[Funland] 22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,381
Động cơ
-47,301 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Sao họ không gọi là chiến trang bảo quốc mà lại gọi là chiến tranh vệ quốc nhỉ. Hay thật, Đằng nào cũng bảo vệ mà.
2 từ có ý nghĩa khác nhau mà cụ. Bảo mang ý nghĩa ngăn chặn sự diễn ra của yếu tố tiêu cực. Vệ mang ý nghĩa giảm thiểu, chống lại ảnh hưởng từ yếu tố tiêu cực ( đã diễn ra và đã ảnh hưởng)
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,741
Động cơ
524,192 Mã lực
Chính ra thời kỳ đầu của cuộc chiến Xô-Đức, từ 22/6/1941 cho tới hết trận Matxcova mùa đông 1941, là có rất nhiều chuyện để mà bàn luận, đánh giá các thông tin từ chính thống cho tới ngoài lề lẫn những thông tin được giải mật/xác minh thời gian gần đây, thậm chí còn có cả những thuyết âm mưu liên quan tới chuyện tại sao Hồng quân lại bố trí quân lực sát biên giới phía Tây đến vậy mà ko có chiều sâu phòng ngự (phải chăng là Stalin định dồn lực tấn công Đức và châu Âu vào mùa hè...đẩy phát xít Đức vào thế không đánh không xong kiểu "Hậu thủ vi tai ương" nên phải "Tiên hạ thủ vi cường" ! :)
Một trong những lý do chính dẫn đến thất bại của Hitle là thiếu thông tin tình báo liên quan đến lực lượn Hồng quân ở nội địa và phía đông, cũng như năng lực san xuất quốc phòng của LX. Ngay từ những năm 3x, khi mà mâu thuẫn các đế quốc bắt đầu nóng lên thì LX đã chuẩn bị cho chiến tranh rồi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,146
Động cơ
220,381 Mã lực
Giai đoạn 1935->1939 1940 áp đảo Mỹ như thế mà mấy chú mồm thối cứ kêu Mỹ là con buôn vũ khí nhỉ :P
Riêng giá trị LX tuồn cho Đức đã hơn con số tổng giai đoạn này của Mỹ :))
LX không có tuồn vũ khí cho Đức nhé, thậm chí tìm cách mua vũ khí của Đức như 1 con tàu tuần dương hạm đang đóng dở cùng bản vẽ. Khi một số người phàn nàn về giá vũ khí Đức cao, Stalin bảo, 1 con tàu ta mua được của Đức tức là Đức mất đi một con tàu, coi như lợi ích gấp đôi.

Nhiều tài nguyên để đổi lấy vũ khí là lấy từ 3 nước Baltich mà trước đó 3 nước này đã bị Đức ép bán theo giá "làm tiền" rẻ mạt. Khi LX thay thế thì cũng tiếp tục bán cho Đức nhưng với giá cường quốc. Sau khi Pháp sụp đổ thì Đức lên thành siêu cường số một, những nước lân cận đều phải bán hàng cho Đức nếu muốn bình an.

Sau 1940 thì Đức thu được kho tàng vũ khí của Pháp nên có ưu thế thời điểm, để càng lâu thì LX càng sản xuất vũ khí nhiều, càng mất ưu thế này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,929
Động cơ
437,820 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Cụ nói cũng có lý :D
Thua thì chạy, yếu thì rút là chuyện bình thường của nhà binh ;) .
Hồng quân rút nhưng không có tình trạng bỏ quần bỏ áo vứt mũ vứt giày vút súng ..còn mỗi quần đùi. Hay không có cướp của dân để chạy.
Rút lui lúc đó cũng chỉ biết đi về phía Đông chứ cũng không biết quân Đức chặn ở đâu, vẫn tuân theo chỉ huy.
Em xem phim: Họ chiến đấu vì tổ quốc cũng là 1 nhóm tàn quân rút lui gặp nhau. Gom lại ông nào bậc cao nhất chỉ huy. Gặp Đức lại đào hào chặn đánh rồi lại hy sinh
Cả mặt trận rộng lớn với bao nhiêu đơn vị và hàng triệu binh lính sỹ quan. Vậy có nhiều đơn vị anh dũng chiến đấu, cầm cự thì cũng có những cá nhân bỏ chạy thì cũng không lạ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,933 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Chính ra thời kỳ đầu của cuộc chiến Xô-Đức, từ 22/6/1941 cho tới hết trận Matxcova mùa đông 1941, là có rất nhiều chuyện để mà bàn luận, đánh giá các thông tin từ chính thống cho tới ngoài lề lẫn những thông tin được giải mật/xác minh thời gian gần đây, thậm chí còn có cả những thuyết âm mưu liên quan tới chuyện tại sao Hồng quân lại bố trí quân lực sát biên giới phía Tây đến vậy mà ko có chiều sâu phòng ngự (phải chăng là Stalin định dồn lực tấn công Đức và châu Âu vào mùa hè...đẩy phát xít Đức vào thế không đánh không xong kiểu "Hậu thủ vi tai ương" nên phải "Tiên hạ thủ vi cường" ! :)

Trong các hồi ký của các tướng lĩnh Sô viết về những ngày đầu chiến tranh đều nhắc đến một chi tiết là khi đó trong kho đạn của các đơn vị pháo binh Hồng quân ở phía tây có rất nhiều loại đạn xuyên phá bê tông dùng cho phá hủy công sự kiên cố, khi Đức tấn công do thiếu đạn xuyên thép bắn xe tăng đã có lệnh dùng đạn bắn bê tông thay vào. Mặt hàng này là riêng cho các hoạt động tấn công, do vậy cũng có giả thuyết là Liên Xô cũng chỉ tích lũy sức mạnh chờ cơ hội phang nhau với Đức chia lại châu Âu.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
737
Động cơ
450,560 Mã lực
Trong các hồi ký của các tướng lĩnh Sô viết về những ngày đầu chiến tranh đều nhắc đến một chi tiết là khi đó trong kho đạn của các đơn vị pháo binh Hồng quân ở phía tây có rất nhiều loại đạn xuyên phá bê tông dùng cho phá hủy công sự kiên cố, khi Đức tấn công đổ thiếu đạn xuyên thép bắn xe tăng đã có lệnh dùng đạn bắn bê tông thấy vào. Mặt hàng này là riêng cho các hoạt động tấn công, do vậy cũng có giả thuyết là Liên Xô cũng chỉ tích lũy sức mạnh chờ cơ hội phang nhau với Đức chia lại châu Âu.
Có một cuốn sách khá hay viết theo dạng lịch sử quân sự non-fiction với "thuyết âm mưu" cho rằng Stalin đã lên kế hoạch chinh phục châu Âu và sẽ mở một cuộc tấn công bất ngờ vào Đức Quốc xã cuối mùa hè năm 1941 để bắt đầu kế hoạch đó. Cuốn sách có tên "Tàu phá băng: Ai bắt đầu Thế chiến thứ hai?" (Icebreaker: Who started the Second World War? với tựa tiếng Nga: Ледокол). Cuốn này có cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Nga free trên Net!

Tác giả cuốn sách là Rezun (Владимир Богданович Резун), có bút danh Viktor Suvorov. Tay này nguyên là cựu sĩ quan GRU của Liên Xô, sau đào tẩu sang Anh và trở thành nhà sử học; là tác giả của những cuốn sách về Thế giới Chiến tranh II, GRU và Quân đội Liên Xô.

Quay trở lại với chủ đề thời gian đầu chiến tranh Xô Đức, Trong cuốn Icebreaker, Suvorov cho rằng Joseph Stalin đã lên kế hoạch chiếm châu Âu từ nhiều năm trước; để triển khai nó, Stalin dự định tấn công bất ngờ vào Đức Quốc xã vào giữa tháng 7 năm 1941. Hitler biết điều đó nên không còn cách nào khác là tấn công phủ đầu LX với chiến dịch Barbarossa - một quyết định sai lầm về chiến lược nhưng bất khả kháng: không ai đi mở đồng thời cả 2 mặt trận cùng 1 lúc mà đặc biệt mặt trận thứ 2 phải đối mặt với 1 đối thủ có tiềm năng về dân số cũng như kinh tế vượt trội!

Kể từ những năm 1990 và khi Liên Xô tan rã, lý thuyết này đã nhận được sự ủng hộ của một số nhà sử học ở các quốc gia hậu Xô Viết và Trung Âu, nhưng đa số học giả phương Tây đã chỉ trích kết luận của Suvorov-Rezun vì thiếu bằng chứng trực tiếp và tài liệu.

Suvorov-Rezun cũng viết một số sách về Quân đội Liên Xô, tình báo quân sự LX và lịch sử trước chiến tranh của Liên Xô. Bộ ba cuốn sách Control, Choice và Snake-eater là sách bán chạy nhất và đã được chuyển thể thành phim. Theo Novye Izvestia, một tờ báo trực tuyến của Nga, số lượng phát hành một số cuốn sách của Suvorov đã vượt quá một triệu bản.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,092
Động cơ
552,300 Mã lực
Vâng, cụ trích nguyên văn hồi ký thì em chả còn dám cãi lại nữa, chỉ có điều thực sự em vẫn không tin việc này. Hồi ký là do con người viết ra, nó không hẳn đã đúng 100% sự thật, biết đâu rằng đây chỉ là lý do để cụ ấy phải nại ra để tránh phải nói ra sự thật nhạy cảm.
Mà nếu đúng là sự thật như thế thì quả thật LX họ quá cẩn thả, nhất là họ có ít nhiều biết được tình hình sắp nổ ra ct, mức độ sẵn sàng chiến đấu đã được nâng lên mức báo động.
Hồi xưa khi em còn là lính TT, dù khi đó là thời 85-88, chiến tranh cũng chỉ còn khu vực vài điểm cao phía bắc, nhưng đơn vị TT của bọn em phải trực 24/24, cứ khoảng một thời gian nhất định ( em không nói cụ thể được) là phải bật máy liên lạc, dù chả có công lệnh gì, vô tuyến hay hữu tuyến đều phải làm thế. Như vậy nếu xảy việc gián đoạn liên lạc là mình biết nay, đội hữu tuyến lập tức lên đường kiểm tra dây, khắc phục sự cố, ấy là chưa kể hệ thống TTLL dự phòng…
Vụ bật tắt máy liên lạc thì đến thời em đi bộ đội 1992 vẫn duy trif cụ ah. Khung giờ ko cố định, và gọi cho nhau bằng "nick name" chứ ko bao giờ xưng tên thật của đơn vị cả.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,659
Động cơ
374,753 Mã lực
Vụ bật tắt máy liên lạc thì đến thời em đi bộ đội 1992 vẫn duy trif cụ ah. Khung giờ ko cố định, và gọi cho nhau bằng "nick name" chứ ko bao giờ xưng tên thật của đơn vị cả.
Theo em được biết thì giờ mình vẫn phải duy trì như thế, nó là nguyên tắc bấy di bất dịch. Đến giờ bật/tắt mà ông nào bỏ phiên liên lạc thì ốm đòn, kỷ luật, thậm trí báo động toàn đơn vị ngay. Thời em còn bồ đội thì không bao giờ đứt phiên.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,092
Động cơ
552,300 Mã lực
Theo em được biết thì giờ mình vẫn phải duy trì như thế, nó là nguyên tắc bấy di bất dịch. Đến giờ bật/tắt mà ông nào bỏ phiên liên lạc thì ốm đòn, kỷ luật, thậm trí báo động toàn đơn vị ngay. Thời em còn bồ đội thì không bao giờ đứt phiên.
Hồi đấy bọn em gọi là "lên sóng", "xuống sóng" cụ ah.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,092
Động cơ
552,300 Mã lực

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,146
Động cơ
220,381 Mã lực
LX dĩ nhiên là đang chuẩn bị cho chiến tranh thế giới, tuy nhiên bảo LX đánh Đức, Ý, Nhật cùng lúc là vớ vẩn. Bất kỳ kế hoạch nào mà bỏ Nhật ra ngoài là không thực tế. Ngược lại cũng có tài liệu về LX sau khi Pháp thua đề nghị gia nhập phe Trục. Phe Trục thật ra là 1 phe trên giấy tờ là phòng thủ như NATO hiện giờ. Tuy nhiên LX chỉ câu giờ và đòi hỏi chứ không thể gia nhập phe trục. Các chuyên gia ngoại giao bảo rằng LX không thể gia nhập bất cứ phe nào mà không biết cường quốc cuối cùng chưa tham chiến là Mỹ sẽ vào phe nào. Nếu Mỹ vào phe Trục thì nhiều khả năng LX cũng phải vào phe Trục.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,316 Mã lực
2 từ có ý nghĩa khác nhau mà cụ. Bảo mang ý nghĩa ngăn chặn sự diễn ra của yếu tố tiêu cực. Vệ mang ý nghĩa giảm thiểu, chống lại ảnh hưởng từ yếu tố tiêu cực ( đã diễn ra và đã ảnh hưởng)
Lâu lâu mới gặp một cụ vững từ vựng dư lày. Sướng ghê.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,370
Động cơ
3,262,791 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sao họ không gọi là chiến trang bảo quốc mà lại gọi là chiến tranh vệ quốc nhỉ. Hay thật, Đằng nào cũng bảo vệ mà.
Nó là từ câu thành ngữ "Bảo gia, vệ quốc" = Giữ nhà, phòng bị Tổ quốc, thầy ạ :D
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,374
Động cơ
1,021,152 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Liên Xô 1941_11_29 (1) Zoya.jpg

Ngày 29/11/1941, Zoya Anatolyevna Kosmodemyanskaya (1924-1941), Anh hùng Liên Xô. Zoya Kosmodemyanskaya bị lính Đức treo cổ sau khi cô đốt cháy chuồng ngựa và một vài ngôi nhà trong làng Petrischevo (ngoại ô Moscow, Nga), nơi một trung đoàn kỵ binh Đức đóng quân
Chị Zoya là nhân vật nổi tiếng mà chúng em được học tập cách đây 70 năm, với cuốn truyện "Zoya và Sura" viết về hai chị em ruột
Liên Xô 1941_11_29 (3).jpg
Liên Xô 1941_11_29 (4).jpg

Liên Xô 1941_11_29 (5).jpg

Giá treo cổ nữ anh hùng Zoya
Liên Xô 1941_11_29 (6).jpg
Sau khi hồ sơ vụ án số 16440 liên quan tới vụ Zoya và đồng đội bị lộ được giải mật năm 2002, ba du kích Liên Xô Zoya Kosmodemyanskaya, Vasily Klubkov và đội trưởng của họ, Boris Krainov nhận nhiệm vụ phá hoại khu vực do quân Đức chiếm đóng. Họ được lệnh phóng hỏa các ngôi nhà trong làng Petrishchevo nơi đóng quân của lực lượng Đức Quốc xã. Theo kế hoạch, Krainov đảm nhận phần trung tâm của làng, Kosmodemyanskaya phần phía Nam còn Klubkov phần phía Bắc. Người hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên và trở lại căn cứ trước là Krainov, Zoya cũng đã làm xong phần việc của cô, những ngọn lửa ở phía Nam ngôi làng có thể quan sát rõ từ căn cứ. Tuy nhiên Klubkov đã không thực hiện được nhiệm vụ của mình, anh ta bị quân Đức bắt, bị tra tấn và dọa giết nên phải khai ra Kosmodemyanskaya và Krainov. Điều này đã dẫn tới việc bắt giữ Zoya
Zoya Kosmodemyanskaya bị quân Đức tra tấn và làm nhục. Thậm chí cô còn bị những người Đức lột trần ra giữa trời Đông tháng 11 ở Moskva và đánh bằng roi cao su. Nhưng Zoya không hề khai tên những người đồng đội cũng như tên thật của chính bản thân cô (Zoya nói với lính Đức hỏi cung rằng cô tên là Tanya). Zoya đã nói: "Hãy giết tao đi, tao sẽ không khai bất kỳ điều gì" (tiếng Nga: "Убейте меня, я вам ничего не скажу"). Kosmodemyanskaya bị treo cổ ngày 29 tháng 11năm 1941. Trước khi bị hành quyết cô đã nói:
"Chúng mày có thể treo cổ tao giờ đây, nhưng tao sẽ không đơn độc. Hai trăm triệu người trên đất nước của chúng tao, chúng mày sẽ không thể treo cổ hết lên được, họ sẽ thay tao trả thù chúng mày. Hỡi những tên lính kia! Không bao lâu nữa chúng mày sẽ phải đầu hàng. Dù sao đi nữa thì chiến thắng sẽ thuộc về chúng tao!" - tiếng Nga: "Вы меня сейчас повесите, но я не одна. Нас двести миллионов, всех не перевешаете. Вам отомстят за меня. Солдаты! Пока не поздно, сдавайтесь в плен: все равно победа будет за нами!"
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top