[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,847
Động cơ
1,183,286 Mã lực
E hóng tư liệu của cụ Ngao5
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực
Có một chuyện ngẫu nhiên xảy ra cho cả hai bên
Sau đêm 23/12 Mỹ phải tạm dừng để củng cố tinh thần phi công B-52. Cùng lúc đó, Việt Nam thiếu tên lửa. Thực ra tên lửa trong kho vẫn còn, nhưng phải lắp ngòi và testing trước khi bàn giao. Ta chỉ có 2 bộ máy thử ở Thái Nguyên và Kim Bôi (Hòa Bình). Do nhu cầu tăng đột ngột, máy lắp ráp và thử không xuể.
Có tin kể là một số đơn vị nhường tên lửa cho nhau. Theo ông Nguyễn Văn Phiệt, (sau là Phó Tư lệnh Phòng không-Không quân) Anh hùng Quân đội, từng chỉ huy Tiểu đoàn tên lửa Hải Phòng, kéo về Hà Nội tăng cường, cho biết không đúng như vậy
Theo ông, mỗi quả tên lửa có mã riêng và chỉ sử dụng cho một tiểu đoàn tên lửa, nghĩa là đạn có thể dùng lẫn trong cùng một tiểu đoàn, nhưng không sử dụng cho tiểu đoàn khác được
Hôm đó Việt Nam đã cạn hết tên lửa (để sẵn sàng cho chiến đấu)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,155
Động cơ
462,607 Mã lực
22 giờ ngày 18-12-1972, sếp em cùng gia đình trên xe com-măng-ca (GAZ 69) trên đường lên khu sơ tán ở lập Thạch đã ghé qua viện và thông báo nhỏ là B-52 ném bom

Sáng hôm sau 19-12-1972, lúc 8 giờ sáng thì mọi người nhận được báo NHÂN DÂN các nhận B-52 ném bom và ta bắn rơi mấy chiếc (hình như 4 chiếc, lâu quá em không còn nhớ chính xác)
Choáng váng, không nghĩ Hoa Kỳ đưa B-52 ném bom Hà Nội
22h 18/12/1972 thì bom B52 đã rơi rồi cụ ah :D
 

Haohuu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-703357
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
73
Động cơ
94,740 Mã lực
Tuổi
25
Tối 18/12/1972, em vừa từ Hải Phòng về cơ quan. Mẹ em mổ tuỵ ở Bệnh Viện Việt-Tiệp Hải Phòng nên em phải về thăm. Lúc 18:00 đến 18h30 em nghe bản tin BBC. Bộ Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV) chối bắn một quả tên lửa vào trận địa phòng không ở Hà Lũng, Hải Phòng (sự thật đúng là tên lửa Mỹ có bắn vào). Sau đó em nghe bản tin đài VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ), cũng y chang
Khoảng 20 giờ 15, qua cửa sổ em nhìn thấy những tia chớp sáng đỏ ở Sân bay Nội Bài, và tiếng nổ như sấm rền. Thoạt đầu em nghĩ không quân Việt Nam tập ném bom ban đêm. Một lúc sau thì có còi báo động. Suốt đêm đó tiếng còi báo động luôn lệch pha. Khi máy bay B-52 ném bom thì không ai nghe thấy gì, khi đi xong thì mới có còi báo động
Làng Hà lũng, xã Đằng Hải, huyện An Hải, Hải Phòng là quê em.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực
Nắm được thóp của ta, Mỹ cho máy bay chiến thuật ném bom khu Quỳnh Lôi (Bạch Mai), nơi đó có kho chứa ngòi nổ và những phụ kiện cho tên lửa.
Ta phải cấp tốc rút tên lửa từ Khu 4 về bảo vệ Hà Nội
Lúc đó SAM-3 đang nằm ở đất Trung Quốc. Lớp học đại học của em có một số sang Liên Xô học sử dụng SAM-3 từ 1971, họ đã về Hà Nội từ 10/1972, nhưng tên lửa chưa về.
SAM-3 trở về lãnh thổ Việt Nam hôm 1/1/1973 thì Mỹ đã chấm dứt chiến dịch Linebacker II một ngày
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,155
Động cơ
462,607 Mã lực
Có một chuyện ngẫu nhiên xảy ra cho cả hai bên
Sau đêm 23/12 Mỹ phải tạm dừng để củng cố tinh thần phi công B-52. Cùng lúc đó, Việt Nam thiếu tên lửa. Thực ra tên lửa trong kho vẫn còn, nhưng phải lắp ngòi và testing trước khi bàn giao. Ta chỉ có 2 bộ máy thử ở Thái Nguyên và Kim Bôi (Hòa Bình). Do nhu cầu tăng đột ngột, máy lắp ráp và thử không xuể.
Có tin kể là một số đơn vị nhường tên lửa cho nhau. Theo Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội, anh hùng, ông phụ trách tên lửa Hải Phòng, kéo về Hà Nội tăng cường, cho biết không đúng như vậy
Mỗi quả tên lửa có mã riêng và chỉ sử dụng cho một tiểu đoàn tên lửa, nghĩa là đạn có thể dùng lẫn trong cùng một tiểu đoàn, nhưng không sử dụng cho tiểu đoàn khác được
Hôm đó Việt Nam đã cạn hết tên lửa (sẵn sàng cho chiến đấu)
Có chuyện kéo đạn từ quân khu 4 ra trong thời gian địch tạm nghỉ đánh nha.
Song phải cài lại cốt, phách để tương thích với từng bộ khí tài chiến đấu.

Cụ Ngao mờ thích, em dắt cụ vào bv Việt Xô thăm 1 ông chỉ huy 1 E tên lửa thuộc F361 thời đó đương nằm viện dưỡng thương :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực
22h 18/12/1972 thì bom B52 đã rơi rồi cụ ah :D
Cụ không thấy em kể là 20 giờ em nhìn thấy bom rơi xuống Nội Bài sao?
Sếp của em làm to, nên được "trên" thông báo riêng, ông phải mất 4 giờ chuẩn bị mới ghé qua được chỗ em, trên đường đến khu sơ tán
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
22h 18/12/1972 thì bom B52 đã rơi rồi cụ ah :D
B52 đánh bom theo 2 đợt. Đợt một khoảng từ 20h-22h đêm, đợt hai từ 3-5h sáng. Ở HN đều có báo động phòng không bằng loa phóng thanh theo khoảng cách bay vào: 80km, 50km cùng các lệnh sẵn sàng; Sau đó là còi báo động kéo nhiều loạt, rú lên kèm thông báo dân phải vào hầm trú ẩn, các lực lượng vũ trang chiến đấu đánh trả máy bay địch.
 

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,372
Động cơ
589,859 Mã lực
Những nhân chứng sống như cụ Ngao thật đáng quý.

Năm ngoái em đọc cuốn Lính Bay của ông Thái là 1 trong những phi công chiến đấu chống Mỹ, rất thật hơn hẳn những gì báo chí, sách giáo khoa viết
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực
Một bài báo đăng trên tờ Quân đội Nhân dân tháng 12/1977 nói là Việt Nam tính đến cầu hàng không từ Nga chở tên lửa sang Việt Nam
Tờ báo này cũng đăng tin chiến sĩ Vũ Xuân T. bắn rơi B-52 và hy sinh
Vũ Xuân T. là Vũ Xuân Thiều, phi công MiG-21, một trong 13 phi công có khả năng bay đêm, được Nga chọn lựa
Vũ Xuân Thiều (trạc tuổi em) nhà ở phố Đăng Dung là em ruột ông Vũ Xuân Quang, đồng nghiệp của em
Tháng 6/1972, Vũ Xuân Thiều đến khu sơ tán, thăm anh trai. Em hỏi tại sao không trực chiến, thì anh Thiều nói là anh có nhiệm vụ chiến đấu ban đêm
Ngày 15/1/1973, Vũ Xuân Quang (anh trai ruột Vũ Xuân Thiều) gặp em ở viện nói: "Thằng Thiều chết rồi mày ạ. Tao vừa đi nhận xác ở Sơn La"
Những câu chuyện ông Quang kể gần đúng với những gì báo chí kể, và vì sao Vũ Xuân Thiều mãi sau này mới được công nhận anh hùng, thì ông Quang đã lý giải ngay hôm đó, với quyển nhật ký trong đó ghi những điều.... chỉ trích lãnh đạo quân chủng
Năm 2002, khi về nước em có đến chụp hình mộ Vũ Xuân Thiều ở Văn Điển
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực




Đại sứ quán Cuba góc Lý Thường Kiệt-Bông Nhuộm trúng bom hôm 26/12/1972
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực



Ga Gia lâm, Hà Nội bị B-52 tàn phá
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực




Ga Lạng Giang (gần Kép, Bắc Giang) trên tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn bị ném bom
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,848
Động cơ
407,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ gọi, thì em trả lời
Bức ảnh này chụp đúng ngày cách đây 47 năm trước đây, ít giờ trước khi Mỹ ném bom xuống khu vực Khâm Thiên
15:30 ngày 26-12-1972, một nhóm tự vệ Viện Vật Lý, thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên, Nghĩa Đô, Hà Nội (tiền thân Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) Trái sang: Phạm Đình Ty (phân tích quang phổ hồng ngoại), Đặng Vũ Minh (Hoá phóng xạ, sau là Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Quốc gia), ngao5 tên thật Nguyễn Học (Vật lý bán dẫn), Ngô Quang Tấn (Phụ trách Trung đội tự vệ, sau là Chánh Vân phòng Viện Khoa học Việt Nam)


Bức hình này ông Đặng Vũ Minh mang sang Moscow năm 1999 tặng em (cách đây 20 năm), với lời đề tặng
Người chụp bức hình là ông Phạm Đình Tỵ, nghề phân tích quang phổ hồng ngoại, ông này là người chiết xuất nghệ chữa bệnh
Vì lý do tế nhị (không dám kể) cả ba người quyết định sẽ chụp hình, chọn 15h30 để có đủ ánh sáng. Máy ảnh để ở chế độ chụp chậm, tự động sau 10 giây


ngao5 ngày đó
Cụ nhìn đúng kiểu mọt sách ạ :)
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,848
Động cơ
407,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ gọi, thì em trả lời
Bức ảnh này chụp đúng ngày cách đây 47 năm trước đây, ít giờ trước khi Mỹ ném bom xuống khu vực Khâm Thiên
15:30 ngày 26-12-1972, một nhóm tự vệ Viện Vật Lý, thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên, Nghĩa Đô, Hà Nội (tiền thân Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) Trái sang: Phạm Đình Ty (phân tích quang phổ hồng ngoại), Đặng Vũ Minh (Hoá phóng xạ, sau là Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Quốc gia), ngao5 tên thật Nguyễn Học (Vật lý bán dẫn), Ngô Quang Tấn (Phụ trách Trung đội tự vệ, sau là Chánh Vân phòng Viện Khoa học Việt Nam)


Bức hình này ông Đặng Vũ Minh mang sang Moscow năm 1999 tặng em (cách đây 20 năm), với lời đề tặng
Người chụp bức hình là ông Phạm Đình Tỵ, nghề phân tích quang phổ hồng ngoại, ông này là người chiết xuất nghệ chữa bệnh
Vì lý do tế nhị (không dám kể) cả ba người quyết định sẽ chụp hình, chọn 15h30 để có đủ ánh sáng. Máy ảnh để ở chế độ chụp chậm, tự động sau 10 giây


ngao5 ngày đó
Hồi đó cụ bao nhiêu tuổi ạ?
Viện khoa học VN bây giờ ở số 1 Liễu Giai đúng ko ạ
 

Haohuu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-703357
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
73
Động cơ
94,740 Mã lực
Tuổi
25
Một bài báo đăng trên tờ Quân đội Nhân dân tháng 12/1977 nói là Việt Nam tính đến cầu hàng không từ Nga chở tên lửa sang Việt Nam
Tờ báo này cũng đăng tin chiến sĩ Vũ Xuân T. bắn rơi B-52 và hy sinh
Vũ Xuân T. là Vũ Xuân Thiều, phi công MiG-21, một trong 13 phi công có khả năng bay đêm, được Nga chọn lựa
Vũ Xuân Thiều (trạc tuổi em) nhà ở phố Đăng Dung là em ruột ông Vũ Xuân Quang, đồng nghiệp của em
Tháng 6/1972, Vũ Xuân Thiều đến khu sơ tán, thăm anh trai. Em hỏi tại sao không trực chiến, thì anh Thiều nói là anh có nhiệm vụ chiến đấu ban đêm
Ngày 15/1/1973, Vũ Xuân Quang (anh trai ruột Vũ Xuân Thiều) gặp em ở viện nói: "Thằng Thiều chết rồi mày ạ. Tao vừa đi nhận xác ở Sơn La"
Những câu chuyện ông Quang kể gần đúng với những gì báo chí kể, và vì sao Vũ Xuân Thiều mãi sau này mới được công nhận anh hùng, thì ông Quang đã lý giải ngay hôm đó. Xin các cụ đừng hỏi.
Năm 2002, khi về nước em có đến chụp hình mộ Vũ Xuân Thiều ở Văn Điển
Tuy được ghi nhận đã hạ B-52 nhưng Vũ Xuân Thiều không được truy tặng danh hiệu ngay vì các cấp chỉ huy e ngại các phi công khác sẽ học theo lối tấn công "cảm tử" này, mà mỗi phi công chiến đấu thì phải đào tạo rất lâu dài mới có được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực
Trận bom đầu tiên chập tối 18/12 nhằm vào sân bay Nội Bài, để triệt hạ MiG-21 của ta
4 giờ sáng ngày 19/12/1972 (ta quen gọi là đêm đầu tiên B-52 đánh phá) Mỹ ném bom cột phát sóng Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì
Đài bị ngừng phát vài giờ
Mục đích để Mỹ bịt miệng thông tin cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam ở vài nơi trong thành phố Hà Nội
- Bạch Mai, đại bản doanh đài Giải phóng, nơi ca sĩ Thanh Hoa ở đó
- Phòng bá âm Bà Triệu (chỗ thư viện Hà Nội, đối diện Đại sứ quán Pháp ngày nay)
- Chùa Trầm, nơi Đài sơ tán
Trước đó, Việt Nam đã thoả thuận với Trung Quốc cho phép sử dụng một đài phát thanh đặt ở Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc để phòng hờ. Mông Tự cũng là nơi Trung Quốc cho Việt Nam sử dụng một sân bay để cất giữ những máy bay chiến đấu chưa sử dụng đến, để bù đắp những máy bay bị rơi. Trong khi Nam Ninh thì chứa máy bay hành khách Li-14, An-24 phục vụ lãnh đạo ta di chuyển từ Nội Bài sang Nam Ninh
 

Haohuu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-703357
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
73
Động cơ
94,740 Mã lực
Tuổi
25
Hồi đó cụ bao nhiêu tuổi ạ?
Viện khoa học VN bây giờ ở số 1 Liễu Giai đúng ko ạ
Cụ ấy nói ngang tuổi phi công Vũ Xuân Thiều.
Ông Vũ Xuân Thiều sinh năm 1945
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,455
Động cơ
1,138,198 Mã lực
Hồi đó cụ bao nhiêu tuổi ạ?
Viện khoa học VN bây giờ ở số 1 Liễu Giai đúng ko ạ
Liễu Giai là Viện Vật Lý, cơ sở này xây dựng sau 1990
Ban đầu tất cả nằm ở đường Hoàng Quốc Việt, nay là Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam. Vợ chồng em sống trong viện từ 1973 đến 1980, sau chuyển xuống Đội Cấn. Trước khi lấy vợ, em sống độc thân từ đầu 1972, cụ ạ
Anh Thiều sinh 1947, cùng tuổi với anh Đặng Vũ Minh, em kém 2 tuổi, nhưng chúng em không để ý tuổi tác. Em và Đặng Vũ Minh là đồng nghiệp gần 20 năm. Sau đó em sang Nga và ở đó 12 năm rồi trở về nước, không làm ở Viện nữa (chính xác là em bị loại ra khỏi biên chế)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top