Thua tan nát tử đầu rõ rồi ? Giải thích gì nữaNhư vậy, cứ theo Hồi ký Giu Cốp, KHÔNG HỀ có cái gọi là Sự chậm trể từ Stalin dẫn đến các chỉ thị chiến đấu đã không theo được tình hình và không thể thực hiện được.
Cũng KHÔNG HỀ có chuyện Stalin vì quá bị Shock, đã không kịp thời ra các mệnh lệnh cần thiết dẫn tới Hồng quân hoàn toàn bị động từ chuyển trạng thái đến việc phối hợp tác chiến trong giai đoạn đằu, vân vân và mây mây ... như một số cụ đang nhân danh Hồi ký Giu Cốp để khẳng định như đúng rồi ở đây
(trừ khi các cụ nhất nhất cho rằng: 3 phút mới nối được điện thoại; hay im lặng trong 10 phút; hay không nói gì trong nửa tiếng hoặc gần tiếng, đã là sự quá chậm trễ, là nguyên nhân tổn thất lớn vv...)
Sự thật thì, theo đúng Hồi ký Giu cốp, mà em đưa link below. Thì phần lớn những tổn thất nghiêm trọng nhất của Liên Xô, nhất là tổn thất về Không quân, là NGAY TRONG 4 GIỜ ĐẦU của cuộc tấn công ạ!
Những tổn thất khá lớn trong những giờ tiếp theo và những ngày tiếp theo lại do chính Chỉ thị số 2 (ra lúc 7h15 sáng ngày 22 tháng 6) cũng như số 3 (ra tầm trưa ngày 22 tháng 6). Chỉ thị số 2 do Stalin quyết sau cả giờ im lặng và đồng ý theo lời đề nghị của Giu cốp (em cho là do ông đang cân nhắc chưa ra được lựa chọn nào cho tốt nhất chứ không phải do Shock) .
Còn chỉ thị số 3 ra sau đó cũng trong ngày 22 tháng 6 của Stalin và Timosenco (Giu cốp chưa được tham khảo trước chỉ thị này) . Cả 2 chỉ thị đều có ý chính là: yêu cầu Tất cả phản công ngay lập tức, tấn công tiêu diệt kẻ xâm nhập vv...
Theo Giu cốp, chính 2 chỉ thị trong những giờ ngay sau khi Đức tấn công này mới gây thêm nhiều tổn thất lớn khác trong những giờ và những ngày tiếp sau đó. Do chỉ thị đến chậm, chỗ đến chỗ không; cũng do liên lạc hữu tuyến nhiều nơi bị cắt; vô tuyến thì chỗ có chỗ không, nên các quân đoàn, các đơn vị, mạnh ai nấy tấn công; không nắm được thông tin địch như thế nào, ta các nơi các hướng như thế nào, tổn thất ra sao vv. Không có sự phối hợp hay chia sẻ thông tin hay hỗ trợ nhau vv dẫn đến tấn công / phản công bị manh mún, bị địch chia cắt rồi bao vây, tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ, như kiểu đổ vỡ dây chuyền!
trích Hồi ký Giu cốp below:
"...
Nhiều lần nghĩ lại những ngày đầu chiến tranh, tôi có suy xét và phân tích những sai lầm về chiến lược và chiến dịch của các đồng chí lãnh đạo quân sự (Ủy viên nhân dân quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và các Bộ tư lệnh các quân khu) trong thời kỳ sát trước và thời kỳ đầu chiến tranh. Tôi đi tới những kết luận sau đây:
- Chúng tôi không dự kiến trước được việc địch chuyển bất ngờ sang tấn công trên những quy mô như thế, hơn nữa, không thấy trước chúng có thể sử dụng ngay tức khắc tất cả các lực lượng sẵn có và được bố trí trước tại các hướng chiến lược quan trọng nhất, nghĩa là chưa thấy hết tinh chất của ngay đòn đột kích với toàn bộ tầm lượng của nó. Cả Ủy viên nhân dân quốc phòng, TÔI, cả các đồng chí giữ chức vụ của tôi trước kia - B.M. Sa-pô-sni-cốp, K.A. Mê-rét-xcốp - và cơ quan lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu đã không tinh rằng quân địch sẽ tập trung một số lớn đến thế các đạo quân xe tăng thiết giáp và mô-tô cơ giới và sẽ dùng lực lượng đó ngay trong ngày đầu tiên, hình thành những quả đấm rắn chắc và mạnh mẽ trên tất cả các hướng chiến lược để đánh những đòn chia cắt mãnh liệt.
- Các tập đoàn quân thuộc Phương diện quân Tây-nam cũng mắc sai lầm khi chậm rút ra, khi có nguy cơ bị bao vây.
Tất cả những điều đó xảy ra là do khi ấy chúng ta chưa có đủ kinh nghiệm lãnh đạo quân đội trong tình hình phức tạp của những trận đánh lớn, ác liệt diễn ra trên một vùng rộng.
- một sai lầm nữa của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu mà tôi đã nói qua ở trên. Đó là chủ trương phản công theo chỉ thị số 3 ngày 22-6-1941. Khi đề ra nhiệm vụ phản công, Bộ Tổng tư lệnh không biết tình hình thực tế diễn ra đến cuối ngày 22-6. Các bộ tư lệnh phương diện quân cũng không biết được tình hình. Trong quyết định của mình, Bộ Tổng tư lệnh không xuất phát từ sự phân tích tình hình thực tế và những tính toán có căn cứ, mà xuất phát từ cảm tính và ý muốn tích cực hành động, không tính đến khả năng của quân đội, đó là điều không được làm ở bất kỳ trường hợp nào trong những giờ phút quan trọng của cuộc đấu tranh vũ trang.
Trong tình hình đã diễn ra cho đến cuối ngày 22-6, việc duy nhất đúng chỉ có thể là tổ chức cuộc phản kích của các quân đoàn cơ giới, đánh vào các mũi tiến công của các đạo quân xe tăng cơ giới địch. Các cuộc phản kích đã được tiến hành thì trong nhiều trường hợp không được tổ chức chu đáo, và vì thế không đạt được mục đích.
Còn một vấn đề khác cũng có ảnh hưởng không thuận lợi tới quá trình các trận đánh trong những ngày đầu. Một số tư lệnh các tập đoàn quân lẽ ra phải từ các sở chỉ huy của mình mà tổ chức việc chỉ huy cho vững và giữ chặt liên lạc với các tập đoàn quân bạn và bộ tham mưu phương diện quân, thì lại bổ xuống các đơn vị và ra những chỉ thị trong khi không biết tình hình ở các trận địa khác thuộc tập đoàn quân. Do đó, các cán bộ chỉ huy các đơn vị và các binh đoàn bị lâm vào tình huống khó khăn. Không có liên lạc vững với cấp trên, họ buộc phải hành động theo suy xét của mình, theo sự cần thiết của mình và thường rất dễ có hại cho các đơn vị bạn. ...
Ví dụ: việc rút lui vô tổ chức của tập đoàn quân 3 ra khỏi vùng Grốt-nô và của tập đoàn quân 4 ra khỏi vùng Bre-xtơ đã làm cho tình thế của tập đoàn quân 10 do thiếu tướng K.Đ. Gô-lu-bép chỉ huy trở nên hết sức gay go. Lúc đó tập đoàn quân 10, không bị địch uy hiếp mạnh, vẫn đang dựa vào khu phòng thủ Ô-xô-vét mà chiến đấu.
Phó tư lệnh Phương diện quân miền Tây, trung tướng I.V. Bôn-đin đã tới Ô-xô-vét. Trung tướng trực tiếp nắm một đoàn quân kỵ binh cơ giới gồm các quân đoàn cơ giới 6 và 11 và các đơn vị thuộc quân đoàn kỵ binh 6. Ngày 23-6, từ mỏm đất nhô ra ở Xu-van-cốp, I.V. Bôn-đin tổ chức cuộc phản kích vào sườn bọn địch đã lọt vào trận địa ta. Cuộc phản kích không thành công. Nguyên nhân là vì không tập trung được tất cả các binh đoàn để tiến hành cuộc phản kích, đã sử dụng lực lượng phân tán và quyền chủ động bị quân địch khống chế. .."