[TT Hữu ích] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 25 tháng 6 năm 1950, tròn 70 năm trước đây, đã nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên
Em từng mở một thớt (cũ) vài năm trước đây, nay em mở lại, nhưng nội dung và hình ảnh phong phú hơn, chính xác hơn. Khi xong, em đề nghị min/mod xoá thớt cũ
Đây là bài viết tổng hợp, không phải là luận văn khoa học.
Hình ảnh trong bài hầu hết nguồn từ phương Tây, do em không tiếp cận được những hình ảnh từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
Chú thích trong hình, theo quan điểm của tác giả phương Tây, chứ không phải là quan điểm của em
Một số thuật ngữ trong CHÚ THÍCH cần lưu ý
Cộng sản: Bắc Triều Tiên/Trung Quốc/Liên Xô
Địch: lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên/Trung Quốc/Liên Xô
Lực lượng Liên Hợp Quốc: là lực lượng 15 nước tham chiến, đôi khi hiểu là Mỹ, là người đầu trò, chủ chi toàn bộ chiến phí
Bắc Triều Tiên: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Nam Triều Tiên: Hàn Quốc / Cộng hoà Hàn Quốc
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cuộc chiến kéo dài 3 năm 1 tháng 2 ngày, kết thúc bằng Hiệp định ngừng bắn (không phải hòa bình) ký hôm 27/7/1953

Các con số dưới đây thay đổi theo nguồn

Lực lượng tham chiến
Hàn Quốc + Mỹ + Liên Hợp Quốc

Hàn Quốc: 590.911
Hoa Kỳ: 480.000
15 nước Đồng minh khoảng 113.000
Tổng cộng: 1.206.914 người
____________________________

Lực lượng Bắc Triều Tiên +Trung Quốc + Liên Xô

Bắc Triều Tiên: 260.000 người

Trung Quốc: 926.000 người

Liên Xô: 26.000 người
____________
Tổng cộng: 1.212.000 người
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
THƯƠNG VONG ĐÔI BÊN
Hàn Quốc + Mỹ + Đồng minh

Hàn Quốc:
137.899 tử trận
450.742 bị thương
24.495 mất tích
Hoa Kỳ:
36.516 chết (bao gồm 2.830 không chiến đấu)
92.134 bị thương
8.176 mất tích
7.245 tù binh
Anh Quốc:
1.109 chết
2.674 bị thương
1.060 mất tích hoặc bị bắt
Thổ Nhĩ Kỳ:
721 chết
2.111 bị thương
168 mất tích
216 tù binh
Canada:
516 chết
1.042 bị thương
Australia:
339 chết
1.200 bị thương
Pháp:
300 chết hoặc mất tích
Hy Lạp:
194 chết
459 bị thương
Colombia
163 chết
448 bị thương
2 mất tích
28 bị bắt
Thái Lan:
129 chết
1.139 bị thương
5 mất tích
Hà Lan:
123 chết
Philippines:
112 chết
Bỉ:
101 chết
478 bị thương
5 mất tích
New Zealand:
33 chết
Nam Phi:
28 chết
8 mất tích
Luxembourg:
2 chết
Tổng cộng:
178.698 chết,
32.925 mất tích
566.434 bị thương
 

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,864
Động cơ
420,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em kê ghế ngồi hóng tư liệu cụ Ngao.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,703
Động cơ
959,175 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em chỉ quan tâm số người tàu chết trong cuộc chiến này là bao nhiêu thôi ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Phía Bắc Triều Tiên + Trung Quốc + Liên Xô
Bắc Triều Tiên: (Số liệu chính thức):
290.000 chết hoặc bị thương, Đây là con số lúc nổ ra cuộc chiến Bắc Triều Tiên, sau ba tháng chiến đấu bị hao hụt và khi bị quân Liên Hợp Quốc dồn đuổi phải chạy sang Trung Quốc thì chỉ còn chừng 30.000 binh sĩ. Ba năm sau, tuyển tân binh và tiếp tục chiến đấu nên số lượng người chết nhiều hơn lúc ban đầu
90.000 bị bắt
(Hoa Kỳ ước tính):
215.000 chết,
303.000 bị thương,
120.000 mất tích hoặc bị bắt

Trung Quốc (Số liệu chính thức):
183.108 chết (bao gồm số chết không trong chiến đấu)
383.218 bị thương
25.621 mất tích
21.400 tù binh
(Hoa Kỳ ước tính):
Trên 400.000 chết hoặc mất tích
486.000 bị thương
21.000 tù binh

Liên Xô:
mất 335 máy bay MiG-15
282 chết, trong đó có 126 phi công
Tổng cộng:
Từ 367.283 đến 750.282 chết hoặc mất tích
Từ 686.500 đến 789.000 bị thương
 
Chỉnh sửa cuối:

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,516
Động cơ
211,193 Mã lực
Em xin 1 ghế hóng chuyện cụ Ngao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Bối cảnh lịch sử
Triều Tiên thuộc Nhật (1910–1945)

Khi Chiến tranh Nga-Nhật kết thúc năm 1905, Triều Tiên trở thành một nước bị bảo hộ của Nhật, và được sáp nhập vào Nhật năm 1910. Vua Cao Tông bị phế truất.
Trong các thế kỷ tiếp theo, các nhóm chủ nghĩa dân tộc và cực đoan đã nổi lên, đa số là người lưu vong, vì muốn đấu tranh giành độc lập. Khác biệt trong quan điểm và cách tiếp cận của họ, những nhóm này đã thất bại trong việc đoàn kết trong một phong trào quốc gia. Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc tại Trung Quốc đã không nhận được sự công nhận rộng rãi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Vào tháng 11 năm 1943, Franklin Roosevelt, Winston Churchill và Tưởng Giới Thạch gặp nhau tại Hội nghị Cairo để bàn xem nên làm gì với những thuộc địa của Nhật Bản, và đồng ý rằng Nhật Bản nên bị thu hồi hết những vùng lãnh thổ mà họ đã chinh phục được bằng vũ lực. Trong phán quyết sau hội nghị này, Triều Tiên được nhắc đến lần đầu tiên. Ba người tuyên bố rằng họ "chú ý tới việc người Triều Tiên bị nô lệ hóa, quyết định vào thời điểm thích hợp Triều Tiên nên được tự do và độc lập”.
Roosevelt đã đưa ra ý tưởng về việc quản lý Triều Tiên, nhưng không đạt được thỏa thuận với những người còn lại. Roosevelt nêu lên ý tưởng này với Joseph Stalin tại Hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943 và Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945. Stalin không phản đối, nhưng cho rằng khoảng thời gian quản lý nên ngắn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tại Hội nghị Tehran và Hội nghị Yalta, Liên Xô hứa sẽ tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương trong hai đến ba tháng sau Ngày Chiến thắng ở châu Âu.
Ngày 8 tháng 8 năm 1945, ba tháng sau kết thúc cuộc chiến tại châu Âu, và hai ngày sau khi bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Quân Liên Xô phát triển nhanh chóng, và chính phủ Mỹ trở nên lo lắng họ sẽ chiếm toàn bộ Triều Tiên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 10 tháng 8 năm 1945 hai sĩ quan trẻ: Dean Rusk (sau là B.ộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ 1961-1968) và Charles Bonesteel nhận nhiệm vụ xác định khu vực Mỹ chiếm giữ.
Làm việc trong thời gian rất ngắn và hoàn toàn không được chuẩn bị, họ sử dụng một bản đồ của tạp chí National Geographic để quyết định vĩ tuyến thứ 38. Họ chọn nó vì nó chia quốc gia thành hai phần xấp xỉ bằng nhau và sẽ đặt thủ đô Seoul đưới sự quản lý của Mỹ. Không chuyên gia về Triều Tiên nào được hỏi ý kiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Hai người này không hề biết rằng 40 năm trước, Nhật và Nga trước cách mạng đã bàn về việc chia Triều Tiên theo đường song song tương tự. Dean Rusk sau đó nói rằng ông biết, "gần như chắc chắn" sẽ chọn một đường khác. Sự phân chia này đặt mười sáu triệu người Triều Tiên vào vùng của Mỹ và chín triệu người vào vùng của Liên Xô kiểm soát.
Để làm người Mỹ bất ngờ, Liên Xô ngay lập tức chấp nhận sự phân chia này.
Thỏa thuận này được sáp nhập vào Mệnh lệnh chung thứ nhất (được phê chuẩn vào ngày 17 tháng 8 năm 1945) về việc đầu hàng của Nhật Bản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Quân đội Liên Xô bắt đầu đổ bộ vào Triều Tiên vào ngày 14 tháng 8 và nhanh chóng chiếm đóng vùng đông bắc của quốc gia này, và vào ngày 16 tháng 8 họ đã tới Wonsan. Vào ngày 24 tháng 8, Hồng Quân tới Bình Nhưỡng.
Đại tướng Abe Nobuyuki, Toàn quyền người Nhật cuối cùng của Triều Tiên, đã thiết lập liên lạc với một số người Triều Tiên có ảnh hưởng từ đầu tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho việc bàn giao quyền lực.
 

sieurua

Xe tăng
Biển số
OF-12972
Ngày cấp bằng
1/2/08
Số km
1,515
Động cơ
534,212 Mã lực
e đặt gạch hóng. Cảm ơn Cụ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nhat dau hang (2_81_1).jpg

9-9-1945 – Đại diện Nhật Bản ký văn bản đầu hàng, tại buổi lễ ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: nhiếp ảnh gia USS San Francisco (CA-38)

Nhat dau hang (2_81_1a).jpg

9-9-1945 – Đại biểu Hoa Kỳ Đô đốc Thomas C. Kinkaid và Trung tướng John R. Hodge ký các văn bản Lực lượng Nhật Bản đầu hàng Đồng minh tại Tòa nhà Chính phủ tại Keijo (Seoul), Nam Triều Tiên. Trái sang phải: Chuẩn đô đốc Francis S. Low; Phó đô đốc Daniel E. Barbey; Đô đốc Kinkaid; Trung tướng Hodge; Thiếu tướng A.V. Arnold; Thiếu tướng G.X. Cheeves và Chuẩn tướng Joseph T. Ready

Nhat dau hang (2_81_2).jpg

9-9-1945 – hạ cờ Nhật Bản, trong buổi lễ Nhật Bản đầu hàng tại Seoul, Nam Triều Tiên. Ảnh: nhiếp ảnh gia USS San Francisco (CA-38)

Nhat dau hang (2_81_3).jpg

9-9-1945 – thượng cờ Mỹ, trong buổi lễ Nhật Bản đầu hàng tại Seoul, Nam Triều Tiên. Ảnh: nhiếp ảnh gia USS San Francisco (CA-38)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
1945, Korea (3).jpg

10-1950 – quân đội Liên Xô tiến vào Bắc Triều Tiên
1945, Korea (6).jpg
1945, Korea (4).jpg

10-1950 – quân đội Liên Xô tiến vào Bắc Triều Tiên
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

congngo

Xe container
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
6,027
Động cơ
537,955 Mã lực
Hai thằng mà oánh nhau thật thì dư nào hả các cụ?
 

Macgregor

Xe điện
Biển số
OF-349101
Ngày cấp bằng
2/1/15
Số km
2,596
Động cơ
-9,987 Mã lực
Nơi ở
Hai Phong
em vào ngồi hóng lịch sử
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top