Cụ chém quá lời
Ngày 1/4/1975, sau khi Quân Giải phóng chiếm được Nha Trang và đang tiến xuống phía nam chiếm Ninh Thuận, Bình Thuận ... và áp sát Xuân Lộc. Hà Nội biết ý định Mỹ sẽ rút lui, nên đã chủ động ra lệnh Quân Giải phóng không bắn vào máy bay Mỹ chở người di tản (từ Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang....và Tân Sơn Nhất. Đồng thời Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông qua Bộ Ngoại giao Liên Xô đã thảo thuận với Hà Nội việc không bắn vào máy bay chỏ người. Hà Nội tất nhiên đồng ý
Trong suốt những ngày đó, không một máy bay nào bị uy hiếp cả
Trường hợp ngày 28/4 Phi đội Quyết Thắng không kích Tân Sơn Nhất lại là chuyện khác. Do Đại sứ Mỹ chần chừ không di tản người Mỹ, có ý định câu giờ, buộc Quân Giải phóng phải không kích.
Sau đó Mỹ thông báo cho Hà Nội (qua Trại David) rằng sẽ di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn vào sáng hôm sau 29/4 từ 5 giờ sáng và kết thúc 18 giờ cùng ngày. Hà Nội chấp nhận.
Nhưng tối ngày 29/4 cộng việc di tản chưa xong, Mỹ cho người vào Trại David xin khất đến 6 giờ sáng 30/4. Hà Nội đồng ý.
Đến hơn 5 giờ sáng hôm sau, người lính Thuỷ quân lục chiến Mỹ cuối cùng lên trực thăng rời Sài Gòn. Lúc đó Quân Giải phóng từ mạn Củ Chi, Xuân Lộc tiến về Sài Gòn (một số đã áp sát Sài Gòn từ trước)
P/S: Hà Nội đã thông báo cho Hoa Kỳ biết sẽ mở Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 20/4/1975 (không nối rõ kết thúc khi nào)
Một ngày sau Mỹ ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Thiệu chửi người Mỹ thậm tệ trên TV
Chính phủ Trần Văn Hương mới lên, đề nghị Mỹ tống cổ Thiệu ra khỏi Nam Việt Nam, để tránh Hà Nội nghi rằng vẫn còn Chính phủ Thiệu mà không có Thiệu, hy vọng đàm phán với Hà Nội
28/4/1975, Hà Nội không chấp nhận Chính phủ Dương Văn Minh, và cho ném bom Tân Sơn Nhất để tỏ thái độ. Ngay lập tức, đêm hôm đó Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Đại sứ Martin thực hiện việc di tản những người Mỹ cuối cùng ra khỏi Nam Việt Nam