Giờ còn khó hơn. Vì bây giờ trừ ngành nào đang vận hành thì vẫn duy trì. Hầu như không thể tìm ra việc mới, ngành mới. Thất nghiệp trước đây chạy cái xe ôm còn được. Giờ đâu được nữa ?
Ở VN Y tế phân tuyến hết rồi, nên cụ khỏi lo chuyện thiếu bác sĩ. Đâu phải BS nào cũng được nhảy qua chữa NCov-19 ?
Bệnh nhân Ncov-19 ở VN luôn được phân tuyến với các bệnh khác rồi.
Hơn nữa, cho dù cách ly hay không thì 1 người mắc bệnh vào dịp này, nói chung là đều bị ảnh hưởng sẵn rồi. Thậm chí kéo dài cách ly, khi có nhu cầu khám chữa bệnh còn bị ảnh hưởng nhiều hơn (xe cộ, giao thông...).
Ta cứ mở ra, nghe ngóng và xiết lại nếu cần.
Mùa hè , lúc virus yếu mà không dám mở ra, thì tới mùa đông - khi virus phát triển mạnh, kinh tế rỗng, văcxin không có, làm gì tiếp đây ? Kéo quá 2 năm thì cứ như thế à ?
Thất nghiệp không làm được xe ôm thì đi làm shipper đi cụ, ngày nào em cũng vẫn Now đều đều 2 bữa trợ giúp người nghèo
Nói đùa vậy thôi, nghiêm túc thì VN nhờ giãn cách nên mới chưa quá tải và dẫn đến không thiếu bác sĩ chứ cụ. Khi quá tải, bác sĩ không có thì bác sĩ nào cũng ném vào được tất. Đây cũng không phải em nói lý thuyết suông: cụ xem, như ở NY các bạn Mỹ là một ví dụ, các bạn phải nhờ sự giúp đỡ của bang khác và phải huy động cả thực tập sinh vào do không đủ bác sĩ kìa. Tỉ lệ tử vong vì các bệnh khác cũng tăng trong thời điểm covid. Mà NY thì có sự giúp đỡ của các bang khác và CP liên bang, chứ VN mình nói dại, lỡ toang thì biết trông cậy vào ai?
Em không nghĩ cách ly thì nhu cầu khám chữa bệnh do xe cộ, giao thông lại tăng. Thực tế, cách ly thì số tai nạn giao thông sẽ giảm, càng tiết kiệm cho đất nước chứ cụ - ví dụ như nước Mỹ cho đến giờ,
nhờ cách ly mà đã tiết kiệm được 1 tỉ $ do số tai nạn xe cộ giảm hẳn 60%.
Em nghĩ vấn đề là các cụ chỉ suy nghĩ về 0 và 1. Thực chất luôn luôn có điểm giữa. Việc xóa bỏ giãn cách em nghĩ là không nên, và không nước nào làm vậy cả, nhưng từ từ nới lỏng vài ngành nghề một trong thời gian vài tuần, vài tháng rồi xem xét nới lỏng tiếp thì hoàn toàn có thể (và cũng là điều quốc tế đang làm). Có thể một số ngành nghề (như du lịch, nhà hàng, sự kiện công cộng chẳng hạn) sẽ phải chờ lâu (vd đến tháng 7, 8, hoặc cuối năm) và chịu tổn thất, nhưng kết quả cuối cùng sẽ có lợi hơn cho xã hội - tại sao ta không làm như vậy mà chỉ tranh cãi liệu nên mở ra hay đóng lại? Chú thích thêm là một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy nếu Mỹ tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội như hiện nay, đến khi hết dịch và hết hậu quả kinh tế suy thoái, nước Mỹ sẽ vẫn tiết kiệm được 5.1 nghìn tỉ $ so với việc bỏ giãn cách quá sớm dẫn đến bệnh dịch lan tràn. Vì vậy mặc dù VN và Mỹ nền kinh tế không giống nhau nên không thể sử dụng nghiên cứu của họ được, em nghĩ cũng nên tính toán về thiệt hại trong tình huống xấu nhất và so sánh với thiệt hại hiện nay để đưa ra quyết định.
Nếu virus không biến mất thì vaccine chắc chắn sẽ có thôi cụ ạ. Các nước lớn trên thế giới đều đang bị ảnh hưởng nặng, nhưng số người nhiễm của họ không đủ để đạt được miễn dịch cộng đồng trong thời gian gần. VD như nước Mỹ dính nhiều như vậy, nhưng nếu dựa vào mô hình thì đến mùa thu (là khi các chuyên gia cho rằng đợt covid kế tiếp sẽ bắt đầu) cũng chỉ có... 3% dân số Mỹ nhiễm covid, nếu dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể (chưa đảm bảo chính xác 100%) thì khá hơn, nhưng cũng chỉ mới... 8%, tức là phải đợi vài năm mới đến được mức 60-70%. Bị ảnh hưởng nặng mà không trông chờ được miễn dịch cộng đồng thì các tổ chức sẽ đẩy nhanh việc nghiên cứu vaccine thôi, đâu ai muốn thiệt hại kinh tế.