[CCCĐ] 3 mình lang thang, dọc ngang nước Mỹ !!!

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi

Tên lửa cất cánh thành công mang theo con tàu vũ trụ vào không gian, tạo nên một bước tiến lớn cho ngành không gian vũ trụ nước Mỹ, và như họ vẫn từng nói: Một bước nhỏ của con người nhưng là một bước khổng lồ của nhân loại.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi



Tạm dịch: Chiếc xe này đã được sử dụng để chở toàn bộ phi hành đoàn Apollo trong trang phục đầy đủ từ Trung tâm điều khiển tới bệ phóng với khoảng cách tương đương 8 dặm. Các phi hành gia mang theo một thiết bị nhỏ dùng để điều khiển nhiệt độ của bộ quần áo cho tới khi họ được kết nối mới hệ thống hỗ trợ sự sống của Module chính. Các thành viên của Apollo 11 bao gồm Neil Amstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




- Ban đầu, NASA không có ý định lựa chọn Neil Armstrong làm chỉ huy nhóm hạ cánh lên mặt trăng, mà thay vào đó dự định sẽ lựa chọn Gus Grissom. Tuy nhiên, một tai nạn vào tháng 1/1967 đã khiến Grissom tử nạn và Neil Armstrong được lựa chọn là người thay thế. Sau này, Arstrong đã có chia sẻ về sự lựa chọn này: “Tôi không phải là người được chọn đầu tiên. Sau đó, tôi chỉ được chọn để làm chỉ huy cho chuyến bay, nhưng chính điều này đã giúp tôi trở thành người đặt chân đầu tiên xuống mặt trăng”.

- NASA đã chọn Armstrong làm người chỉ huy của chuyến bay hạ cánh xuống mặt trăng và là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vì trong tất cả các chỉ huy tại NASA, Arsmtrong là người duy nhất không còn phục vụ trong quân ngũ (Armstrong từng hoạt động trong Hải quân Mỹ), do đó Armstrong sẽ đại diện cho nước Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh như một người dân thường, chứ không phải một quân nhân, qua đó nhấn mạnh mục tiêu hòa bình trong chương trình không gian của Mỹ.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




- Mặc dù NASA khẳng định rằng Arsmtrong và Edwin Aldrin, phi công lái module đổ bộ mặt trăng, sẽ có cơ hội đặt chân xuống mặt trăng bằng nhau do bố trí khoang lái của tàu vũ trụ cho phép cả 2 có thể bước ra đồng thời. Tuy nhiên trên thực tế, NASA đã có một cuộc họp bí mật giữa các quan chức hàng đầu của cơ quan này, trong đó mọi người đồng ý rằng Armstrong mới là người nên đặt chân đầu tiên xuống mặt trăng, không chỉ bởi vì Armstrong là chỉ huy mà còn là “một người khiêm tốn so với người có nhiều cá tính như Aldrin. Bởi lẽ theo NASA, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng sẽ là người mang tính hình ảnh và biểu tượng cho cả đất nước và thế giới.

- Mặc dù các quan chức NASA lo ngại các phi hành gia sẽ xích mích lẫn nhau để giành quyền đặt chân đầu tiên lên mặt trăng, tuy nhiên bản thân Aldrin và phi hành gia còn lại trong chuyến bay Michael Collins đều đồng ý rằng Armstrong là người xứng đáng nhất được đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi

Em tranh thủ oánh dấu địa điểm đến tí các cụ thông cảm nhé. ;)



- Câu nói lịch sử mà Armstrong thốt ra sau khi đặt bước chân đầu tiên xuống mặt trăng: “Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”, trên thực tế không phải là câu nói của Armstrong mà là câu nói được chuẩn bị trước bởi một nhân viên PR của NASA.

- Trên thực tế các nhà du hành vũ trụ phải chấp nhận rủi ro trong chuyến bay đến mặt trăng. Thậm chí trước khi tàu Apollo 11 cất cánh, một bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon với tựa đề “Thảm họa Mặt trăng” để đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Theo kế hoạch, nếu nỗ lực rời khỏi Mặt Trăng thất bại, trung tâm điều khiển dưới mặt đất sẽ cắt đứt mọi liên lạc với khoang đổ bộ và phó mặc mạng sống của hai phi hành gia. Tuy nhiên may mắn cả 3 phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn, mở ra kỷ nguyên mới cho về chinh phục vũ trụ của con người.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




- Trong suốt sự nghiệp phi hành gia của mình, Neil Armstrong chỉ thực hiện 2 chuyến bay ra ngoài vũ trụ, nhưng đều để lại dấu ấn lớn, khi là người Mỹ đầu tiên bay ra vũ trụ (chuyến bay năm 1966) và là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng (chuyến bay năm 1969).

- Trong những năm cuối đời, Neil Armstrong có một cuộc sống tĩnh lặng và ít khi xuất hiện tại các sự kiện công chúng. Ông cũng không tham gia bất kỳ buổi trả lời phỏng vấn nào của giới truyền thông. Vào năm 2002, James R. Hansen, tác giả cuốn tự truyện duy nhất của Neil Armstrong, đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn kéo dài 55 giờ với Amrstrong để tìm hiểu mọi khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

- Mặc dù được xem là “người hùng” của nước Mỹ cũng như tấm gương sáng cho nhiều công dân Mỹ noi theo, tuy nhiên, gia đình Armstrong tuyên bố trong cáo phó của đám tang ông: “Neil Armstrong là một vị anh hùng bất đắc dĩ, bởi vì ông ấy nghĩ rằng việc đặt chân lên mặt trăng chỉ là một phần của công việc”.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi



Saturn V (thường được biết đến như là "Tên lửa Mặt Trăng") là một loại tên lửa vũ trụ nhiều tầng có khả năng kéo dài sử dụng nhiên liệu lỏng được sử dụng trong Chương trình Apollo và Skylab của NASA.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi



Là kiểu lớn nhất trong gia đình các loại tên lửa Saturn, tên lửa Saturn V được thiết kế dưới sự chỉ đạo của Wernher von Braun tại Trung tâm bay Vũ trụ Marshall ở Huntsville, Alabama, với Boeing, North American Aviation, Douglas Aircraft Company và IBM, các công ty đấu thầu chủ đạo. Nó vẫn là tên lửa phóng mạnh nhất đã từng hoạt động, theo các tiêu chuẩn từ độ cao, nặng, sức đẩy, mặc dù loại tên lửa Energia (Энергия) của Nga, chỉ bay hai chuyến thử nghiệm, có sức đẩy lúc cất cánh chỉ mạnh hơn một ít.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi



Tổng cộng, NASA đã phóng lên 13 tên lửa Saturn V từ năm 1967 đến 1973, với không một tổn thất nào. Tên lửa theo thiết kế có nhiệm vụ mang lên phi thuyền Apollo sử dụng bởi NASA cho việc đổ bộ lên Mặt Trăng, và sau đó Saturn V tiếp tục được sử dụng để phóng trạm không gian Skylab.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Ba tầng của tên lửa Saturn V được phát triển bởi các công ty khác nhau hợp đồng với NASA, nhưng sau một chuỗi các sát nhập và bị mua tất cả bây giời thuộc quyền sở hữu của Boeing. Mỗi tầng thứ nhất và thứ hai được thử tại Trung tâm Vũ trụ Stennis Space tọa lạc gần Vịnh St. Louis, Mississippi. Trung tâm sau này được sử dụng cho việc thử nghiệm và kiểm định các động cơ chính của tàu con thoi.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ năm của chương trình Apollo và là chuyến bay đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng. Được phóng vào ngày 16 tháng 7 năm 1969, phi thuyền mang theo ba phi hành gia vào quỹ đạo Mặt Trăng. Vào ngày 20 tháng 7, Armstrong và Aldrin hạ cánh xuống Mặt Trăng, trở thành những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đặt chân lên một thiên thể khác ngoài Trái Đất. Sau Apollo 11, chỉ có 5 lần hạ cánh tiếp theo.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




Sự kiện Apollo 11 đổ bộ thành công ngay lập tức thu hút sự chú ý của cả thế giới. Có khoảng 600 trăm triệu người đã theo dõi sự kiện này qua truyền hình. Đó là chương trình truyền hình có số lượng khán giả lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Kỷ lục đó chỉ bị phá vỡ vào năm 1981, khi 750 triệu người theo dõi đám cưới của hoàng tử xứ Wales và công nương Diana Spencer.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top