- Biển số
- OF-91241
- Ngày cấp bằng
- 8/4/11
- Số km
- 14,194
- Động cơ
- 418,036 Mã lực
- Nơi ở
- KĐT văn khê, Hà đông
Happy new year!Chữ trên hình là cái gì mới các cụ nhỉ?
Happy new year!Chữ trên hình là cái gì mới các cụ nhỉ?
Cụ cầm quân thế này thì chếtNếu thành phố không mang tên cụ Sít thì cụ Lê chắc chắn không chơi khô máu như thế làm gì, đi vòng qua nó rồi đi tiếp.
Pháo đài Brest là thuộc Belarus cụ à, có phim về trận chiến pháo đài Brest của Belarus rất hay. Tuy nhiên trong phim theo cách nhìn nhận của bộ phim thì có lẽ LX đã phần nào bị bất ngờ khi quân Đức tấn công.cảm ơn cụ, các địa danh cụ nói em đều đi qua rồi, nhất là cửa khẩu brest, trước khi cccp đổ thì là biên giới Balan - Xô đúng không ạ. Hình như thuộc cộng hoà Ukraine. Thảm nào đến tận ngày nay dân Phần lan, Estonia vẫn ghét dân Nga thậm tệ. Chỉ có cuộc chiến hiện nay thì người Ukraine đánh nhau với Nga thì không hiểu nổi vì bao năm rất thân thiện
Sắp sang năm 1942 (chúc mừng năm mới)Chữ trên hình là cái gì mới các cụ nhỉ?
Cụ phân tích hơi ngược với thực tế chiến trường.Vâng, đúng là Stalingrad là điểm chặn trên đường tiến đến các mỏ dầu ở 3 cu. Em thấy vấn đề ở đây là việc Hitler quá bảo thủ, muốn tuyên bố cắm được cờ chữ thập ngoặc ở thành phố mang tính biểu tượng này. Đã có lúc Đức khống chế được khoảng 90% Stalingrad, nên việc cho một mũi tiếp tục tiến xuống 3 cu là hoàn toàn có thể. Sa lầy, dồn binh lực cho việc cắm cờ, dẫn đến thiệt hại gần 1 triệu quân ở đây là sai lầm gần như quyết định đến cục diện cuộc chiến.
Chúc mừnh năm mới cụ ạhChữ trên hình là cái gì mới các cụ nhỉ?
Cụ so sánh nghe có lý nhưng rất linh tinhCụ này bị bệnh nói lắp hay sao mà đăng hai bài giống hệt nhau?
Tốc độ tháo chạy và mất đất của quân Liên Xô ở mặt trận Belorussia còn nhanh hơn tốc độ tháo chạy của Ngụy quân Sài gòn tháng 4 năm 1975, cụ không nhìn được vào thực tế đấy thì viết dài viết dai có ích gì.
Có có thông tin giải thích thế nào không? Hay có giai đoạn Đức đi đêm với ai đó? Mấy ông Âu Mỹ là trùm thực dụng!
Quả "thả" quân Đồng minh ở Dunkirk này, chắc chỉ gọi hồn Hitler lên may ra giải thích được cụ ạ . Một cơ hội tuyệt vời cho Đức bị bỏ lỡ, rất khó hiểu.
Diễn biến chiến dịch Dunkirk vắn tắt là như sau các cụ ợ:Trận Đoong cớt này việc các đơn vị Đức dừng công kích đúng là không thể lý giải nổi. Liên quân Anh Pháp bỏ lại toàn bộ khí tài và nhờ có sự quyết đoán huy động toàn bộ những cái gì bơi được của nước Anh để sơ tán ngót nửa triệu người thì Anh cuốc mới còn quân đội để oánh nhau tiếp.
Cụ không nhìn vào thực tế là Tốc độ chạy ở năm 75 thì đi tới đu càng. Còn tốc độ chạy ở Belo thì sau đó là cầm cự và rồi phản công thắng lợi, duyệt binh ở Bá lin.Cụ này bị bệnh nói lắp hay sao mà đăng hai bài giống hệt nhau?
Tốc độ tháo chạy và mất đất của quân Liên Xô ở mặt trận Belorussia còn nhanh hơn tốc độ tháo chạy của Ngụy quân Sài gòn tháng 4 năm 1975, cụ không nhìn được vào thực tế đấy thì viết dài viết dai có ích gì.
Vâng trước em vẫn đi tàu qua cửa khẩu này, em nhứo nhầm sang Ukraine. Thời gian nhanh quáPháo đài Brest là thuộc Belarus cụ à, có phim về trận chiến pháo đài Brest của Belarus rất hay. Tuy nhiên trong phim theo cách nhìn nhận của bộ phim thì có lẽ LX đã phần nào bị bất ngờ khi quân Đức tấn công.
Trong phim, doanh trại quân đội mở đầu là cảnh hội hè, thanh bình, yêu đương, không ai nghĩ là sẽ có chiến tranh mặc dù là pháo đài giáp biên giới. Chỉ có duy nhất chính ủy là có nghi ngờ về những động thái lạ, chạy đi chạy lại đốc thúc mọi người đề cao cảnh giác, còn đâu là từ binh lính đến sỹ quan ko ai đề phòng. Thế rồi, quân Đức ập đến......
Thê nên mới có cụm từ Anglosaxon.Diễn biến chiến dịch Dunkirk vắn tắt là như sau cụ ợ:
- Ngày 10/5 Đức tấn công Pháp. Phía Pháp có thêm quân Anh, Bỉ và Canada hỗ trợ.
- Tuy nhiên liên quân Pháp-Anh nhanh chóng thất thế trước sức mạnh Đức. Ngay ngày 14/5 Đức đã chọc thủng phòng tuyến Maginot, ngày 18/5 Đức chiếm eo biểm Calais, đè bẹp các cuộc phản công của Pháp-Anh. Hai cánh quân của Đức: phía Bắc từ Bỉ xuống, phía nam từ Calais (eo biển Manche) lên, dồn liên quân Pháp-Anh vào cảng Dunkirk cực bắc nước Pháp. Từ ngày 20/5/1941 Dunkirk biến thành một cái túi đựng gần 400 ngàn quân Anh-Pháp.
- Tình cảnh liên quân Pháp-Anh lúc đó cực kỳ nguy cập. Liên quân chỉ có gần 400 ngàn, trang thiết bị thua kém, tinh thần sa sút. Trong khi phía Đức có quân số gấp đôi (800 ngàn) với lực lượng xe tăng máy bay vượt trội hoàn toàn. Quân Pháp-Anh chỉ còn có thể hoặc đầu hàng hoặc bị tàn sát.
- Trong tình hình đó, phía Đức đã làm một việc rất bất thường là DỪNG MỌI HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ TỪ 24 ĐẾN HẾT 25/5/1940.
NGUYÊN NHÂN ĐỨC TẠM NGỪNG TẤN CÔNG DUNKIRK:
Ngay sau WW2 cả Anh Pháp Mỹ đã tìm hiểu nguyên nhân Đức ngừng tấn công Dunkirk ngày 24/5/1941. Tuy nhiên có một điều lạ là những người đáng lẽ phải rõ ràng nhất về điều này, là các chỉ huy chiến trận của Đức, lại có những giải thích hoàn toàn khác nhau.
- Theo Thống chế Franz Halder, tham mưu trưởng Quân đội Đức thì lệnh ngừng tấn công là do đích thân Hitler ban hành, và đó là do ảnh hưởng từ Goering, nhân vật thứ 2 của Nazi và là Tư lệnh không quân Đức. Lý do là thời tiết vùng Dunkirk lúc đó rất xấu và Goering dự định đợi vài ngày cho trời đẹp để không quân hoạt động thuận tiện hơn.
- Theo Tướng không quân Hans Jeromschek thì sau trận Dunkirk ông ta đã nghe chính Hitler nói như sau: "Máu người Anh quá đắt. Người Anh và chúng ta gần nhau về chủng tộc và lịch sử. Tôi không băn khoăn về quyết định đó mặc dù các tướng có thể không thấu hiểu".
- Các chỉ huy chiến trận là von Runstedt và đặc biệt von Bock thì lại hoan nghênh lệnh ngừng tấn công của Hitler. Vì sau 2 tuần đánh trận không nghỉ, quân Đức đã thấm mệt và xe pháo cần sửa chữa bảo dưỡng.
Chiến trận bắt đầu lại ngày 26/5/1941 nhưng lúc đó quân Anh-Pháp đã phần nào lấy lại sức và nhất là thời tiết vẫn không khá hơn khiến không quân Đức chỉ có thể hoạt động hạn chế. Và trong khoảng 10 ngày nước Anh đã làm được chuyện là di tản hơn 330 ngàn quân (200 ngàn lính Anh, hơn 130 ngàn lính Pháp và các nước khác) từ Dunkirk qua biển sang Anh. Franz Halder đã viết năm 1955: "Brauschitsch (tổng chỉ huy cuộc tấn công nước Pháp) rất tức giận. Cái túi Dunkirk đáng lẽ đã thắt lại nếu vũ khí của chúng tôi không bị ngăn trở. Thời tiết xấu khiến máy bay phải nằm đất và chúng tôi phải chứng kiến hàng ngàn quân Anh chạy thoát về Anh ngay trước mũi chúng tôi".
Một giải thích nữa là giữa năm 1940 Hitler đã có kế hoạch đánh Liên xô và bằng cách để quân Anh thoát đi, muốn tỏ 1 thiện chí với Churchhill để Anh đứng ngoài khi Đức tấn công Liên xô.
Một điều chắc chắn là lệnh tạm ngừng tấn công ngày 24/5/1941 là do chính Hitler ban hành, và lý do thực sự của nó đã theo Hitler xuống đất. Các diễn giải và giải thích về sau chỉ là giả thuyết, hoặc có trực tiếp nghe thấy như Jeromschek thì cũng chỉ là kể lại, không chắc đúng. Mà dù Hitler có nói thế thì cũng không chắc là Hitler nghĩ thế.
Câu cuối của cụ làm em nhớ hồi mới làm cty nhà nước em cũng bị anh em nhắc nhở câu lãnh đạo nói vậy nhưng chưa chắc đã là như thếDiễn biến chiến dịch Dunkirk vắn tắt là như sau cụ ợ:
- Ngày 10/5 Đức tấn công Pháp. Phía Pháp có thêm quân Anh, Bỉ và Canada hỗ trợ.
- Tuy nhiên liên quân Pháp-Anh nhanh chóng thất thế trước sức mạnh Đức. Ngay ngày 14/5 Đức đã chọc thủng phòng tuyến Maginot, ngày 18/5 Đức chiếm eo biểm Calais, đè bẹp các cuộc phản công của Pháp-Anh. Hai cánh quân của Đức: phía Bắc từ Bỉ xuống, phía nam từ Calais (eo biển Manche) lên, dồn liên quân Pháp-Anh vào cảng Dunkirk cực bắc nước Pháp. Từ ngày 20/5/1941 Dunkirk biến thành một cái túi đựng gần 400 ngàn quân Anh-Pháp.
- Tình cảnh liên quân Pháp-Anh lúc đó cực kỳ nguy cập. Liên quân chỉ có gần 400 ngàn, trang thiết bị thua kém, tinh thần sa sút. Trong khi phía Đức có quân số gấp đôi (800 ngàn) với lực lượng xe tăng máy bay vượt trội hoàn toàn. Quân Pháp-Anh chỉ còn có thể hoặc đầu hàng hoặc bị tàn sát.
- Trong tình hình đó, phía Đức đã làm một việc rất bất thường là DỪNG MỌI HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ TỪ 24 ĐẾN HẾT 25/5/1940.
NGUYÊN NHÂN ĐỨC TẠM NGỪNG TẤN CÔNG DUNKIRK:
Ngay sau WW2 cả Anh Pháp Mỹ đã tìm hiểu nguyên nhân Đức ngừng tấn công Dunkirk ngày 24/5/1941. Tuy nhiên có một điều lạ là những người đáng lẽ phải rõ ràng nhất về điều này, là các chỉ huy chiến trận của Đức, lại có những giải thích hoàn toàn khác nhau.
- Theo Thống chế Franz Halder, tham mưu trưởng Quân đội Đức thì lệnh ngừng tấn công là do đích thân Hitler ban hành, và đó là do ảnh hưởng từ Goering, nhân vật thứ 2 của Nazi và là Tư lệnh không quân Đức. Lý do là thời tiết vùng Dunkirk lúc đó rất xấu và Goering dự định đợi vài ngày cho trời đẹp để không quân hoạt động thuận tiện hơn.
- Theo Tướng không quân Hans Jeromschek thì sau trận Dunkirk ông ta đã nghe chính Hitler nói như sau: "Máu người Anh quá đắt. Người Anh và chúng ta gần nhau về chủng tộc và lịch sử. Tôi không băn khoăn về quyết định đó mặc dù các tướng có thể không thấu hiểu".
- Các chỉ huy chiến trận là von Runstedt và đặc biệt von Bock thì lại hoan nghênh lệnh ngừng tấn công của Hitler. Vì sau 2 tuần đánh trận không nghỉ, quân Đức đã thấm mệt và xe pháo cần sửa chữa bảo dưỡng.
Chiến trận bắt đầu lại ngày 26/5/1941 nhưng lúc đó quân Anh-Pháp đã phần nào lấy lại sức và nhất là thời tiết vẫn không khá hơn khiến không quân Đức chỉ có thể hoạt động hạn chế. Và trong khoảng 10 ngày nước Anh đã làm được chuyện là di tản hơn 330 ngàn quân (200 ngàn lính Anh, hơn 130 ngàn lính Pháp và các nước khác) từ Dunkirk qua biển sang Anh. Franz Halder đã viết năm 1955: "Brauschitsch (tổng chỉ huy cuộc tấn công nước Pháp) rất tức giận. Cái túi Dunkirk đáng lẽ đã thắt lại nếu vũ khí của chúng tôi không bị ngăn trở. Thời tiết xấu khiến máy bay phải nằm đất và chúng tôi phải chứng kiến hàng ngàn quân Anh chạy thoát về Anh ngay trước mũi chúng tôi".
Một giải thích nữa là giữa năm 1940 Hitler đã có kế hoạch đánh Liên xô và bằng cách để quân Anh thoát đi, muốn tỏ 1 thiện chí với Churchhill để Anh đứng ngoài khi Đức tấn công Liên xô.
Một điều chắc chắn là lệnh tạm ngừng tấn công ngày 24/5/1941 là do chính Hitler ban hành, và lý do thực sự của nó đã theo Hitler xuống đất. Các diễn giải và giải thích về sau chỉ là giả thuyết, hoặc có trực tiếp nghe thấy như Jeromschek thì cũng chỉ là kể lại, không chắc đúng. Mà dù Hitler có nói thế thì cũng không chắc là Hitler nghĩ thế.
Em xem phim về cụ Winston Churchill thì trong phim nói là bọn Đức ép Anh làm chư hầu chứ ko phải là muốn hòa, trong khi nội bộ chính phủ Anh cũng muốn làm chư hầu, có cụ Churchill là quyết đánh ko chịu hàng với Đức.Hitle có thiện chí muốn hòa với nước Anh mà, chính là nước Anh tuyên chiến trước chứ Đức không tuyên chiến với Anh. Ngày 10/5/1941 nhân vật Phó lãnh tụ Đức là Rudolf Hess đã 1 mình lái máy bay bay sang Anh để đàm phán gì đấy nhưng không thành. Sau đấy Đức bắt đầu đánh Pháp.
Cụ cầm quân thế này thì chết
Mục đích để chiếm Stalingrad vì nó là thành phố công nghiệp lớn, lại là đầu mối giao thông giữa bắc và nam. Cụ lại bảo đi vòng qua để tiến tới Siberia à?
Mục đích chính của chiến dịch tấn công của Đức là chiếm mỏ dầu ở Kapkaz. Nên cụ Hít phải đánh Stalingrad để ngăn không cho quân LX từ trên đánh xuống cứu viện cho Kapkaz
ồ, sờ-nô-vưm gô-đưmHappy new year!
Nôn ra sô, em nhầm Khơ ra sôồ, sờ-nô-vưm gô-đưm
thời em làm việc với các bạn Nga (ở VN) em học được vài câu
Ngoài học vài câu ra còn được thêm món gì ko cụồ, sờ-nô-vưm gô-đưm
thời em làm việc với các bạn Nga (ở VN) em học được vài câu
Năm 1942 chứ cụTình hình chiến trường Liên Xô năm 1942
- Leningrad vẫn đang bị bao vây
- Ukraina vẫn trong tay Đức
- Đức chiếm miền nam Liên Xô như Voronezh, Rostov-na-Donu và đánh chiếm Stalingrad
- Từ tháng 1 đến tháng 4/1941 Moscow vẫn bị bao vây, tuy Đức không ép được Hồng Quân, còn Hồng Quân cũng không đủ sức phản công
- Từ tháng 4/1941, Hồng Quân đã đủ sức đánh đuổi được Đức ra khỏi ngoại ô Moscow, nhưng Smolensk vẫn còn trong tay Đức, phải đến đầu năm 1943, Hồng Quân mới giải phóng một phần tỉnh này