc không dễ và tụi nhỏ ở tuổi mình cho tụi nó đi học nhạc thường... cả thèm chóng chán. Thích thì thích đấy, rồi chán ngay. Mình kẹp tụi nó (nếu biết nhạc) hoặc tập cùng tui nó (nếu không biết nhạc) cũng giống như mình chơi cùng tụi nó và nuôi sở thích cho tụi nó thời gian đầu vậy. Nhất là phải tập ở nhà cùng tụi nhỏ. Việc tập ở nhà vô cùng quan trọng, còn quan trọng hơn thời gian trên lớp nữa. Không nên để thời gian công sức của mình và tụi nhỏ trên lớp trở thành thời gian tập lại bài cũ, trong khi lẽ ra thời gian trên lớp là để thầy cô dạy bài mới, chỉ kỹ thuật mới. Mình chứng kiến rất nhiều bé học ba bốn năm một nhạc cụ mà chả bằng được các bé chỉ học chỉ khoảng nửa năm. Một sự lãng phí vô cùng lớn. Không chỉ lãng phí thời gian đi lại, tiền bạc, công sức của bé và gia đình mà còn là sự uể oải của thầy cô nữa. Chả thầy cô nào thích dạy những học trò như thế, dù họ vẫn dạy. Vì học phí. Nhiều khi tụi nhỏ học kiểu đó không còn thích học nữa, lớn lên còn... ghét nhạc. Tại ba mẹ cứ ép học. Tội cho tụi nó. Chả phải tụi nó không có năng khiếu, vì năng khiếu chỉ dành cho những tài năng chuyên nghiệp. Chỉ là vì... học không đúng cách. Và lỗi thường là từ cha mẹ.

Mình tự đánh giá thời gian học đúng cách như thế khoảng ba năm với một loại nhạc cụ (mỗi tuần hai hoặc ba buổi, có sắp xếp thời gian tập đều ở nhà hàng ngày). Lúc này tụi nhỏ tố chất trung bình đã đủ trình độ thẩm nhạc nhất định, đã vượt qua mức có thể rơi rớt. Sau này muốn học lại sẽ rất dễ. Khi đó mình nghĩ tự tụi nó cũng đủ năng lực cơ bản để xây dựng cho tụi nó sở thích cá nhân và phát triển nó mà không cần sự "kìm kẹp" tiếp theo của ba mẹ.

Nếu các bậc phụ huynh không xác định trước được tâm lý về thời gian, công sức sẽ phải bỏ ra như trên, mình nghĩ tốt nhất... đừng cho con theo học nhạc. Cho tụi nó học thể thao hoặc một môn ngoại khóa gì đấy, sẽ hiệu quả hơn với tụi nó, dù là tập ít tập nhiều. Học võ, học đá banh, học múa, học hát hay học nấu ăn... Học gì cũng được, nhưng đừng học nhạc. Chỉ phí công sức tiền bạc thôi mà chả mang lại cái gì cho con cái cả.

3. Chọn cho bé nhạc cụ gì?

Thường thì ba mẹ lần đầu cho con học nhạc hay chọn một trong ba thứ nhạc cụ sau: organ, piano và guitar. Các nhạc cụ khác mình không rành lắm, nhưng ít thấy xuất hiện ở các lớp dạy nhạc phổ thông bên ngoài.

Mình bình góc nhìn cá nhân về organ trước. Nó hơi... tiêu cực chút. Thú thực là mình không thích organ. Có thể nhiều người không đồng ý với mình, nhưng theo góc nhìn của mình, organ là nhạc cụ điện tử, chơi nhạc... như máy. Để tụi nhỏ chơi organ ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với nhạc sẽ... giết chết cảm giác nhạc của tụi nó mất. Còn nữa, phụ huynh không biết nhạc nghe tụi nhỏ mình chơi một bài nhạc tập được từ organ, thấy hay và... tưởng là thành công lắm. Thực ra, tu dưỡng thực sự của trẻ trong bài nhạc chơi trên organ đó ít hơn rất nhiều so với các nhạc cụ khác. Cái hay mà phụ huynh không rành nhạc nghe và tưởng hay, đó là do máy chứ không phải là do người chơi. Quanh đi quẩn lại vài tiết tấu nhạc điện tử độc lập, vài kiểu te, vài kiểu fill in-out... mình cảm giác nó giống như vị ngon của thịt mỡ khi đói. Người đói hoặc chưa từng ăn thì thấy thơm ngon, nhưng người ăn cứ phải ăn hoài... ăn hoài..., ko bao giờ chế biến, ko bao giờ thay đổi. Tại sao vậy? Tại vì cái món ăn đó... làm từ máy.

Một điểm nữa là khi tụi nhỏ tập một nhạc cụ khác tới một mức nhất định rồi, chuyển sang organ rất dễ, gần như không phải tập bao nhiêu. Các bài nhạc tụi nhỏ chơi tốt được trên nhạc cụ khác, hầu hết đều gần như chơi được ngay trên organ. Nền cơ bản nhạc lý y chang. Chụp kỹ thuật của nhạc cụ đã tập lên cây đàn organ, tự điều chỉnh một chút xíu kỹ thuật ngón và các phối giữ giai điệu – tiết tấu... Vậy là xong.

Trong khi học organ rồi mới sang nhạc cụ khác, thường tụi nhóc sẽ thấy nhạc cụ mới rất khó. Và hầu như tụi nhỏ tuyệt đại bộ phận sẽ nản và muốn bỏ.

Góc nhìn cá nhân tích cực của mình rơi vào hai nhạc cụ phổ thông còn lại: piano và guitar.

Piano rõ ràng là nhạc cụ vương giả trong các nhạc cụ. Chơi được mọi phong cách, mọi dòng nhạc, đặc biệt hay với các dòng nhạc cổ điển thính phòng. Mình không hồ nghi gì về ứng dụng thẩm nhạc của piano. Nó là số một. Không nhạc cụ nào địch lại piano về luyện thẩm âm cho người mới học. Chỉ là, với piano thì sau này cơ hội mang nhạc vô cuộc sống sẽ ít hơn guitar nhiều. Tụi trẻ đầu tư thời gian công sức cho việc tập piano, lúc đi sinh hoạt dã ngoại chẳng hạn, không thể... xách cây đàn piano theo được.

Piano lại mang phong cách quý tộc. Nếu xác định môi trường giao tiếp sau này của tụi nhỏ là môi trường thượng lưu, học piano rất đáng và rất tốt.

Đương nhiên một điểm mang tính chất "quý tộc" của piano là học phí. Chi phí cho việc học, bao gồm cả học phí và nhạc cụ, mắc hơn rất nhiều so với các nhạc cụ khác.

Nhiều khi mình cảm giác nhiều phụ huynh cho con cái theo học piano giống như chính mình chỉ muốn... thể hiện đẳng cấp, thể hiện... mình có tiền và con cái mình thuộc giới thượng lưu quý tộc. Thực ra thì nhạc cụ nào cũng có nét hay, nét đẹp, nét quyến rũ riêng. Nhạc cụ nào cũng đáng học cả. Đừng học nhạc vì tiêu chí... thể hiện.

Cuối cùng, mình bình về guitar. Phổ thông, trẻ trung, hoài cổ, cổ điển... đều chơi được. Bình dị, gần gũi với cuộc sống. Học phí và nhạc cụ đều rẻ, đặc biệt đến một trình độ nhất định thì rất dễ tìm bạn bè cùng sở thích và cùng trình độ để tập cùng và... học lẫn nhau. Tài liệu tự học cũng phong phú hơn rất nhiều, không nhất định phụ thuộc vào thầy dạy.

Điểm mình thích nhất của guitar là... ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Sinh hoạt lớp, một cây guitar có thể gây dựng phong trào. Đi du lịch, dã ngoại... một cây guitar đeo trên lưng, đi cùng trời cuối đất. Những lúc buồn xách cây guitar lên sân thượng, chế bài solo mình thích, một mình hoài cổ... Luận về sự tiện dụng, guitar luôn là số một.

Có thể mình tập guitar nhiều hơn các nhạc cụ khác một chút nên ưu ái nhiều hơn cho guitar chăng?

4. Học nhạc cổ điển hay nhạc trẻ?

Thường lúc mới tập một nhạc cụ, vấn đề theo dòng nhạc trẻ hay nhạc cổ điển không quan trọng lắm. Trường nào, lớp nào, nhạc cụ nào thì thầy cô nào cũng phải trang bị cho học trò kiến thức cơ bản về nhạc lý và thao tác đặc thù trên nhạc cụ. Tuy nhiên, lúc phát triển lên một trình độ nhất định, ba mẹ nên xác định cho con hướng phát triển tiếp theo: nên đầu tư tiếp theo dòng nhạc cổ điển hay nhạc trẻ?

Bài viết này mình không bình luận về cái hay hay cái dở của nhạc cổ điển và nhạc trẻ. Thứ nhất, với trình độ nghiệp dư của mình cũng chưa cảm được hết cái hay cái dở của mỗi dòng nhạc. Thứ hai, đi quá chi tiết vào đề tài này, chắc chắn mình sẽ bị các tín đồ nhạc cổ điển hay nhạc trẻ ném đá không thôi.

Điều mình muốn bình luận trong bài viết này là trên phương diện đầu tư. Ba mẹ đầu tư thời gian tiền bạc, con cái đầu tư thời gian, công sức. Mục đích mình nhắm tới là gì? Nhiều khi các bậc cha mẹ sẽ tư vấn từ... thầy cô dạy nhạc. Điều này cũng nhác nhác như bạn đi mua đồ và xin tư vấn từ người bán hàng. Người bán hàng có món hàng gì, hoặc họ mạnh về món hàng gì, họ sẽ tư vấn cho bạn món hàng đó. Bạn cho cục cưng của bạn học piano trong nhạc viện quốc gia, chi phí mắc, thầy cô giỏi... khẳng định bạn sẽ được tư vấn tập nhạc hướng chuyên nghiệp, dòng cổ điển với tấm gương lừng lẫy Đặng Thái Sơn chẳng hạn. Cũng cùng một ý như mình viết khúc trên, bạn thử nghĩ mà xem liệu có tỷ lệ bao nhiêu phần trăm những người tập nhạc theo được nghề, thành nhạc công chuyên nghiệp, hoặc nhạc sỹ, nghệ sỹ piano? Những bài nhạc cổ điển kinh điển trên piano là những tác phẩm hoàn mỹ, chúng ta tôn thờ nhiều hơn. Nhưng... tập trọn vẹn được một bài kinh điển như thế... có dễ không? Mình đã từng... bị tra tấn ba bốn tháng vì một cô bé hàng xóm tập piano, tập đi tập lại một bài nhạc cổ điển. Lúc đầu... nghe cũng hay lắm. Sau thì... nhức đầu khốn khổ. Giống như một món cao lương mỹ vị, nếu ngày ngày bạn phải ăn, rồi bạn cũng ngán tới tận cổ. Nhưng nếu bạn nghe cô bé hàng xóm đó hôm nay tập solo bài Hà Nội Mùa Này Vắng Những Cơn Mưa, vài ngày sau bạn nghe cô bé tập Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên... cũng như những món ăn quê mùa dân dã ấy, tách riêng một món ăn ra không thể so được với cao lương mỹ vị, nhưng đều đặn thay đổi món, bạn sẽ không bao giờ thấy chán.

Mình hơi thiên vị nhạc trẻ mất rồi. Nhưng mình chia sẻ quan điểm ở đây trên cơ sở cho con cái tập nhạc không phải theo hướng chuyên nghiệp và góc nhìn cá nhân của mình dựa trên những gì thực dụng mang lại sau này cho tụi nhỏ nhiều nhất từ việc hiện tại cho tụi nó đi tập nhạc. Từ góc nhìn ấy, mình đánh giá nhạc trẻ cao hơn.

Mình thấy một điểm nữa thế này. Nếu cho tụi trẻ học solo một bài nhạc trẻ, có thể công sức đầu tư tập luyện của tụi nó không khác nhau bao nhiêu so với tập solo một bài cổ điển mà bài nhạc thường không hay bằng bài nhạc cổ điển, nhưng các kỹ thuật chơi của bài nhạc trẻ ấy ứng dụng được vào rất nhiều các bài nhạc trẻ khác. Còn nhạc cổ điển, mỗi tác phẩm cổ điển tuyệt tác... hầu như đều là độc nhất vô nhị. Đó là tinh hoa nhân loại. Các kỹ thuật tập được từ bài nhạc cổ điển ấy... rất khó ứng dụng cho các bài nhạc khác. Một cách so sánh khác, với các kỹ thuật nhạc trẻ, học một biết bảy tám là chuyện rất bình thường, nhưng với các kỹ thuật nhạc cổ điển, học một biết hai đã là... thật giỏi. Một so sánh khác nữa... chúng ta hẳn không nhiều người có thể coi và say mê Đặng Thái Sơn chạy piano cổ điển một cách thực sự trên TV. Nhưng mình dám đảm bảo trong chúng ta rất nhiều người thích thú nhạc sỹ Hồ Hoài Anh đệm độc tấu một cây piano cho các ca sỹ nghiệp dư hát trong các chương trình trò chơi âm nhạc. Mà về trình kỹ thuật piano nếu đem Hồ Hoài Anh so sánh với Đặng Thái Sơn thì có vẻ như quá là... khập khiễng.

Từ góc nhìn của mình, nhạc cổ điển và nhạc trẻ khác nhau ở điểm đó đấy.

Đương nhiên, tập dòng nhạc nào cũng vậy, nếu đã lên tới đỉnh cao thì người chơi nhạc ứng dụng được hết các kỹ thuật chơi từ dòng này qua dòng khác. Tuy nhiên, đặt câu hỏi nếu tụi nhỏ chúng ta chưa tập được lên tới mức đỉnh cao thì sao? Một xác xuất và một tỷ lệ cực lớn con cái chúng ta sẽ không đạt được mức ấy đâu. Vậy cứ coi tụi nhóc sẽ tập và sẽ dừng ở mức... lưng chừng, những gì còn lại tốt cho tụi nhóc, cá nhân mình nhận định nhạc trẻ sẽ hơn rất nhiều.

Mình lạc đề kể chuyện cá nhân mình hồi học sinh một chút. Hồi cấp III mình cũng có một thời gian tập guitar cổ điển. Để rồi lúc mới lên đại học, lần đầu đi sinh hoạt dã ngoại cùng với bạn bè, mình... ngưỡng mộ nhìn thằng bạn amateau... quạt chả phừng phừng ("quạt chả" là đệm nhạc hợp âm chùm để hát, một thuật ngữ bình dân trong giới tập guitar hồi đó). Rồi mình đổi qua tập lại nhạc trẻ, tập rất nhanh, và tận hưởng được cái thú chơi nghiệp dư guitar từ hồi đó tới giờ. Những gì còn lại của nhạc cổ điển... chỉ là vài khúc, vài đoạn nhạc rời rạc của những bài cổ điển tuyệt tác mà, ngay hồi mình còn có khả năng chơi toàn bài và chơi tốt nhất, cũng chả có mấy ai chịu nghe. Và nếu có ai đó chịu nghe hết mình chơi một bài nhạc cổ điển mà không quay sang nói chuyện với người bên cạnh, mình đã... cảm kích lắm lắm. Trong khi nhạc trẻ... sinh hoạt vui nhộn... mình chả đầu tư bao nhiêu vào việc tập luyện... quạt chả phừng phừng... tiếng hát át tiếng đàn... và... tất cả mọi người đều vui vẻ. Nhiều người còn khen mình chơi đàn hay, có tài lẻ nữa (ngượng vãi), dù rằng cá nhân mình thật sự chẳng thấy mình chơi đàn hay chút nào. Muốn chơi hay phải đầu tư thời gian công sức để thiết kế bài hát và tập luyện, chứ cứ... quạt chả phừng phừng mấy hợp âm cơ bản cho mọi người hát hò gào thét thì dễ ẹc và có... hay ho gì cơ chứ? Nhưng mà... khổ nỗi... như thế... lại nhiều người thích. Với lại, nói gì thì nói, dù hơi phi nghệ thuật tí, nhưng như thế nó... mới vui.

Một điểm nữa... nhạc cổ điển muốn chơi tốt được thì phải thường xuyên văn ôn võ luyện. Nhạc trẻ đương nhiên cũng cần nhưng yêu cầu văn ôn võ luyện ít hơn nhiều.

Về chuyện tư vấn hướng học tiếp từ các thầy dạy nhạc, các bạn chú ý đừng nên chỉ nghe mấy thầy dạy nhạc tư vấn về chuyện học nhạc cổ điển hay nhạc trẻ nhé, nhất là với piano. Guitar thì đỡ hơn vì phần nhiều các thầy dạy nhạc trẻ. Mình thấy thế. Lý do là phần lớn các thầy dạy piano chỉ muốn dạy những gì các thầy mạnh, các thầy tự tin. Với lại hình như là các thầy muốn dạy lâu dài, muốn... thu được nhiều học phí. Nhạc cổ điển khó, học cả đời không hết. Còn học thì còn thu học phí dài dài. Hơn nữa, một vài bài nhạc cổ điển cần câu cơm, các thầy thuộc lòng, dạy ngon lành vì... ngày nào chẳng dạy những bài đó... học trò nào chẳng dạy những bài đó. Nhưng chưa chắc các thầy đã tự thẩm âm để đệm nổi một bài nhạc tự do chỉ định ngẫu nhiên. Vậy khi bạn xin tư vấn thầy dạy nhạc học nhạc trẻ hay nhạc cổ điển, các thầy sẽ tư vấn cho con bạn học cái gì? Chắc tự bạn đã tự đoán ra rồi. Vậy nên mình bảo không nên chỉ nghe các thầy tư vấn là vì vậy. Cũng giống như mình bảo khi đi mua hàng không nên chỉ nghe tư vấn hàng từ... người bán hàng.

Vậy, mình kết luận lại góc nhìn cá nhân của mình khi so sánh nhạc cổ điển và nhạc trẻ thế này. Nếu định hướng chuyên nghiệp, tập gì cũng được, và có lẽ cho tụi nó tập nhạc cổ điển tốt hơn. Còn nếu định hướng tập nhạc nghiệp dư để cuộc sống sau này của tụi trẻ phong phú hơn nhờ có âm nhạc, thì có lẽ nên cho tụi nó tập nhạc trẻ.

5. Mua nhạc cụ gì lúc mới tập?

Với những bậc phụ huynh... tiền nhiều như nước, mình chả dám nhiều chuyện chia sẻ. Nhưng với phần lớn chúng ta, chi phí cho lũ trẻ học nhạc... cũng là một chi phí, thì mình khuyên không nên đầu tư tiền sắm nhạc cụ xịn, hàng hiệu... cho tụi nhóc từ đầu. Các bạn không nên nghe những người bán đàn tư vấn... một nhạc cụ tốt sẽ giúp bé hứng thú tập nhạc hơn, thẩm âm từ bé chuẩn hơn, tốt hơn, tương lai đàn nhạc của bé sẽ tiến bộ nhiều hơn... Thực chất, với người mới tập nhạc, nhạc cụ xịn với nhạc cụ trung bình, thậm chí trung bình yếu, tác dụng chẳng khác nhau bao nhiêu. Những người bán nhạc cụ đó họ muốn... bán hàng cho bạn. Các thầy cô dạy nhạc tư vấn nhạc cụ cho bạn nhiều khi cũng có... hoa hồng. Vậy mình nghĩ lúc mới tập chỉ nên mua nhạc cụ mức trung bình cho tụi nhóc. Chờ đến khi tụi nó khá hẳn, biết phân biệt thanh âm một cái đàn hàng hiệu với một cái đàn... chợ, biết trân quý nhạc cụ hàng hiệu mà mình có trong tay, lúc đó hãy đầu tư cho tụi nó, và việc đầu tư ấy hoàn toàn xứng đáng.

Mình có vài người quen lúc con cái mới tập piano, bỏ tiền sắm cho con những cây đàn cơ hàng hiệu thật xịn thật xịn. Con cái học không thành, chán nhạc, thấy nhạc cụ như muốn đổ đi. Ba mẹ thì không biết chơi. Cây đàn xịn thành... đồ trang trí trong phòng khách. Không biết người khác nghĩ gì, nhưng mình nhìn cây đàn xịn đó làm vật trang trí trong phòng khách mà cả gia đình không ai chơi được một bài nhạc cho ra hồn, mình cảm giác như có chút gì... trưởng giả. Nếu là mình, mình bán quách, mua đồ trang trí khác cho phòng khách hợp lý hơn. Cái vị trí đó trong phòng khách, cái số tiền đó, đầu tư để đó... một cái tủ rượu ngoại... có khi hợp lý hơn nhiều.

6. Các khó khăn ban đầu và cách khắc phục trở ngại

Tụi nhỏ thường cả ham chóng chán, không chịu kiên trì. Mà tập nhạc như mình nói, nó không hề dễ. Giả sử cha mẹ không biết nhạc, cho con theo học nhạc cổ điển mà một bài nhạc cổ điển không biết nghe, cũng chẳng bao giờ chịu đi mua đĩa hay download trên mạng về để nghe một bài nhạc cổ điển... vậy mình đã nhìn ngay ra được tương lai nhạc nhẽo của đứa bé.

Nếu cha mẹ biết chút nhạc, kẹp con cái theo hướng dẫn của thầy cô thời gian đầu. Nếu không biết nhạc, tốt nhất... học cùng với tụi nhóc. Hãy đi cùng với tụi nhóc qua hết giai đoạn cả ham chóng chán của tụi nó. Lúc đó, bạn có thể tự lùi ra. Âm nhạc rất dễ khiến con người ta say mê. Tới một trình độ nhất định, phần nhiều tự tụi nhóc đã có đam mê nhất định và tự tập, tự tiến bộ mà không cần sự giục giã của các bậc phụ huynh nữa. Với lại, các bạn nếu chưa từng học nhạc, đi học cùng với con cái một chút, biết thêm chút kiến thức về âm nhạc, mình nghĩ cũng vui và bổ ích đấy.

Riêng với đàn guitar, thời gian đầu tập nhạc thường rất đau ngón tay. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ, thường hay xót con. Điều đó không cần thiết. Đau thời gian đầu thôi, rồi ngón tay sẽ lên chai, hết đau. Hoặc giả các bậc phụ huynh lo tụi nhỏ, nhất là con gái, chai tay sẽ xấu. Yên tâm hoàn toàn. Tập một thời gian, chai tay sẽ lặn, ngón tay lại mềm mại nữ tính như thường thôi. Bấm phím đàn không thấy đau nữa. Còn luận về nữ tính của một cô gái chơi đàn, cá nhân mình chả thấy khác nhau bao nhiêu giữa một cô gái ôm guitar hát Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu với một cô gái ngồi piano gõ phím Thư Gửi Emily. Thật thế.

Kết luận: Bài viết hơi dài, đề tài rộng nên mình không viết được hết ý. Vậy mình xin được tóm tắt lại vài góc nhìn cơ bản của mình mà mình đã chia sẻ: 1. Cho con cái học nhạc thì xin cân nhắc vì tụi nó, đừng vì cái sự thích của cha mẹ; 2. Nếu đi học, xác định đầu tư một đoạn thời gian ban đầu một cách thực sự, đừng... vừa học vừa chơi, đến đâu thì đến...; 3. Mình so sánh một số nhạc cụ và phát biểu quan điểm cá nhân là không nên cho con cái từ đầu học cái thứ nhạc cụ dễ chơi nhất là đàn organ điện tử; 4. Mình so sánh nhạc trẻ với nhạc cổ điển và hơi thiên vị nhạc trẻ một chút...; 5. Cuối cùng, mình cho rằng thời gian đầu lũ trẻ tập nhạc, nên luôn luôn đi cùng với tụi nó.

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ này.
Bài viết hay quá cụ ạ.

Em xin phép copy sang mấy thớt khác của OF nhé, tranh thủ câu tý bài luôn ạ.

Cảm ơn cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top