- Biển số
- OF-83813
- Ngày cấp bằng
- 26/1/11
- Số km
- 7,177
- Động cơ
- 517,828 Mã lực
Ăn uống cũng tốn kém phết, cơ mà ăn nhiều thức ăn quen rồi nhà em cả 3 người tuyền ăn 1 bát cơm.
Cụ giống bố em, nhưng ông hạn chế ăn vì sợ bệnh tật. Ông cũng 64 tuổi rồi, cả năm chắc hết 1 lít bia, 1 lít rượu là cùng.Nghịch lý: Khi ta ăn được thì không có mà ăn. Lúc có để ăn thì không ăn được, không được ăn. Cụ nào bị tiểu đường, mỡ máu, gút... là như vậy. Cứ nghĩ đến chuyện ăn uống ngày xưa là ký ức kinh hoàng lại ào về, có mà kể cả ngày chả hết. Lúc nào cũng đói, cùng thèm ăn...Vậy mà, giờ đây phải trốn đám ăn đám uống như trốn giặc. Trưa, cỗ bàn...trốn! Chiều, tắt điện thoại vì sợ bạn bè gọi bia bọt. Nhà 2 tủ lạnh đầy hoa quả, đồ ăn. bà xã bưng mâm cơm đầy mồi ngon nhưng...cơm không được ăn, bia rượu không được uống. Cú thế không biết! 17h30 rồi, em tắt điện thoại đây. Nhục! Nhục đến thế là cùng! Tiên sư thằng Tiểu đường!
em thấy fải giảm dần ăn tinh bột, tăng mạnh ăn đạm và các chất khác là đúng. 4000 năm ăn gạo mà có mà vẫn nghèo ko thay đổi quan điểm cứ mãi chạy ăn từng bữa, phụ thuộc thiên tai chắc ko tiến bộ đcNếu như hơn 30 năm trước, người Việt quen gọi bữa ăn là bữa cơm vì đơn giản cơm chiếm tỷ lệ quá nhiều…nhưng giờ khái niệm đó đã không còn đúng nữa mà có thể gọi là bữa thịt, bữa cá hay bữa sữa, bữa trứng…Bữa ăn ngày càng thể hiện sự phân cấp giàu nghèo và gánh nặng bệnh tật đang treo trên mâm cơm của tất cả mọi nhà.
NGƯỜI VIỆT NGÀY CÀNG ĂN ÍT CƠM:
Dinh dưỡng không chỉ đưa dưỡng chất vào nuôi cơ thể mà còn có thể đưa bệnh tật vào nếu nhiều thói quen ăn uống xấu của người Việt không được thay đổi. Theo báo cáo về sự thay đổi trong khẩu phần ăn của PGS.TS Lê Bạch Mai-Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sau hơn 30 năm, tổng lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ của một người Việt tăng từ 789 gram/người/ngày lên 877 gram/người/ngày trong đó thức ăn động vật tăng từ 91 gram lên khoảng 200 gram. Nếu như năm 1985 mỗi người Việt ăn tới 457 gram gạo/ngày, giờ chỉ còn 373 gram, giảm gần 100 gram/ngày. Thay vào đó là các lương thực khác như bánh mì và các sản phẩm từ lúa mì, trước chỉ 3,6 gram nay tăng lên 33,4 gram chứng tỏ mức độ Âu hóa mỗi ngày một lớn. Nhưng nguồn chất bột truyền thống của người Việt là khoai thì giảm gần 10 lần, từ 38,2 gram xuống chỉ còn 4,1 gram.
Thức ăn động vật của người Việt sau 30 năm xu hướng đều tăng nhưng sự thay đổi lớn nhất là thịt và sữa. Hiện chúng ta tiêu thụ 85 gram thịt/ngày (bằng với người Nhật) tăng gấp khoảng 7 lần so với 1985 còn trứng sữa tăng khoảng 20 lần, từ 1,7 gram lên 32,3 gram tuy nhiên sữa chỉ tập trung cho người già và trẻ em, người trưởng thành khá thờ ơ với chúng.
Trong khi đó mức tiêu thụ cá có tăng nhưng chưa được như mong muốn, trước 40 gram/người/ngày giờ lên 59,8 gram còn rau không những không tăng mà lại giảm khoảng 10%. Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người mỗi ngày nên ăn 400gram rau, Bộ Y tế cũng khuyến cáo ăn 400 gram nhưng người Việt chỉ tiêu thụ khoảng 190gram/ngày. Mức tiêu thụ quả chín năm 2000 so với 1985 tăng khá nhiều nhưng từ đó đến nay lại không đổi thay, chỉ dừng ở mức khoảng 60 gram/người/ngày. Một đất nước có tiềm năng sản xuất rau quả rất cao nhưng lại thiếu rau trầm trọng trong mỗi bữa ăn hàng ngày là một nghịch lý. Những thứ có lợi cho sức khỏe, các nhà khoa học khuyến cáo ăn thì lại không tăng mà gia tăng những thứ có nguy cơ bất lợi.
Một bữa ăn của nhà khá giả ở quê (ảnh mang tính minh họa)
Có sự khác biệt trong bữa ăn giữa các vùng sinh thái. Vùng đồng bằng sông Hồng tiêu thụ nhiều thịt nhất với 38 kg/người/năm trong khi miền Trung chỉ 20,4 kg/người/năm. Ngược lại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long lại tiêu thụ nhiều cá nhất, trung bình hơn 28 kg cá/người/năm. Người nông thôn tiêu thụ thịt chỉ bằng khoảng 2/3 so với người thành thị (27 kg/người/năm so với 38,8 kg/người/năm) nhưng mức tiêu thụ cá lại không có sự khác biệt nhiều thậm chí nông thôn còn dùng 21,8 kg/người/năm, thành thị chỉ dùng 20,6 kg/người/năm.
PHÂN CỰC XÃ HỘI QUA BỮA ĂN:
Sau 30 năm mức cung cấp năng lượng qua bữa ăn của người vẫn dậm chân tại chỗ 1925kcal/ngày tuy nhiên cơ cấu năng lượng đến từ protid, lipid lại gia tăng ngoạn mục, làm cho khẩu phần ăn dần cân đối hơn trong đó tỷ lệ % protid vượt qua mức yêu cầu khuyến cáo còn tỷ lệ % lipid gần đạt. Ngược lại, nếu như năm 1985 có 84% năng lượng của người Việt do gạo cung cấp giờ chỉ giảm còn 66,4%.
Một bữa ăn của nhà nghèo ở quê (ảnh mang tính minh họa)
Mức năng lượng cung cấp qua bữa ăn không thay đổi nhưng lại có sự phân cấp giàu nghèo rất rõ rệt, khác hẳn với thời kỳ đầu của đổi mới, khi bữa ăn nhà nào hầu như cũng đơn sơ như nhau. Mức thiếu đói dưới 1500kcal/người/ngày ở các vùng miền đều có nhưng chỉ còn dưới 10%. Ngược lại, ở Việt Nam hình thành tầng lớp dân cư dư thừa năng lượng khi có trên 40% gia đình có mức tiêu thụ năng lượng trên 2400kcal, dễ khiến thừa cân béo phì và các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các thực phẩm đã chế biến tăng mạnh khiến nguy cơ gia tăng các bệnh mãn tính.
Người Việt ngày càng ăn nhiều thịt hơn (ảnh mang tính minh họa)
Mức lý tưởng tiêu thụ năng lượng 2100-2300kcal/người/ngày không nhiều. Bởi thế, dinh dưỡng không hợp lý tạo nên gánh nặng bệnh tật cho xã hội Việt Nam khi mỗi ngày có 256 người chết vì ung thư trong đó có khoảng 43% là liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Bởi thế mà ngành y tế khuyến nghị người Việt cần thay đổi trong cách ăn, sử dụng nhiều sữa và chế phẩm sữa làm sao cho khẩu phần đầy đủ canxi, giảm l½ lượng muối đang sử dụng vì theo khảo sát gần đây chúng ta sử dụng tới 9,3 gram/người/ngày. Thói quen ít ăn rau, ít ăn các loạt hạt, các củ quả nhiều chất xơ được các nhà khoa học chỉ ra là một trong những nguyên nhân khiến cho người Việt dễ mắc bệnh. CSTĐ
Ngày nào em cũng nạp nào lá, nào quả, cụ thể là lá thuốc lá và quả cà phêEm bữa nào cũng ăn hoa quả, cụ thể là quả ớt.
Những người đã bị tiểu đường phải giảm ăn tinh bộtHồi trước lấy đâu ra thịt, chỉ có chén cơm đẫy + rau. Bảo ăn cơm nhiều mà bị tiểu đường thì em không tin được.
giờ rau sạch thì đắt kinh, nhà giàu mới ăn nhiều thôi cụ uôi,nhà e có 4 mống, 2vc f1+f2 mà bữa tối hết mịa 5 xọi tiền rau mà ăn vẫn thòm thèmRau giảm là đúng rồi, xưa có j ăn đâu ngoài rau với gạo ra. Thay vào rau là các loại hoa quả, giờ ai mà ko ăn hoa quả mỗi ngày, xưa cả tháng còn chả có.
Ngày xưa đói mà vui cụ nhỉ. Cụ chắc tầm 7x đấy nhỉ?Quả ớt đó trc những năm 9x thì cũng hiếm lắm, ko ê hề như bi h đâu cụ ợ. Bọn e trong trại lính mỗi khi cầm bát cơm đến trc cửa nhà ăn lại bỏ hàng nhào vào mấy cây ớt chỉ thiên gần đó hái đc mấy quả xanh bé bằng 1/2 cái đầu đũa là thấy như vớ đc cân thịt lớn rồi đấy
Cụ mới là thâm ýCụ vui thật
Bia rượu làm cho người ta quên đi nhiều thứ mà bọn băng nhóm không muốn cho người ta nhớ