[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,942
Động cơ
868,057 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng.

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ chống lại Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Với thái độ ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ.
Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Và “nếu B52 cứ rơi với tốc độ này thì sau hai tuần lễ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa” (B-52_Stratofortress, Project Get Out and Walk).
Từ tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đặt vấn đề: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển? Mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần lễ, câu trả lời đã được đưa ra: N1: Tỷ lệ chịu đựng được là 1 - 2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N2: Tỷ lệ Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%; N3: Tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%.

Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Không những thế, trên thực tế chiến trường, bộ đội Bắc Việt còn thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, tỷ lệ B52 bị bắn rơi là 17,6% (34/147 chiếc, trong đó Hà Nội góp công 23 chiếc).

Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, những tổn thất sinh mạng dân sự lớn, đẫm máu như ném bom sập Bệnh viện Bạch Mai, rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên

( ...tấm màn trắng xoá
xé chia nhau chít vội lên đầu
cả khu phố già đi hàng chục tuổi
những bó hương bên đường nghi ngút khói
những bó hương châm nát cả bầu trời
người trồng rau, chứa khoá, vá may
người nhặt củi, quét đường lam lũ
từ nay chung buổi giỗ...
Lưu Quang Vũ)

nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình. Đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng.


Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris.

Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.

Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn nhất bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã hoàn toàn bị đánh bại. Trong 12 ngày đêm, địch đã xuất kích 663 lần/chiếc máy bay chiến lược B52 và hơn 3.800 lần/chiếc máy bay chiến thuật các loại.

Bắc Việt đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972, và cũng là trong toàn bộ cuộc chiến tranh


Em trân trọng kính mời một Kụ có kho tàng ảnh đồ sộ nhất, phong phú nhất và có nhiều topic ảnh thu hút nhất trên OF càfe ạ

Trân trọng kính mời Kụ Ngao5 cho chúng em những bức ảnh về sự kiện này
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Lão DurexXL muốn bay bị đội loser đấu tố hay sao mà lập những thớt như thế này
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Phố Khâm Thiên năm 1972










 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,896
Động cơ
279,688 Mã lực
Ảnh chụp từ máy bay không người lái của Mỹ ngày 21/12/1972, tại khu vực có cán bộ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt nam đang kiểm tra thực địa khu vực máy bay B52 bị bắn rơi.


Chú thích thêm: Khu vực này hiện nay ở khoảng khu sân vận động thành phố Vĩnh Yên



http://www.kyvatkhangchien.com/2019/07/716-khong-anh-chup-can-bo-chien-sy-quan.html
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Từ năm 1965 đến năm 1972, Việt Nam nhận : 95 hệ thống SA75 và 7.658 quả tên lửa

Sau năm 1972: Việt Nam còn 39 tổ hợp và 852 quả
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trân trọng kính mời Kụ Ngao5 cho chúng em những bức ảnh về sự kiện này
Cụ gọi, thì em trả lời
Bức ảnh này chụp đúng ngày cách đây 47 năm trước đây, ít giờ trước khi Mỹ ném bom xuống khu vực Khâm Thiên
15:30 ngày 26-12-1972, một nhóm tự vệ Viện Vật Lý, thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên, Nghĩa Đô, Hà Nội (tiền thân Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) Trái sang: Phạm Đình Ty (phân tích quang phổ hồng ngoại), Đặng Vũ Minh (Hoá phóng xạ, sau là Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Quốc gia), ngao5 tên thật Nguyễn Học (Vật lý bán dẫn), Ngô Quang Tấn (Phụ trách Trung đội tự vệ, sau là Chánh Vân phòng Viện Khoa học Việt Nam)


4110949-44803-hoc--4--2-5ogcrt7ak0zytfhqcmde-Colorized_zip.jpg


Bức hình này ông Đặng Vũ Minh mang sang Moscow năm 1999 tặng em (cách đây 20 năm), với lời đề tặng
Người chụp bức hình là ông Phạm Đình Tỵ, nghề phân tích quang phổ hồng ngoại, ông này là người chiết xuất nghệ chữa bệnh
Vì lý do tế nhị (không dám kể) cả ba người quyết định sẽ chụp hình, chọn 15h30 để có đủ ánh sáng. Máy ảnh để ở chế độ chụp chậm, tự động sau 10 giây


ngao5 ngày đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Vì là tự vệ bảo vệ Viện Vật Lý và Trung tâm Khoa học Tự nhiên nên em chứng kiến những gì xảy ra trong 12 đêm đó. Chỉ nói một câu là kinh khủng. Em chứng kiến cảnh B-52 rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, cháy ngôi nhà số 38 Hoàng Hoa Thám (em nhớ có thể không chính xác số nhà) hôm 28/12/1972. Em tham gia tham gia kéo mảnh đuôi máy bay để cứu bà già dưới hầm trú ẩn, nhưng đã quá muộn. Ngôi nhà bị đuôi B-52 rơi vào, 3 người thiệt mạng, ngoài cụ già còn có một du học sinh Việt Nam mới từ Hungary trở về nước chờ đợi nhận công tác. Tên cô là Hương thì phải.
Vì bị bắn rơi khi chưa cắt bom, nên những quả bom chưa nổ rơi lả tả quanh đường Hoàng Hoa Thám (chủ yếu là gần làng Vạn Phúc, giữa Bệnh viện Lao bây giờ và đường Bưởi, lúc đó chỉ là ruộng trồng xu hào
Những quả bom chưa nổ được quy tập đầu tiên ở Vườn Bách Thảo, sau đó chuyển về Tam Đa, chỗ bây giờ là khu Việt Nhật. Hồi đây khu vực này là bãi rộng, tiếp nhận phân người của Công ty vệ sinh để chế biến thành phân trồng cây. Gần tết, (tháng 12/1973), trẻ con làng Bưởi cưa đục bom lấy thuốc bán làm pháo. Lúc 17 giờ, một tiếng nổ lớn phát ra, 2 đứa trẻ tử nạn. Đó là 2 con ông giáo Hiền người làng Bưởi, quê vợ em, đúng ngày đăng ký kết hôn của vợ chồng em. Chạy về nhà vợ đón tin buồn quá


Những quả bom chưa nỗ từ máy bay B-52 bi bắn rơi trên phố Hoàng Hoa Thám, được đưa lên mặt phố Hoàng Hoa Thám để mang đến bãi rác Tam Đa gằn đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực




Đây là một trong những chiếc B-52 bị bắn rơi đêm đầu tiên hôm 18/12/1972, đó là chiếc máy bay mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu xác định chính xác có phải B-52 không
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,724
Động cơ
264,512 Mã lực
Vì là tự vệ bảo vệ Viện Vật Lý và Trung tâm Khoa học Tự nhiên nên em chứng kiến những gì xảy ra trong 12 đêm đó. Chỉ nói một câu là kinh khủng. Em chứng kiến cảnh B-52 rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám, cháy ngôi nhà số 38 Hoàng Hoa Thám (em nhớ có thể không chính xác số nhà) hôm 28/12/1972. Em tham gia tham gia kéo mảnh đuôi máy bay để cứu bà già dưới hầm trú ẩn, nhưng đã quá muộn. Ngôi nhà bị đuôi B-52 rơi vào, 3 người thiệt mạng, ngoài cụ già còn có một du học sinh Việt Nam mới từ Hungary trở về nước chờ đợi nhận công tác. Tên cô là Hương thì phải.
Vì bị bắn rơi khi chưa cắt bom, nên những quả bom chưa nổ rơi lả tả quanh đường Hoàng Hoa Thám (chủ yếu là gần làng Vạn Phúc, giữa Bệnh viện Lao bây giờ và đường Bưởi, lúc đó chỉ là ruộng trồng xu hào
Những quả bom chưa nổ được quy tập đầu tiên ở Vườn Bách Thảo, sau đó chuyển về Tam Đa, chỗ bây giờ là khu Việt Nhật. Hồi đây khu vực này là bãi rộng, tiếp nhận phân người của Công ty vệ sinh để chế biến thành phân trồng cây. Gần tết, (tháng 12/1973), trẻ con làng Bưởi cưa đục bom lấy thuốc bán làm pháo. Lúc 17 giờ, một tiếng nổ lớn phát ra, 2 đứa trẻ tử nạn. Đó là 2 con ông giáo Hiền người làng Bưởi, quê vợ em, đúng ngày đăng ký kết hôn của vợ chồng em. Chạy về nhà vợ đón tin buồn quá
Em hâm mộ cụ đã lâu, hy vọng qua thớt này sẽ xem được nhiều sự kiện người thực, việc thực.

Chúc cụ và gia đình sang năm mới nhiều sức khỏe và may mắn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Tối 18/12/1972, em vừa từ Hải Phòng về cơ quan. Mẹ em mổ tuỵ ở Bệnh Viện Việt-Tiệp Hải Phòng nên em phải về thăm. Lúc 18:00 đến 18h30 em nghe bản tin BBC. Bộ Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV) chối bắn một quả tên lửa vào trận địa phòng không ở Hà Lũng, Hải Phòng (sự thật đúng là tên lửa Mỹ có bắn vào). Sau đó em nghe bản tin đài VOA (Tiếng nói Hoa Kỳ), chối bỏ cũng y chang
Khoảng 20 giờ 15, qua cửa sổ em nhìn thấy những tia chớp sáng đỏ ở Sân bay Nội Bài, và tiếng nổ như sấm rền. Thoạt đầu em nghĩ không quân Việt Nam tập ném bom ban đêm. Một lúc sau thì có còi báo động. Suốt đêm đó tiếng còi báo động luôn lệch pha. Khi máy bay B-52 ném bom thì không ai nghe thấy gì, khi đi xong thì mới có còi báo động
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
22 giờ ngày 18-12-1972, sếp em cùng gia đình trên xe com-măng-ca (GAZ 69) trên đường lên khu sơ tán ở Lập Thạch đã ghé qua viện và thông báo nhỏ là B-52 ném bom
Sáng hôm sau 19-12-1972, lúc 8 giờ sáng thì mọi người nhận được báo NHÂN DÂN xác nhận B-52 ném bom và ta bắn rơi mấy chiếc (hình như 4 chiếc, lâu quá em không còn nhớ chính xác)
Choáng váng, không nghĩ Hoa Kỳ đưa B-52 ném bom Hà Nội
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Chiều 19/12/1972, Viện Vật Lý cho chiếc xe tải IFA W50L chở trẻ con và gia đình cán bộ trong viện lên khu sơ tán. Mọi người tập trung tại Viện lúc chiều và lên đường. Từ Viện (Nghĩa Đô) đến phà Chèm chỉ 12 km. xe chạy nửa tiếng. Nhưng xe không thể qua được phà vì tất cả ưu tiên cho xe quân đội chở tên lửa di chuyển. Xe tải phải quay về Viện lúc 4 giờ sáng. Chúng em phải thu xếp cho các cháu chui xuống trú ẩn đã hầm nơi sẽ đặt giây điện và có nắp che. Rồi lo cho chúng ăn uống. Hôm sau xe mới đi được qua phà. Những đứa trẻ ấy lúc ấy bé thì vài tuổi, lớn thì 12 tuổi, nay cũng gần 60 tuổi rồi. Nhanh thật
 

hienld

Xe điện
Biển số
OF-57512
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
2,117
Động cơ
691,762 Mã lực
Nơi ở
20 Nghĩa Đô, Hà Nội - 0908630088 - 0827788333
Website
giadungnhaviet.com
Chắc chắn sẽ có nhiều tư liệu quý tại topic này khi xuất hiện cụ Ngao5 ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,066
Động cơ
385,150 Mã lực
Em hóng một thời khói lửa của các tiền bối.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực




Đêm 19/12/1972 là đêm mà phòng không tung lên trời cũng nhiều tên lửa và diệt được nhiều máy bay hơn. Lúc 1 giờ sáng ngày 20/1/1972, em thấy 2 quả tên lửa phóng lên từ Phùng lao lên bầu trời, lúc đó đang yên tĩnh. Chúng em cũng thắc mắc sao đang yên tĩnh lại phóng 2 quả lên. Một lúc sau thấy bó đuốc sáng trên bàu trời khu vực Đông Anh
Theo em biết đêm 19/12 và đêm 21/12 là hai đêm phòng không Việt Nam hạ nhiều máy bay khiến phi công B-52 ngán ngẩm vì họ được thông báo rằng với máy phát chống nhiễu cực mạnh và máy phát nhiẽu trấn áp hệ điều khiển tên lửa Bắc Việt Nam thì họ không còn lo ngại nữa. B-52 "bất khả xâm phạm"
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top