Ai là người môi giới cuộc mật đàm giữa hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ?
Đó là ông Jean Sainteny, người Pháp
Jean Sainteny, sinh 1907, là sĩ quan tình báo Pháp, con rể của
Albert Sarraut (sinh 1872)
Albert Sarraut hai lần là Toàn quyền Đông Dương: lần đầu từ cuối năm 1911 tới năm 1914; lần thứ hai từ năm 1917 tới năm 1919. Trong cương vị này ông có ngỏ lời sẽ xét đến một tương lai độc lập cho xứ Đông Dương
thuộc Pháp. Tên của ông được đặt cho
một trường Trung học ở Hà Nội - Trường Albert Sarraut.
Năm 1919, Pháp cho xây một trường đào tạo bậc Trung học có thể nói là lớn và đẹp nhất Đông Dương, là Grand Lycée, năm 1923 đổi tên là Albert Sarraut. Trường chuyên đào tạo nam sinh, cho con em người Pháp và của quan chức cao cấp người Việt. Những quan chức Pháp sang Đông Dương làm việc có thể yên tâm để con họ học ở đây mà không khác với học tại chính quốc, vì giáo viên toàn là người Pháp. Đây cũng là trường cấp bằng Trung học đầu tiên của Hà Nội (trường Bưởi thời đầu chỉ cấp bằng Cao đẳng Tiểu học).
Trở về Pháp, năm 1919, Albert Sarraut được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ thuộc dịa, chính trong thời gian này, ông đã mời Nguyễn Tất Thành lên gặp và cảnh cảo những việc làm của ông Thành. Sau đó, năm 1923, Nguyễn Tất Thành, tức Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô.
Albert Sarraut từng hai lần giữ chức vụ Thủ tướng nước Pháp
23 năm sau, tháng 7-1946, Nguyễn Tất Thành (lúc này đã trở thành Chủ tịch nước VNDCCH) sang Pháp. Chuyến đi đó, bắt đầu hôm 31-5-1946, trên chiếc máy bay C-47 Dakota qua nhiều nước và tới Phấp mất gần một tháng. Người tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Jean Sainteny, Thống sứ Bắc Kỳ, con rể của Albert Sarraut. Khi Hồ Chí Minh đến Pháp, chính phủ Pháp đang bầu cử lại, vì thế phải đến nhà của vợ chồng Jean Sainteny tá túc. Một hôm Jean Sainteny mời nhạc phụ đến ăn tối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc gặp rất vui vẻ giữa một người săn hụt và bị săn hụt.
Jean Sainteny tuy bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Đông Dương, song ông cũng là người mềm dẻo và đã đưa tới Hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Ông là người không tán thành nước Pháp chiến tranh với Hồ Chí Minh
8 giờ tối hôm 19-12-1946, khi Hà Nội nổ súng bắt đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, xe của Jean Sainteny trúng mìn, bị 20 mảnh đạn găm vào người và được đưa vào Bệnh viện Đồn Thuỷ (nay là Viện 108)
Ông trở về Pháp, và đến khi ký Hiệp định Geneva 1954, ông được chính phủ Pháp cử sang Hà Nội làm Đại diện chính phủ Pháp bên cạnh Chính phủ VNDCCH, sau nâng thành Tổng Đại diện Pháp
Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, chính phủ Pháp cử ông sang Hà Nội dự lễ tang